Đau nhức trong miệng và xuất hiện những đốm trắng?

Trong miệng của tôi rất hay bị đau. Xuất hiện những miếng to tròn màu trắng, ăn mặn vào rất xót. Mùa đông lại bị nhiều hơn mùa hè. Đôi lúc chân răng cũng hơi đau, bong lớp màng trắng. Xin cho hỏi lý do và cách chữa trị! Tôi xin cảm ơn nhiều!
phan huy vu
phan huy vu
Trả lời 15 năm trước
Đây là bệnh gặp khá nhiều trong chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt gọi là Apter niêm mạc. Bệnh này do Virus gây nên nó thường xuất hiện khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm. Nguyên nhân là do Virus nên. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị để phòng tránh. Bạn nên thường xuyên giữ cho sức khoẻ thật tốt. Khi có những dấu hiệu về răng lợi như vậy bạn nên dùng thuốc nâng cao thể trang, tăng sức đề kháng (Vitamin C). Bôi thuốc tại chỗ tăng cường sự tái tạo lại tổn thương của miêm mạc tại các phòng khám chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt. Thường xuyên khám định kỳ răng và lấy cao răng (6 tháng 1 lần). Một điều hết sức quan trọng đó là vệ sinh răng miệng đúng cách: 1. Đánh răng Lựa chọn bàn chải Nên chọn bàn chải có đầu ngắn, thấp với lông bàn chải mềm. Lông bàn chải mềm sẽ loại bỏ những mảng bám còn lại ở răng sau khi ăn mà không làm tổn thương đến răng và lợi. Số lần đánh răng 1 ngày nên đánh răng tối thiểu 2 lần trước khi đi ngủ và trước khi ăn sáng vì đây là thời gian chính diễn ra các hoạt động của vi khuẩn làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Kỹ thuật đánh răng đúng - Trước tiên nên đánh ở mặt ngoài răng từ sâu phía răng hàm ra ngoài răng cửa. - Sau đó tiếp tục đánh phía bên trong của hàm dưới. - Tiếp đến đánh kỹ phần bên trong của hàm trên. - Đánh đến bề mặt răng nơi dùng để nhai thức ăn. - Nhẹ nhàng đưa bàn chải đánh răng lên bề mặt lưỡi để loại bỏ những phần mảng bám còn sót lại giúp lưỡi sạch và thơm tho. - Đánh đi đánh lại răng tối thiểu 2 phút. - Kết thúc công đoạn đánh răng bằng việc súc miệng bằng nước súc miệng giúp loại bỏ triệt để vi khuẩn và mùi hôi cho răng miệng. 2. Chỉ nha khoa Bàn chải đánh răng không thể làm sạch hết được các kẽ răng. Và chỉ nha khoa là phương thức tốt nhất để làm sạch khu vực khó tiếp cận này. Chỉ nha khoa có bôi sáp và không bôi đều được. Quấn chỉ quanh hai ngón tay rồi nhẹ nhàng kéo lên kéo xuống giữa các răng, cẩn thận để tránh làm tổn thương lợi. Tốt nhất là bạn nên nhờ nha sĩ hướng dẫn kỹ thuật dùng chỉ nha khoa. 3. Bác sĩ nha khoa Để có 1 hàm răng chắc khoẻ bạn nên thường xuyên đến gặp nha sĩ. Vai trò của bác sĩ nha khoa là bảo đảm cho răng miệng khỏi tình trạng bị sâu và ứ đọng. Công việc bao gồm đánh bóng, lấy cao răng, hàn những chỗ bị vỡ trên răng và tiến hành những kỹ thuật chính xác nếu cần thiết. Việc này đảm bảo trong miệng sẽ không còn chỗ hổng nào để thức ăn “trú ngụ” và gây ra những vấn đề về răng miệng. Hơn nữa, bác sĩ nha khoa còn hướng dẫn bạn nhứng cách vệ sinh miệng. 6 tháng/1 lần là khoảng thời gian thích hợp để gặp nha sĩ. Chúc bạn luôn vui, khoẻ!
Do huu thanh
Do huu thanh
Trả lời 14 năm trước
Biểu hiện của bạn theo tôi nghĩ là bạn bị nhiệt miệng Nhiệt miệng là tên gọi theo dân gian , thực chất bệnh là viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau , thường là loét áp – tơ ( aphthous ulcer ) . Biểu hiện của bệnh là : trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm , đốm trắng to dần hơi mọng nước , vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét . Vết loét to dần , có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp . Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự . Các vết loét trong miệng rất lâu lành là do thường xuyên bị chìm trong nước bọt và dịch thức ăn . Phương pháp chữa rất hiệu quả chứng bệnh này là : Dùng thuốc bôi trực tiếp lên vết loét ( phối hợp 4 loại thuốc ) , thuốc là dạng bột nhưng vào trong miệng gặp nước tạo thành màng đủ sức chịu được sự tấn công của nước bọt từ 6 – 8 giờ , cứ 6 – 7 giờ bôi thuốc 1 lần sẽ tạo được màng ngăn cách vết loét với dịch khoang miệng , đồng thời thuốc có tính cản khuẩn – tiêu viêm ( thuốc không có kháng sinh ) từ đó làm cho vết loét nhanh lành . Kết hợp điều trị bổ trợ bằng kháng sinh ( nếu cần ) vitamin , cải thiện tình trạng cơ thể , xem xét và điều chỉnh chế độ ăn uống – sinh hoạt – lao động … Thực tế đã kiểm chứng : chỉ sau 6 – 7 lần bôi thuốc là đã lành vết loét , đặc biệt sau 1 – 2 lần bôi thuốc là ăn mặn đã không xót ( do thuốc tạo màng ngăn ) . Tiếp tục điều trị khi bệnh tái phát ( do đặc tính của bệnh là tái diễn từng đợt , phải chữa lúc bệnh có biểu hiện viêm loét ) thấy biểu hiện bệnh nhẹ và thưa dần rồi khỏi sau 4 – 5 đợt chữa toàn diện như trên . Riêng các lần tái phát sau không bôi thuốc ngay khi mới thấy vết loét mà để 2 – 3 ngày sau , khi đó vết loét rõ hẳn mới bôi thuốc thì tác dụng ngừa tái phát tốt hơn , còn tác dụng nhanh lành vết loét không thay đổi . Mỗi lần bôi thuốc không cần nhiều , chỉ bôi một lương thuốc vừa đủ kín vết loét , ngậm thuốc khoảng 1 5 – 20 phút rồi nhổ nước dãi và thuốc dư ra và sau 30 phút mới ăn uống . Bác sỹ Đỗ Hữu Thảnh Mọi phản hồi xin được gửi về : ĐT 03503926483 – 01674198250 Email : thanh.do52@gmail.com