Giận dữ: Xấu và Tốt như thế nào đến sức khỏe?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

- Những cơn tức giận có thể làm yếu đi sức khỏe trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên, tức giận không phải lúc nào cũng xấu.

Sự tức giận gây hại cho sức khỏe

Giận giữ là 1 quá trình tâm lý và tâm lý. Bằng chứng cho thấy khi người ta nổi giận thường xuyên và không phù hợp thì đều tác động đến sức khỏe.

Sự im lặng, thụ động và xu hướng trấn áp và những cơn giận dữ bùng nổ hay âm ỉ đều có thể dẫn tới những bệnh tật và các biểu hiện khác. Một số người thường xuyên đau đầu, huyết áp cao, rối loạn giấc ngủ và tiêu hóa hay tất cả các triệu chứng trên.

Sự thù địch gây đau tim

Thường xuyên giận dữ, lo lắng, đua tranh và gây gổ cũng gây hại cho sức khỏe trái tim. Sự giận dữ không được giải quyết sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim cao gấp 5 lần và càng thù địch, bạn càng dễ bị bệnh tim.

Nghiên cứu nă 2009 đăng tải trên tạp chí American College of Cardiology cho thấy ảnh hưởng của sự tức giận đối với bệnh tim. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng giận giữ và sự thù địch đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Và những bệnh nhân đã có sẵn bệnh tim thì sao? Sự giận dữ và thù địch có thể dẫn tới những tiên lượng xấu. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng trong khi giận dữ ảnh hưởng tới sức khỏe tim ở cả nam và nữ giới thì nguy cơ này cao hơn ở nam giới.

Sự cau có làm tăng nguy cơ ung thư

Bạn được biết rằng stress gần với ung thư và điều này không sai chút nào. Những người nhóm A, tức là dễ tức giận, thù địch mãn tính và dễ bị kích động thường có tham vọng, sự quả quyết và tập trung cao nhưng điều này lại gây quá tải cho hệ thần kinh mà có thể dẫn tới suy giảm hệ miễn dịch và giảm khả năng chống chọi ung thư.

Hệ thống thần kinh cảm xúc hoạt động khi ai đó cảm thấy giận dữ hoặc thù địch, cơ thể sẽ ngập hoóc-môn căng thẳng, chủ yếu là adrenaline và noradrenaline. Hệ thống thần kinh giao cảm sẽ sản xuất các hoóc-môn trung hòa các hoóc-môn stress, giúp cơ thể bình tĩnh trở lại.

Một phản ứng có lợi của hệ thống thần kinh giao cảm cho phép tim và các cơ quan khác trong cơ thể không bị làm việc quá tải. Tuy nhiên, ở những người nhóm A thì hệ thống thần kinh giao cảm hoạt động rất chậm và hệ miễn dịch của họ cũng yếu hơn. Trong khi đó hệ miễn dịch đóng vai trò là chìa khóa của việc phòng chống ung thư bằng cách sản xuất “các chiến binh” tấn công các tế bào ác tính.

Giận dữ không hoàn toàn xấu

Tức giận có tính xây dựng là điều tốt:

Mặc dù giận dữ gây tổn thương cho sức khỏe, các chuyên gia cho rằng giận dữ không phải hoàn toàn xấu. Sự tức giận thường bị cho là xấu bởi vì nó liên quan với bạo lực. Mặc dù nó có thể dẫn tới những hành vi hung hăng chỉ khoảng 10%.

Bày tỏ sự giận dữ tích cực sẽ có lợi hơn là tức giận tiêu cực. Sự giận dữ tích cực tức là lựa chọn trong số những cảm xúc tức giận mà hướng tới 1 giải pháp tích cực giải quyết vấn đề.

Cách phân biệt sự tức giận tích cực và tiêu cực: Nếu sự tức giận là hợp lý và đáp ứng phù hợp, thường là sự hiểu lầm được sửa chữa thì nên đặt câu hỏi: "Tôi có nên bày tỏ sự tức giận hay tôi nên thôi nó?". Khi đặt ra câu hỏi như vậy tức là chúng ta đã tức giận tích cực.

Sự giận dữ có thể dẫn tới hiểu biết:

Sự tức giận có thể tốt hơn những lần kìm chế, đặc biệt là trong việc thiết lập quan hệ. Trong kết quả nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Clinical Psychology, các nhà nghiên cứu nhận thấy 40% những người tham gia thử nghiệm cảm thấy tác dụng tích cực kéo dài sau khi giận dữ. Tương tự, năm 1997, nghiên cứu đang tải trên tạp chí Social Behavior & Personality chỉ ra rằng gần 1/3 những người tham gia nghiên cứu nhận thấy sự giận dữ giúp họ nhận ra lỗi của mình.

Theo các chuyên gia tâm lý, sự quyết đoán luôn luôn thích hợpđể biểu hiện sự tức giận và giận dữ có thể phục vụ một chức năng cảnh báo quan trọng dẫn đến sự hiểu biết sâu sắc hơn của người khác và các vấn đề liên quan.