Nên ngủ lúc mấy giờ tốt cho sức khỏe?

Ai cũng biết là ngủ đủ giấc thì tốt cho sức khỏe. Nhưng nên ngủ lúc mấy giờ thì tốt cho sức khỏe các mẹ nhỉ?

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 7 năm trước

Ngủ là hoạt động vô cùng quan trọng với sức khỏe. Cơ thể ngủ đủ được tái tạo năng lượng, giảm nguy cơ mệt mỏi và bệnh tật. Một ngày bạn nên đảm bảo có 2 giấc ngủ, một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa và giấc ngủ dài vào buổi tối. Vậy đâu là thời điểm tốt nhất để cơ thể nghỉ ngơi, chìm vào giấc ngủ?

Theo Time, giấc ngủ trưa nên bắt đầu từ 13h, sau khi nạp năng lượng bữa trưa, cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi sau một buổi sáng làm việc. Lúc này một giấc ngủ ngắn 20-30 phút là hợp lý để bạn khôi phục năng lượng cho buổi chiều. Tránh ngủ nhiều, ngủ sâu vào giấc trưa bởi nguy cơ mệt mỏi hay nhức đầu sau khi thức dậy.

nen-ngu-luc-may-gio-tot-cho-suc-khoe

Giấc ngủ trưa ở văn phòng không nên quá dài. Ảnh: D.S.

Các chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ chỉ ra cần ngủ đủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm để đảm bảo cơ thể được tỉnh táo. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, môi trường của từng người mà tính toán giờ ngủ cho bản thân hợp lý. Nếu sáng phải dậy từ lúc 6h thì nên đi ngủ từ 23h đêm hôm trước.

Theo tiến sĩ Matt Walker, Đại học California, Berkeley, Mỹ: “ Một giờ bạn ngủ lúc trước nửa đêm có giá trị với sức khỏe tương đương hai giờ của giấc ngủ sau 1h sáng”. Thức khuya chưa bao giờ tốt với sức khỏe. Các bác sĩ cho rằng thời điểm cơ thể có giấc ngủ sâu và đạt đỉnh thường đến vào 0h-3h sáng. Trước thời điểm ngủ sâu này, cơ thể cần được nghỉ ngơi, do đó giấc ngủ từ 23h là sự lựa chọn hợp lý, nếu bạn không thể ngủ sớm hơn.

Khi đã chọn được giờ ngủ hợp lý, bạn nên nghiêm túc duy trì trong ít nhất 10 ngày để cơ thể quen dần và trở thành thói quen. Những ngày cuối tuần, bạn có thể cho cơ thể "tự thưởng" thêm một tiếng đồng hồ ngủ nướng nhưng đừng ngủ quá nhiều vì sẽ gây mệt mỏi, uể oải vào ngày đầu tuần.

Những điều tối kỵ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ sâu như tắm nước nóng cận giờ đi ngủ làm nhiệt độ cơ thể ấm lên, khó ngủ. Đem các thiết bị điện tử cầm tay lên giường khiến bạn chập chờn mãi không vào giấc được.

Hoàng Trùng Khánh
Hoàng Trùng Khánh
Trả lời 7 năm trước

Muốn cho có giấc ngủ ngon
Tôi xin góp ý bà con thế này
Tham gia lao động hăng say
Già làm việc nhẹ, trẻ cày ruộng nương
Bữa ăn ở mức bình thường
Luyện rèn thân thể, tăng cường bắp cơ
Rượu, bia, thuốc lá … ngó lơ
Nếu mà căng thẳng,… làm thơ hết liền
Quên đi hết thảy ưu phiền
Cuộc đời rồi sẽ lên tiên tức thì!

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 7 năm trước

Tác dụng của giấc ngủ

Không chỉ thực hiện đúng nhịp sinh học của cơ thể mà giấc ngủ còn mang lại cho bạn nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cải thiện trí nhớ

Sau một giấc ngủ não của bạn đã có thời gian nghỉ ngơi thư giãn, giải tỏa căng thẳng và tiếp thêm năng lượng cho mình. Vì vậy, hãy ngủ đủ giấc mỗi ngày nhé!

Khơi dậy óc sáng tạo

Trong quá trình ngủ não của bạn sẽ sắp xếp lại những chuỗi sự kiện, kiến thức mà bạn đã có từ đó nó giúp bạn có những sáng kiến, sự sáng tạo hơn sau khi được nghỉ ngơi một cách hợp lý.

Rèn luyện sự tập trung

Mất tập trung, căng thẳng, dễ nổi cáu là hậu qủa của việc thiếu ngủ khiến bạn không thể tập trung vào bất kỳ công việc nào cả.

Do đó, bạn cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để có sự tập trung, sáng tạo cho đầu óc và tinh thần sảng khoái hơn.

