Kháng sinh ORELOX là gì? mua ở đâu?

Tôi bị viêm xoang và được bác sỹ kê toa kháng sinh ORELOX 100 mg, tuy nhiên tôi không biết là kháng sinh gì và mua ở đâu?

Xin cám ơn

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn

Thuốc kháng sinh Orelox 100mg là thuốc kháng sinh trùng, chống nhiễm khuẩn. Bạn có thể mua ở các cửa hàng thuốc tây, mình hay mua ở các cửa hàng thuốc đầu đường Thái Thịnh ý. nhiều lắm. Cửa hàng số 2, hoặc số 4 Thái Thịnh HN.

CÁC ĐẶC TÍNH DƯỢC LÝ

Dược lực học

Cefpodoxime proxetil là một kháng sinh beta-lactam bán tổng hợp, thuộc nhóm cephalosporin uống thế hệ thứ 3. Đây là một tiền dược của cefpodoxime.

Sau khi uống, cefpodoxime proxetil được hấp thu ở đường tiêu hóa và nhanh chóng được các esterase không đặc hiệu thủy giải thành cefpodoxime, một kháng sinh diệt khuẩn.

Cơ chế tác động của cefpodoxime dựa trên sự ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Thuốc vẫn ổn định khi có sự hiện diện của nhiều enzym beta-lactamase.

Dược động học

Hấp thu

Tỉ lệ hấp thu cefpodoxime proxetil khi cho một người nhịn đói uống một viên tương ứng 100 mg cefpodoxime là 40 đến 50%. Vì sự hấp thu thuốc tăng lên khi uống cùng với thức ăn, do đó nên uống thuốc trong bữa ăn.

Phân bố

• Nồng độ trong huyết tương:

- Sau khi uống một liều duy nhất 100 mg, nồng độ đỉnh trong huyết tương của cefpodoxime (Cmax) là 1 mg/l đến 1,2 mg/l. Sau khi uống một liều 200 mg, nồng độ đỉnh trong huyết tương là 2,2 đến 2,5 mg/l. Trong cà hai trường hợp (100 hoặc 200 mg), thời gian để đạt nồng độ đỉnh (Tmax) là 2 đến 3 giờ.

Nồng độ tồn lưu sau 12 giờ là 0,08 mg/l và 0,18 mg/l, theo thứ tự, sau khi uống liều 100 mg và 200 mg.

- Sau khi uống liều 100 đến 200 mg, mỗi ngày hai lần, trong 14,5 ngày, các thông số dược động học của cefpodoxime trong huyết tương không thay đổi, chứng tỏ không có sự tích lũy hoạt chất.

• Thể tích phân bố của cefpodoxime là 30-35 l ở người còn trẻ (≈ 0,43 l/kg).

• Kết gắn protein huyết tương: khoảng 40% cefpodoxime gắn với các protein huyết tương, chủ yếu là albumin. Đậy là loại kết gắn không bão hòa.

• Phân phối trong các dịch cơ thể và các mô:

- Cefpodoxime được phân bố nhiều trong nhu mô phổi, niêm mạc phế quản, dịch màng phổi, amiđan và dịch kẽ.

- 4 đến 7 giờ sau một liều duy nhất 100 mg, nồng độ ở amiđan là 0,24 đến 0,1 μg/g (20 đến 25% nồng độ huyết tương).

- Sau một liều duy nhất 200 mg cefpodoxime, nồng độ trong dịch kẽ là 1,5 đến 2,0 mg/l (80% nồng độ huyết tương).

- 3 đến 12 giờ sau một liều duy nhất 200 mg cefpodoxime, nồng độ trong phổi là 0,6 - 0,2 μg/g; nồng độ trong dịch màng phồi là 0,6 đến 0,8 mg/l.

- Trong khoảng 1 đến 4 giờ sau khi uống 200 mg, nồng độ cefpodoxime trong niêm mạc phế quản vào khoảng 1 μg/g (40 đến 45% nồng độ huyết tương).

- Các nồng độ đo được đều cao hơn nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của các vi khuẩn nhạy cảm.

Biến đổi sinh học và thải trừ

• Sau khi hấp thu, chất chuyển hóa chính là cefpodoxime, sản phẩm của sự thủy giải cefpodoxime proxetil;

• Cefpodoxime được chứng minh là chỉ được chuyển hóa ở mức tối thiểu;

• Sau khi hấp thu cefpodoxime proxetil, 80% lượng cefpodoxime phóng thích được bài tiết trong nước tiểu dưới dạng không thay đổi.

• Thời gian bán thải của cefpodoxime trung bình là 2,4 giờ.

Đối tượng có nguy cơ

• Các thông số dược động học của cefpodoxime chỉ thay đổi chút ít trên người cao tuổi có chức năng thận bình thường.

Tuy nhiên, sự tăng nhẹ nồng độ đỉnh trong huyết thanh và thời gian bán hủy không cần phải giảm liều ở quần thể này, trừ những bệnh nhân có độ thanh thải ờ thận dưới 40 ml/phút.

