Để nước trà xanh không bị đỏ

Nhờ các bạn tư vấn giúp mình với: Làm thế nào để có được ấm trà xanh ngon, nước không bị đỏ.
thuy linh
thuy linh
Trả lời 14 năm trước
B1: Bạn rửa sạch lá chè B2: Cho lá chè rửa sạch vào ấm B3: đun nước sôi rồi đổ ngập lá chè, rồi lai đổ cái nước đã trần qua đó đi B4: rót nước sôi nóng già và ấm đã có lá chè dc trần qua ở trên (ko đổ đầy) B5: Đổ 1 bát nước sôi để nguội vào ấm trên Đảm bảo xanh cả ngày, đây là kinh nghiệm mình học từ bà nội mình, bà ngày xưa toàn bán nước chè xanh
djshg
djshg
Trả lời 14 năm trước
Làm theo cách này chắc chắn bạn sẽ có ấm trà tươi xanh ngăn ngắt nếu để tủ lạnh có thể được mấy ngày mà màu sắc không thay đổi. - Rửa sạch vò nát(vò vừa phải thôi nhé). - Cho vào ấm đun nước sôi trần 2 lần cho hết vụn bẩn. - Rót nước nóng già ngập chè để khoảng 30' nhấc ấm chè vào chậu làm nguội, lạnh càng tốt, để hỗ trợ không cho chè bị đỏ bạn có thể đồng thời cho vào ấm một ít đá sạch . - Rót vào chai để vào ngăn dưới ngăn đá có thể để được 3-4 ngày mà chè vẫn xanh không bị thiu. kinh nghiệm này học của bà ngoại trước đây nhà mình bán nước ở phố Bùi Thị Xuân khách hàng thích lắm , mỗi khi pha xong bà thường nói "trong vắt và xanh ngắt như nước Sô Đa nhỉ"
Nguyễn Văn Dũng
Nguyễn Văn Dũng
Trả lời 14 năm trước

tốt nhất là dùng ấm pha trà Tử sa

Đặc điểm:

+ Thả ấm vào chậu nước nổi bồng bềnh, không nghiêng lệch; nhận chìm xuống rồi buông tay, ấm sẽ nổi trồi lên mặt nước mà không bung nắp hay bị lật chìm

+ Bịt ngón tay vào lỗ thông hơi trên núm nắp ấm thì rót nước không chảy;

+ Dùng nắp ấm gõ nhẹ vào quai phát ra âm thanh như tiếng sắt, tiếng đồng…

Ưu điểm khác:

1. Dùng để pha trà không mất đi nguyên vị của trà, ”Sắc,hương,vị giai uẩn” (giai uẩn có nghĩa là tiềm tàng). Văn Chấn Hanh đời Minh bình luận trong tập Trường vật chí : “Ấm Tử sa dùng pha trà tốt nhất, đậy nắp không mất mùi thơm, giữ nóng lâu”. Tóm lại là Ấm tử sa khi chế nước sôi vào không làm trà mất hương vị, sắc hương còn nguyên

2. Thành ấm có nhiều lỗ thông khí kép nhỏ li ti (còn gọi là khí khổng), dùng lâu ngày có thể hấp thu mùi vị trà, chỉ cần chế nước sôi vào là có hương vị trà.

3. Bình trà dùng lâu, chế nước không cũng ra mùi trà.

4. Trà vị không bị biến chất. Nước trà pha trong ấm để quên mấy ngày không bị thiu, mốc hay biến chất.

5. Ấm sử dụng càng lâu càng phát màu, lên nước, bong lộn. Ngô Kiến đời Thanh nói: "Ấm Tử sa dùng hàng ngày, năng lau chùi sẽ sáng bóng như gương”.

