Những vùng nào bị ảnh hưởng khi lõi hạt nhân tan chảy?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Đừng để mình trong top đầu những người lo lắng về phóng xạ hạt nhân bởi thiếu hiểu biết.

Điều gì đã diễn ra ở Chernobyl?

Vào ngày 26/4/1986, một trong những lò phản ứng ở nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Ukraine đã phát nổ, phóng ra một đám mây phóng xạ khổng lồ.

1/3 số người đã chết ngay lập tức. Theo báo cáo của cơ quan chức năng, có trên 8 triệu người ở Belarus, Ukraine và Nga đã bị nhiễm xạ ở nhiều mức độ khác nhau.

Mức xạ thấp hơn đo được ở tận những vùng xa xôi như Scaninavia và nước Anh.

Phạm viảnh hưởng

Từ thảm họa Chernobyl, các nhà khoa học đã tính toán được mức độ ảnh hưởng của nó đối với các vùng và những tính toán này được tin là có thể áp dụng cho các thảm họa tương tự.

Trong trường hợp bị nổ, lượng phóng xạ thoát ra có thể đe dọa nhiều vùng:

- Trong bán kính 5km: những người ở vùng này sẽ phơi nhiễm phóng xạ nhiều nhất.

- Trong bán kính 16km: Những người này sẽ bị bệnh do phơi nhiễm phóng xạ.

- Trong bán kính 80km: các chất phóng xạ sẽ lẫn vào nguồn nước, cây trồng và vật nuôi.

Đây chỉ là sơ đồ cho thấy mức độ rủi ro cao nhất của những người sống trong khu vực này.

Còn trong thực tế, tầm ảnh hưởng của nó có thể do nhiều yếu tố chi phối như tính chất vụ nổ, kích thước bức mây xạ từ, địa hình, sức gió và hướng gió.

Các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật,Mỹ và châu Âu đều có kế hoạch phòng bị trong vòng bán kính 16km. Khi ở tình huống khẩn cấp, những người sống trong bán kính 16km (và thậm chí xa hơn nữa) đều sẽ nghe thấy tiếng còi báo động và loa phóng thanh tư vấn cho họ phải làm những gì.

Trong thảm họa Chernobyl, trong vòng bán kính 30km, người dân đã được sơ tán nhưng thực tế là chất phóng xạ đã phát tán cách xa hàng trăm km so với tâm của vụ nổ.

Những nguy cơ khi tiếp xúc với phóng xạ

Những ảnh hưởng chính đến sức khỏe đã được nghiên cứu sau thảm họa Chernobyl và có thể là cho các thảm họa hạt nhân tương tự:

-Bệnh do nhiễm xạ: Những người đột ngột tiếp nhận liều phóng xạ cao, chẳng hạn như những người đang làm việc tại lò phản ứng ở thời điểm xảy ra tai nạn hay dọn dẹp sau thảm họa, có nguy cơ bị bệnh nhiễm xạ cấp tính (ARS) mà hậu quả là sẽ các mô và hệ miễn dịch của cơ thể bị tổn thương.

Biểu hiện ngay lập tức khi bị ARS là buồn nôn, nôn mửa và mệt mỏi. Tiếp theo là các triệu chứng như rụng tóc, chảy máu dưới da và viêm loét miệng.

Các trường hợp nặng sẽ tử vong trong vòng 2-4 tuần. Những người sống đến 6 tuần sau khi tiếp xúc một liều lớn có thể sẽ phục hồi sức khỏe nhưng sẽ phải chịu những hậu quả lâu dài.

- Tác động lâu dài: Phóng xạ có thể làm biến đổi gene của cơ thể, dẫn tới mắc các bệnh như ung thư trong phần đời còn lại.

Các bệnh liên quan tới phóng xạ có xu hướng bộc phát trong khoảng 10-15 năm sau thảm họa hạt nhân. Căn bệnh đáng chú ý nhất sau thảm họa Chernobyl là ung thư tuyến giáp: số lượng người mắc bệnh này tăng đột biến ở những vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Ngoài ra còn có rất nhiều những hậu quả khác đối với sức khỏe do nhiễm xạ trong vụ nổ Chernobyl. Những ảnh hưởng do nhiễm các liều phóng xạ thấp hơn hiện chưa rõ ràng nhưng thảm họa này được cho là gây ra các bệnh như ung thư máu, ung thư vú, đục thủy tinh thể và bệnh tim.

Thuốc Kali iôtđát (potassium iodate) được dùng trong trường hợp khẩn cấp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp bảo vệ con người khỏi bệnh ung thư tuyến giáp do nhiễm phóng xạ iốt, một trong các chất phóng xạ tìm thấy nhiều trong thảm họa Chernobyl.