Gia tăng tuổi thọ

Sự thiếu ngủ hay ngủ nướng (ngủ quá nhiều) đều có sự ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi thọ của bạn.

Một nghiên cứu đã thực hiện khảo sát trên nhóm phụ nữ ở độ tuổi từ 50-79 cho biết những phụ nữ có thời gian ngủ ít hơn 5 hay nhiều hơn 6,5 giờ mỗi đêm có tỷ lệ tử vong cao hơn những người khác.

Giảm stress

Sự căng thẳng về công việc, cuốc sống của bạn sẽ được giảm đi, nhẹ nhàng hơn sau 1 giấc ngủ ngon. Cholesterol trong máu cũng như chỉ số huyết áp ổn định hơn khi bạn bị căng thẳng.

Do đó, khi cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng hãy đi ngủ 1 giấc sau đó sẽ đi tìm phương án cho vấn đề của mình bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn nhiều.

Nói không với bệnh trầm cảm

Thiếu ngủ, căng thẳng là nguyên nhân khiến bạn dễ bị bệnh trầm cảm nhất. Đặc biệt là với những người thiếu ngủ về đêm hay có thói quen đi ngủ muộn.

Buổi tối: Đi ngủ mấy giờ thì tốt?

Bạn sẽ gặp phải những rắc rối về sức khỏe của mình bởi nhịp sinh học của cơ thể chưa được thực hiện đúng giờ giấc.

Nhịp sinh học cơ thể của bạn thống nhất với nhịp ngày và đêm theo môi trường mà bạn đang sống.

Đó cũng là lsy do khi bạn thay đổi múi giờ ở các khi vưc khác nhau sẽ khiến bạn bị mệt mỏi và cơ thể của bạn cần phải có thời gian để thích nghi và thiết lập lại nhịp sinh học của nó.

Sau thời điểm 22 giờ là khoảng thời gian mà các cơ qaun trong cơ thể của bạn giảm sự hoạt động và thiên về tráng thái nghỉ ngơi. Đó cũng là thời điểm mà bạn cần có một giấc ngủ để hồi phục sức khỏe cho các cơ quan.

Vì vậy, giờ tốt nhất để bạn đi ngủ sẽ là khoảng từ 21 đến 22 giờ hàng ngày.

Bạn có thể lên giường và trò chuyện với ai đó hay nghe 1 vài bài hát, chương trình radio trước khi ngủ để đầu óc được thư giãn, giúp bạn ngủ ngon hơn, sâu hơn.

Đến thời điểm 22 giờ là lúc cơ thể của bạn bắt đầu dơi vào trạng thái cần được nghỉ ngơi để hồi phục chức năng cho ngày hôm sau làm việc.

Như vậy, 22 giờ là thời điểm vàng cho giấc ngủ và sức khỏe của bạn!

Nếu ngủ sau 22 giờ thì sao?

Việc bạn thức khuya quá 22 giờ hàng ngày, thậm chí có người làm việc xuyên đêm và có tư tưởng ngủ bù vào ngày mai thì nó cũng không hề có lợi cho bạn chút nào.

Thức khuya tạo điều kiện thuận lợi cho béo phì

Thức khuya khiến nguồn năng lượng của bạn bị cạn kiệt, kích thích sự thèm ăn.

Nguồn năng lượng tieseo tế vào ban đêm khiến bạn đỡ đói nhưng lại rất khó tiêu bởi các cơ quan trong cơ thể hầu như đã ngừng hoạt động, hoạt động yếu làm chúng khó tiêu.

Sự tích tụ các chất dinh dưỡng này trong cơ thể có thể sẽ khiến bạn bị béo phì. Mắc một số bệnh mạn tính như tiểu đường, huyết áp, tim mạch,…

Ngủ không đủ giấc sẽ tăng nguy cơ phát triển các tế bào ung thư

Ngủ muộn khiến bạn dễ trầm cảm, rối loạn nội tiết tố, nhịp sinh học của cơ thể cũng bị đảo lộn.

Các chuyên gia Tâm lý học Mỹ, GS Alan Rosenwasser khẳng định rằng những người có thói quen thức khuya, ngủ muộn thường bị suy giảm chức năng thần kinh, trầm cảm.

Sự rối loạn, mất cân bằng về thần kinh này cũng dễ khiến chúng ta bị nghiện ngập.

Sự rối loạn giấc ngủ, gây rối loạn thần kinh cũng sẽ làm rối loạn hoạt động của các tế bào, đặc biệt là sự phát triển đột biến của chúng gây neen hiệu ứng xấu, tăng khả năng gây bệnh ung thư cho bạn.

Sunday
Sunday
Trả lời 7 năm trước

trước 11h, ngủ đủ 8 tiếng là đc