Cháu nhỏ 3 tháng tuổi bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có nhất thiết phải dùng Prednisolon 5mg không?

Trả lời 15 năm trước
Chào chị Nhi. Tiểu cầu là Tế bào Gốc đa năng trong tủy xương sinh ra tế bào nhân khổng lồ rồi từ đây phân chia thành Tiểu cầu đi vào máu. Hàm lượng tiểu cầu trong máu là từ 150,000-300,000 tế bào trong 1 milimet khối máu.một thành phần quan trọng của máu có tác dụng chính để làm đông máu khi bị chảy máu và tham gia vào quá trình cùng thực bào tiêu diệt các tế bào lạ. Tiểu cầu do Nếu lượng tiểu cầu giảm xuống dưới 150,000 được gọi là giảm tiểu cầu gây nên chứng nhẹ thì xuất huyết dưới da, nặng thì xuất huyết nội tạng, xuất huyết não có thể dẫn đến tử vong, bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Nguyên nhân gây ra tình trạng GIẢM TIỂU CẦU là: 1. Cơ thể bị nhiễm siêu vi trùng (viêm ganB,C), nhiễm trùng (chủ yếu ở trẻ em) 2. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh. 3. Trúng độc 4. Bẩm sinh Việc điều trị bằng Prednisolon không khỏi triệt để mà về lâu dài làm giòn xương và phải tuân thủ chỉ định của Bác sỹ điều trị..Hơn nữa bé nhà chị còn nhỏ quá nên chị cần phải có sự tư vấn thêm về bác sĩ khi khám trực tiếp. Đông y cho rằng đây là chứng bệnh về Huyết, xuất huyết có 4 dạng chính: 1. Huyết Nhiệt vọng hành: Người ta bị nóng thì sinh ra Huyết đi lung tung không đi đúng trong các mạch. 2. Huyết Hàn vọng hành: Huyết lạnh cũng gây ra chảy máu 3. Huyết ứ vọng hành: Khi huyết bị ứ lại không tuần hoàn được cũng gây chảy máu. 4. Tiên thiên bất túc: Cha mẹ sinh ra đã có khiếm khuyết (bẩm sinh) Căn cứ vào 4 nguyên nhân chính của Tây y và 4 nguyên nhân chính của Đông y thì bạn nên xem lại toàn bộ kết luận xét nghiệm để có hướng điều trị thích hợp: 1. Tăng cường sức đề kháng của cơ thể để tự cơ thể hoàn thiện chính mình kết hợp với đi bộ, xoa bóp hàng ngày. 2. Nếu bị nhiễm virus, vi trùng thì điều trị virus, vi trùng là chính. 3. Nếu bị nhiễm độc, dùng kháng sinh không đúng chỉ định thì dùng thuốc giải độc là chính. 4. Nếu do bẩm sinh thì việc chữa sẽ khó khăn hơn bởi Đông y cho rằng Thận sinh ra Tinh, Tinh sinh ra Tủy, Tủy mới sinh ra Huyết, phải chữa thận để Thận Tàng được Tinh từ đó mới sinh ra Huyết tốt được, thuốc đi vào Thận để làm mạnh Xương Tủy đòi hỏi thời gian lâu 1-2 năm. Chúc chị và cháu nhiều may mắn! Ngoài ra chị có thể tham khảo thêm thông tin về bệnh tiểu cầu ở dưới [quote]Xuất huyết giảm tiểu cầu (XHGTC) là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhất là ở lứa tuổi từ 2 - 9 tuổi. Vì thế những hiểu biết về bệnh này sẽ rất cần thiết cho các bậc cha mẹ có con nhỏ. Bệnh biểu hiện như thế nào? Bệnh thường biểu hiện bằng tình trạng xuất huyết dưới da (dạng chấm, dạng mảng bầm, có thể rải rác ở tay chân hay lan rộng toàn thân), xuất huyết niêm mạc (chảy