6. Ấm Tử sa có đặc điểm chịu được sự biến động nhiệt độ nóng lạnh tức thời mà không bị rạn nứt, mùa đông tháng giá đổ nước sôi vào không bị rạn nứt

7. Truyền nhiệt ít và chậm, lỡ tay cầm vào ấm không bị phỏng.

8. Có nhiều màu khác nhau, dễ lựa chọn

Chi tiết tại: www.tradaotrunghoa.com

Trả lời 8 năm trước
mình pha lúc đầu thì xanh để lâu n đỏ
??? có cách nào khắc phục
Chè Cô Cúc
Chè Cô Cúc
Trả lời 8 năm trước
Chè đỏ có thể 1 phần là do chè cũ để từ lâu rồi. Cái này có thể đối với những dòng chè rẻ. Còn nếu không là do một trong các yêu tố sau
- Pha chè với nước quá sôi, ngay từ khi còn sôi trên bếp
- Ủ chè quá lâu ( Từ 5' trở lên)
- Để nước trà những chỗ có nhiều ánh sáng chiếu vào ( Trong trà có rất nhiều Vitamin C chứa tính axit có phản ứng với ánh sáng)
- Để nước chè quá lâu ( Từ 5h trở lên thì nước trà sẽ phản ứng với môi trường và chuyển dần sang màu nâu đỏ và để càng lâu thì càng đỏ sẫm)
Các bạn khắc phục theo những tiêu chí trên đưa ra, chắc chắn sẽ có kết quả
P/s: Mẹo là không ủ chè cả bã, sau khi chắt nước cốt ra khi còn nóng thả ngay 2-3 cục đá vào, điều này sẽ hãm sự phản ứng của chè trong thơi gian lâu hơn.
Chi tiết các bạn có thể tham khảo thêm tại:
http://www.checocuc.com/2015/08/bi-quyet-pha-che-ngon-ma-khong-bi-do.html
Minh Hoàng
Minh Hoàng
Trả lời 4 năm trước

Nhà mình đun nước chè lúc nước gần sôi là hay cho thêm ít muối vào cho xanh ấy

Quang Bách
Quang Bách
Trả lời 4 năm trước
  • Nếu cẩn thận có thể cho chè vào một túi lọc để pha, như vậy sẽ cho nước chè xanh trong và không có bã theo ra khi rót chè.
  • Đổ nước sôi một lượng vừa phải để đủ ngập chè và tốt nhất là nên lắc đều và chắt bỏ nước đầu đi để loại bỏ những tạp chất và mùi lạ ám vào chè.
  • Tiếp tục đổ nước sôi vào cho ngập hẳn chè. Ủ chè từ 3-4 phút thì nếu vào mùa hè nên chắt nước chè sang vật dụng khác như tích hay chuyên. Sau đó tiếp tục đổ nước sôi vào ủ tiếp. Qúa trình này diễn ra từ 2-3 lần tùy vào chè có được nước hay không. Sau khi lọc được phần nước cốt của chè, có thể đổ bã chè đi và cho phần nước cốt chè vào tích hoặc chuyên để rót cho khách.
  • Một trong những cách bảo quản chè mùa hè không bị chuyển sang màu đỏ thì sau khi có phần nước cốt chè, chúng ta cho thêm 1 phần nước sôi để nguội vào nước cốt của chè để nước chè loãng ra. Như thế sẽ bảo quản chè lâu đỏ hơn. Hoặc nhiều người bảo quản bằng cách rót nước cốt chè vào chai và cho vào trong thùng đá lạnh. Tuy nhiên làm như vậy thì chè vẫn giữ được màu xanh nhưng vị chè không còn.
  • Nều mùa đông thì chúng ta có thể bảo quản chè bằng cách cho vào dụng cụ để giữ ấm cho thiết bị pha chè, đảm bảo chè luôn nóng và giữ được hương chè.
  • Vào mùa hè thì tốt nhất nên chia thành nhiều lần pha trong ngày để đảm bảo nước chè luôn xanh, ngon và không bị thiu và nước đỏ.
Anh Trần
Anh Trần
Trả lời 4 năm trước

Bạn thử cho chút muối vào xem sao. Như khi bạn luộc rau muống ấy. Chúc bạn thành công

Hung Nguyen
Hung Nguyen
Trả lời 4 năm trước

bạn ủ chè quá lâu cũng sẽ khiến nước chè có màu đỏ đấy, để quá 5 phút là nó sẽ chuyển sang màu nâu sẫm