Cách chữa viêm tai giữa và vệ sinh tai cho con bạn

Viêm tai giữa có thể khiến cho con bạn ngủ không ngon giấc, mệt mỏi,… nguyên nhân của căn bệnh này có thể đến từ việc chăm sóc trẻ.

Nhiều ông bố, bà mẹ vì thấy con khóc thét mỗi khi vệ sinh tay đâm ra ngại làm việc này. Cũng phải thôi vì cha mẹ nào thấy con khóc lớn và lâu như vậy mà chẳng thương, lâu dần đâm ra không có thói quen vệ sinh tai cho con và cũng không hình thành thói quen này lên bé.

Việc này lâu dần có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và viêm tai giữa chính là một hậu quả từ việc này. Khi không vệ sinh thường xuyên, phần ráy tai không được làm sạch lâu dần sẽ đóng cứng trong ống tai. Con bạn sẽ phải chịu những cơn đau nhức bên trong tai, khó ngủ, có thể còn sốt nhẹ, nếu không chữa trị kịp thời hoặc chữa không đúng cách có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng thậm chí là mất đi thính giác.

Nếu con bạn có những hiện tượng lạ về tai thì bạn nên cho bé đi khám ngay. Ngoài đơn thuốc của bác sĩ, bạn có thể tham khảo một cách rất đơn giản để làm dịu cơn đau. Bạn cần chuẩn bị một chiếc tất sạch (phải khử trùng cẩn thận) và muối hột. Đổ muối hột vào chiếc vớ, sau đó cột chặt miệng lại (cho muối đến khi chiếc vớ to khoảng lòng bàn tay là được.

Khi dùng, bạn chỉ cần bỏ bịch muối vào chảo nung với ngọn lửa vừa phải hoặc cho vào lò vi sóng trong khoảng 2-3 phút. Lấy ra, để nguội vừa đủ, áp vào tay để kiểm tra nhiệt độ,dùng bịch muối này áp lên chỗ tai bé, cơn đau sẽ giảm đi. Cách này cũng rất hữu hiệu khi bé bị đau bụng, đau răng.

Khi vệ sinh tai cho con cũng cần chú ý không dùng tăm bông, vì tai bé rất dễ bị tổn thương, và còn có thể đẩy ráy tai vào sâu bên trong. Có một cách lấy ráy tai đơn giản hơn nhiều đó là dùng nước muối sinh lý. Nếu có nhiều ráy tai bạn có thể dùng 3 lần một ngày, khi đó ráy tai sẽ mềm ra và tự trôi ra ngoài. Bố mẹ bé chú ý khi nào thấy ráy tai trôi ra ngoài có thể nhân lúc con ngủ say và khều nhẹ ra bằng tăm bông.

Việc vệ sinh và bảo vệ tai cho bé cũng quan trọng như việc cho bé ăn vậy, để con bạn không mắc bệnh cũng như có thính giác tốt, bạn nhớ phải kiểm tra và vệ sinh tai thường xuyên.

Nguồn: Internet

Chưa có câu trả lời nào