máu mũi, máu chân răng), trường hợp nặng có thể xuất huyết nội tạng (đi tiêu ra máu) hoặc xuất huyết não tuy tỷ lệ thấp (1%) nhưng rất nguy hiểm. Bệnh gây ra do tình trạng phá hủy tiểu cầu trong máu lưu hành, làm giảm số lượng tiểu cầu (bình thường từ 150.000 - 300.000/mm3 máu) mà tiểu cầu là yếu tố quan trọng trong việc cầm máu và đông máu. XHGTC do nguyên nhân nào gây ra? Nguyên nhân của bệnh có nhiều, nhưng những nguyên nhân thường gặp là: - Nhiễm siêu vi: Sởi, quai bị, thủy đậu. - Nhiễm trùng: Nhiễm trùng huyết, thương hàn. - Do thuốc: Kháng sinh, thuốc kháng viêm không-steroid, sau chủng ngừa. - Bệnh tự miễn. Khi có biểu hiện xuất huyết, cha mẹ cần làm gì? Ở trẻ em, nguyên nhân nhiễm siêu vi là chủ yếu, do đó bệnh thường tự giới hạn trong khoảng 1 - 2 tuần, nhiều trường hợp không cần điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên có một số trường hợp nếu không được nhập viện điều trị, số lượng tiểu cầu trong máu giảm nặng, sẽ có nguy cơ xuất huyết ồ ạt, nguy hiểm nhất là xuất huyết não, có thể gây tử vong hoặc đưa đến những di chứng suốt đời. Do đó, đứng trước các biểu hiện xuất huyết mô tả ở trên, phụ huynh cần sớm đưa trẻ tới cơ sở y tế, để trẻ được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tại bệnh viện, tùy theo mức độ nặng của bệnh (căn cứ vào vị trí xuất huyết, số lượng tiểu cầu thực tế) để có hướng điều trị thích hợp. - Những trường hợp nặng như xuất huyết não, xuất huyết nội tạng. cần được điều trị tích cực, theo dõi sát: nằm phòng cấp cứu, đặt đường truyền để truyền dịch, truyền máu khi cần thiết, săn sóc, theo dõi, điều trị triệu chứng, biến chứng. Truyền Immunoglobulin đa giá và sử dụng corticoid đường tiêm (thường dùng Hydrocortisone, Dexamethasone...) liều cao và xem xét truyền tiểu cầu khi có chỉ định. - Những trường hợp nhẹ hơn, thường dùng Prednison liều 1 - 2 mg/kg/ngày trong 5 - 10 ngày, sau đó giảm liều dần và ngưng hẳn. Có thể sử dụng thêm các thuốc làm bền thành mạch như Dicynone, Madécassol, vitamin C. Ở trẻ em, đa số các XHGTC hồi phục hoàn toàn, không để lại di chứng sau thời gian điều trị, nhưng vẫn có một tỉ lệ nhỏ (10%) có thể diễn tiến sang mãn tính (kéo dài trên 6 tháng dù được điều trị). Những trường hợp này, trẻ cần được theo dõi và điều trị ở trung tâm chuyên khoa sâu, có thể phải sử dụng các biện pháp điều trị mạnh hơn như thuốc ức chế miễn dịch, cắt lách. Một điều phụ huynh cần lưu ý ở những trẻ bị bệnh này là cần tránh tiêm bắp, cắt lể, sử dụng các thuốc làm giảm chức năng tiểu cầu như Aspirin, thuốc kháng viêm không steroid. Theo BS. LÂM PHƯƠNG NAM (BV. Nhi Ðồng 2) [/quote]
Tu Thai
Tu Thai
Trả lời 9 năm trước
Chi oi.benh nhan 18 tuoi ma bi mac benh sot huyet giam tieu cau nv co cach nao khoi dc k .va co nguy hiem ntn .va co anh huong j toi sinh hoat gia dinh k ak