• Trong trường hợp suy thận, tương ứng với độ thanh thải creatinin dưới 40 ml/phút, sự gia tăng thời gian bán thải và nồng độ đỉnh trong huyết tương buộc phải giảm liều còn một nửa và dùng thuốc mỗi ngày một lần duy nhất.

• Trong trường hợp suy gan, dược động học có thay đổi chút ít nhưng không cần chỉnh liều đặc biệt.

Chống chỉ định:
THẬN TRỌNG

Khi nào không được dùng thuốc này

KHÔNG ĐƯỢC DÙNG thuốc này trong trường hợp có dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin.

TRONG TRƯỜNG HỢP NGHI NGỜ, PHẢI HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ HOẶC DƯỢC SĨ


Tương tác thuốc:
ĐỂ TRÁNH NHỮNG TƯƠNG TÁC CÓ THỂ CÓ VỚI CÁC THUỐC KHÁC, PHẢI LUÔN LUÔN BÁO CHO BÁC SĨ HOẶC DƯỢC SĨ BIẾT VỀ TẤT CẢ NHỮNG THUỐC MÀ BẠN ĐANG DÙNG.

Tác dụng phụ:
Thường gặp:

- triệu chứng tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, đau bụng.

Hiếm gặp hơn:

- triệu chứng tiêu hóa: như các kháng sinh phổ rộng khác, một số hiếm trường hợp viêm ruột kèm tiêu chảy có máu và viêm đại tràng giả mạc (bệnh ruột già có đặc điểm đi tiêu ra màng giả hoặc nhầy nhớt, đi kèm với táo bón và đau bụng) đã được báo cáo,

- tăng nhẹ men gan,

- triệu chứng dị ứng: phát ban trên da, ngứa, nổi mẩn, phù mạch (sưng mặt và cổ đột phát do nguyên nhân dị ứng) và sốc dị ứng.

- triệu chứng ngoài da: phát ban, nổi bọng nước khu trú, hồng ban đa dạng (bệnh có triệu chứng đỏ da), hội chứng Stevens-Johson và hội chứng Lyell (bong tróc da có thể nhanh chóng lan rộng toàn thân),

- nhức đầu,

- cảm giác chóng mặt,

- tăng nhẹ nồng độ urê và creatinin trong máu,

- triệu chứng huyết học: giảm hoặc tăng số lượng tiểu cầu và bạch cầu, hiếm có giảm đáng kể số lượng một vài loại bạch cầu (bạch cầu hạt).

HÃY BÁO CHO BÁC SĨ HOẶC DƯỢC SĨ BIẾT MỌI TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN HOẶC KHÓ CHỊU KHÔNG ĐƯƠC NÊU TRONG TỜ HƯỚNG DẪN NÀY.


Chú ý đề phòng:
Lưu ý đặc biệt

- Phải báo ngay cho bác sĩ biết về mọi triệu chứng dị ứng (nổi mẩn ngoài da, ngứa…).

- Có khả năng xảy ra dị ứng (5 đến 10% số trường hợp) ở các đối tượng dị ứng với penicillin.

- Báo cho bác sĩ biết về mọi dị ứng hoặc triệu chứng dị ứng xảy ra trong khi điều trị với kháng sinh penicillin,

- Không nên điều trị tiêu chảy xảy ra trong khi điều trị kháng sinh nếu không có ý kiến của bác sĩ.

- Vì có chứa lactose, không nên dùng thuốc này trong trường hợp tăng galactose-máu, hội chứng kém hấp thu glucose và galactose hoặc trong trường hợp thiếu men lactase (các bệnh chuyển hóa hiếm gặp).

Thận trọng khi dùng

- Vì cần điều chỉnh điều trị cho thích hợp, điều quan trọng là phải thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bệnh thận.

- Thuốc này có thể gây phản ứng dương tính giả trong một số xét nghiệm (tìm glucose trong nước tiểu, nghiệm pháp Coombs).

ĐỂ XA TẦM TAY TRẺ EM. TRONG TRƯỜNG HỢP NGHI NGỜ, ĐỪNG NGẦN NGẠI HỎI Ý KIẾN CỦA BÁC SĨ HOẶC DƯỢC SĨ.

Có thai – Thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ

Có thai

Chỉ nên dùng thuốc này trong thời kỳ có thai khi có ý kiến của bác sĩ.

Nếu phát hiện có thai trong thời gian điều trị, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để xem nên tiếp tục điều trị hay không.

Thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ

Có thể cho con bú mẹ trong trường hợp điều trị với thuốc này.

Tuy nhiên, nếu em bé có các rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, nhiễm nấm Candida) hoặc nổi mẩn ngoài da, hãy ngưng cho con bú mẹ hoặc ngưng dùng thuốc này và nhanh chóng hỏi ý kiến bác sĩ.

NÓI CHUNG, PHẢI LUÔN LUÔN HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ HOẶC DƯỢC SĨ TRƯỚC KHI DÙNG BẤT KỲ THUỐC GÌ TRONG THỜI GIAN CÓ THAI HOẶC ĐANG THỜI KỲ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ.

