Ai biết cách chữa mề đay hay thì chỉ tôi với

Trả lời 15 năm trước
Mề đay là một biểu hiện dị ứng xảy ra ở da, thường gặp ở người trẻ. Triệu chứng của bệnh mề đay là sẩn hoặc mảng phù màu hồng hoặc đỏ nhô cao trên mặt da kèm theo ngứa nhiều, bệnh phát ra và kéo dài từ vài phút đến vài giờ rồi tự biến mất đi, nhưng ngày sau đó thường phát lại, nhất là vào ban đêm. Số lượng tổn thương thay đổi khác nhau, có thể gặp ở bất cứ vị trí nào, khi biến mất thường không để lại dấu vết. Tuy nhiên, trong dạng mề đay xuất huyết thì sau khi mề đay lặn đi còn để lại vết đen lâu dài. Có nhiều nguyên nhân gây ra mề đay: do yếu tố vật lý như cọ xát, chấn thương, do lạnh, nắng, do vận động thể lực. Do tiếp xúc: như tiếp xúc một chất nào đó ở da, do hít qua đường hô hấp, do côn trùng, vi trùng. Do thuốc men, ký sinh trùng bên trong cơ thể. Do bệnh hệ thống như bệnh luput đỏ hệ thống, u ác tính, cường giáp trạng. Có nhiều trường hợp khó xác định nguyên nhân. Chữa trị: Tìm ra và loại trừ nguyên nhân gây ra mề đay. Uống thuốc kháng dị ứng theo hướng dẫn của dược sĩ bán thuốc. Uống thuốc trước khi nổi mề đay khoảng 1-2 giờ mới có thể ngăn chặn cơn mề đay tiếp theo. Trường hợp bị mề đay kéo dài thì đi khám bệnh. Trường hợp bị mề đay nặng kèm theo phù mặt, mắt, môi, khó thở, đau bụng thì nhập viện để xử trí cấp cứu. Tư vấn của bác sĩ HUỲNH HUY HOÀNG
PhongThangPro
PhongThangPro
Trả lời 14 năm trước
Mình có rất nhiều thông tin hữu ích cho bạn.Bạn hãy vào blog này tìm hiểu thêm nhé.[url=http://vn.myblog.yahoo.com/benhmeday]http://vn.myblog.yahoo.com/benhmeday[/url] Chúc bạn vui vẻ
tuvanaz1
tuvanaz1
Trả lời 14 năm trước
Mề đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp, một bệnh da phổ biến nhưng lại khó phát hiện nguyên nhân. Có rất nhiều yếu tố gây bệnh mề đay bên trong lẫn bên ngoài cơ thể, thậm chí nhiều khi không chỉ do 1 yếu tố gây ra mà do nhiều yếu tố kết hợp lại. Nguyên nhân: Đa số ở Việt Nam là mề đay do thức ăn, các chất màu bảo quản thực phẩm, hay các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, hạ nhiệt…Có những loại có thể gây phản ứng nặng hơn, dẫn đến mề đay dạng nặng phải đi cấp cứu. Mề đay có 2 loại mạn tính và cấp tính. Cách điều trị: Những loại thuốc đơn giản thông thường được bày bán ở tiệm thuốc có thể chữa triệu chứng nhưng chỉ đối với các trường hợp cấp tính đơn giản mà thôi. Còn lâu dài, bệnh nhân phải tìm đến bác sĩ chuyên khoa để xác định và loại bỏ các yếu tố nguy cơ. Trong cơn cấp, ngoài việc dùng thuốc, có khi cần phải đi cấp cứu nếu san thương xuất hiện ở những vùng gây tắc nghẽn về đường hô hấp. Bà con khi dùng các thuốc bôi đơn giản điều trị mề đay xin nhớ rằng có thể gây dị ứng, đặc biệt là một số thuốc ngoài da có chứa các chất hoá học như corticoid thì lại có thể gây ra những hậu quả không tốt. Đối với mề đay, việc đầu tiên là phải điều trị triệu chứng. Xưa có những loại thuốc trị mề đay có tác dụng phụ gây buồn ngủ. Nay đã có các loại thuốc thế hệ mới. Những trường hợp mề đay đơn giản thì có thể dùng để điều trị. Một số trường hợp cấp tính phải vào cấp cứu, dùng thuốc tiêm. Còn các trường hợp mề đay mạn tính thường có liên quan đến các bệnh lý bên trong cơ thể. Cho nên bệnh nhân cần tìm đến các cơ sở chuyên khoa có đầy đủ phương tiện xét nghiệm để tìm nguyên nhân như viêm nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng. Hiện nay phổ biến ở các vùng đồng bằng sông Cửu long và Tây nguyên có rất nhiều trường hợp bị nhiễm ký sinh trùng mạn tính như giun chó, giun lương, sán lá phổi. Những trường hợp này, ngoài việc điều trị triệu chứng của mề đay, cần phải điều trị nguyên nhân thì mới dứt điểm được. Chúc bạn luôn mạnh khỏe! [gallery]/15/you1254285115.jpg[/gallery]