Lái xe và vận hành máy móc

Nếu cảm thấy chóng mặt sau khi uống thuốc này, không nên lái xe hoặc vận hành máy móc.

Danh mục tá dược cần biết để dùng thuốc an toàn ở một số bệnh nhân Lactose.

Liều lượng:
Liều dùng thay đổi tùy theo chỉ định điều trị.

Để tham khảo, liều thường dùng là 200 đến 400 mg mỗi ngày.

Phải điều chỉnh liều dùng trong trường hợp suy thận.

TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP, PHẢI TUÂN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA BÁC SĨ.

Cách dùng và đường dùng

Đường uống.

Số lần và thời gian dùng thuốc

Uống hai lần mỗi ngày, trong bữa ăn.

Thời gian điều trị

Để điều trị hiệu quả, kháng sinh này phải được uống đều đặn theo liều và trong thời gian mà bác sĩ đã kê toa.

Sự biến mất của sốt hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác không có nghĩa là bạn đã hoàn toàn khỏi bệnh. Cảm giác mệt mỏi không phải là do điều trị kháng sinh mà là do bản thân bệnh nhiễm khuẩn. Giảm liều hoặc tạm ngưng điều trị sẽ không có tác dụng gì trên những cảm giác này và chỉ làm cho bệnh lâu hồi phục.

Trường hợp đặc biệt: thời gian điều trị đối với một số trường hợp viêm xoang và viêm amiđan là 5 ngày.

Trường hợp quá liều CẦN BÁO NGAY CHO BÁC SĨ BIẾT.
tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chữa viêm xoangbằng nước muối

Tôi có chút kinh nghiệm chữa viêm xoang mong được chia sẻ , hy vọng sẽ giúp ích cho những người bị viêm xoang.

Trước đây có thời gian dài tôi cũng mắc bệnh này, tôi đã chữa nhiều nơi bằng cả đông và tây y nhưng đều không khỏi. Vô tình tôi đọc được kinh nghiệm trên báo Lao động và tôi đã làm thử như sau: buổi tối và buổi sáng (hoặc nhiều lần hơn) sau khi đánh răng pha 01 cốc nước muối ấm (hoặc mua chai nước muối sinh lý - trước khi làm thì ngâm cho ấm tay khoảng 20 đến 30 độ C tuỳ theo mùa đông hay mùa hè) sau đó lấy tay bịt một bên mũi và hít nước muối đó vào mũi, khi nước muối đã vào mũi và chảy xuống họng thì nhổ ra, mỗi bên mũi làm khoảng 5 đến 7 lần, sau đó xì hết nước mũi ra ngoài.

Các bạn nên kiên trì làm công việc này cũng như việc đánh răng hàng ngày, các bạn sẽ thấy mũi thông thoáng dễ chịu. Các bạn có thể làm càng lâu càng tốt (khoảng 2 năm liên tục) mùa đông cũng như mùa hè đều phải dùng nước ấm. Sau thời gian kiên trì thực hiện giờ tôi đã khỏi hẳn bênh viêm xoang mà không cần phải dùng thuốc. Khi bạn bị cảm cúm cũng có thể sử dụng kinh nghiệm này mà không cần dùng thuốc nhỏ mũi. Chúc các bạn mau khỏi bệnh.


pq
pq
Trả lời 13 năm trước

Điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng bằng phương pháp khí dung

Gửi bạn Thảo Nguyên. Tôi bị viêm mũi dị ứng từ nhỏ, cũng điều trị bằng rất hiều cách, mỗi lần bị nặng cũng phải uống rất nhiều loại kháng sinh mạnh. Khi bị viêm mũi dị ứng do đổi mùa hoặc đi ngoài đường nhiều, tôi thường phải uống thuốc năm ngày liền nhưng chỉ khoảng nửa tháng đến một tháng là bị lại. Viêm mũi kéo dài thường gây viêm xoang sau, và viêm họng, phế quản. Bệnh rất khó chịu và cản trở công việc. Tôi cũng đã nghĩ chắc phải chung sống với nó hoặc chỉ có cách ra khỏi thành thị mới khỏi. Dùng kháng sinh nhiều thì rất hại cơ thể, lại tốn tiền, mà càng về sau càng phải dùng kháng sinh mạnh hơn.

Cách đây khoảng hơn ba năm, tôi phát hiện ra mỗi lần bị viêm mũi nếu dùng thuốc nhỏ mũi và thuốc cảm xuyên hương không thấy hiệu quả là tôi đến phòng khám hút mũi và điều trị bằng khí dung corticoid của Viện tai mũi họng, kết hợp nhỏ nước muối sinh lý, đeo khẩu trang khi ra đường, hoàn toàn không dùng kháng sinh. Kết quả rất khả quan, cơ thể khoẻ mạnh hơn, mùa hè có thể uống bia rất lạnh, mùa đông không phải liên tục quấn khăn len, hoặc cũng mặc áo len cao cổ. Trong vòng một năm gần đây nhất tôi chỉ phải đi xông mũi 2 lần. Bạn thử áp dụng xem có hiệu quả không nhé! Chúc bạn điều trị thành công!