Gia vị và thức ăn Việt Nam?

Ka ka
Ka ka
Trả lời 15 năm trước
Ăn uống - là vấn đề thuộc lĩnh vực văn minh văn hóa mang nét đặc trưng của dân tộc, trong lĩnh vực này, Việt Nam có nhiều nét đặc thù, thể hiện rõ rệt nhất qua việc sử dụng gia vị và chế biến thức ăn. Do sự phong phú về tài nguyên thiên. nhiên và dồi dào về nguồn nguyên liệu thực phẩm nên việc chế biến thức ăn hàng ngày được đa dạng hóa về nhiều mặt. Nhờ sự phong phú về gia vị, sự linh hoạt trong chế biến, món ăn Việt Nam luôn luôn kích thích sự ngon miệng, dễ tiêu hoá, ít chất béo, nhiều chất bổ dưỡng, giúp sự hấp thu tốt, cần thiết cho thể lực hoạt động điều hòa, tạo sự nở nang cân đối, hạn chế sự nảy nở bất thường như chứng phì nộn, béo phệ, do đó không làm thay đổi ngoại hình. - Bởi tính đặc thù của địa hình đất nước trải dài từ Bắc chí Nam nên phong tục tập quán thể hiện qua lĩnh vực ăn uống cũng có nhiều nét đặc trưng, khác nhau theo từng vùng, chế biến theo nguyên liệu sẵn có và hợp khẩu vị của từng địa phương. - Bên cạnh những món ăn chung của dân tộc còn có những món ăn riêng biệt, mang tính chất đặc sản của từng miền. - Miền Nam có canh chua cá lóc hoặc cá bông lau, cá kho tộ, thịt kho nước dừa, hoặc cá kho ăn với dưa giá, tôm kho tàu, chạo tôm, mắm kho, mắm chưng hột vịt, lươn um, lẩu lươn . . . , chả giò, bì bún, bì cuốn, gõi cuốn, gõi ngó sen, dưa đầu heo, canh bầu cá trê bí rợ hầm dừa, ốc len hầm dừa bánh tét bánh ít, bánh bao, bánh xèo. - Miền Trung có các món: bún bò giò heo, dưa món, tré, bánh lá chả tôm, bánh nậm, bánh khoái, bánh su xê, bánh bột lọc, bánh tô châu... - Miền Bắc có phở, bún riêu, bún ốc, bún chả, canh riêu, thịt giả cầy. thịt đông, chả cá, ốc hấp lá gừng, nộm sứa, xôi vò xôi gấc, giò lụa, giò thủ, cà pháo... Còn nhiều và rất nhiều những món đặc sản của từng vùng mà trong khuôn khổ nhỏ hẹp của bài viết, không thể nào diễn tả hết được... - Điểm nổi bật trong chế biến thức ăn Việt Nam là nghệ thuật sử dụng gia vị. Thông qua việc dùng gia vị, món ăn trở nên ngon miệng, mới lạ và độc đáo. Chính gia vị đã làm nổi bật tính chất đặc biệt dân tộc của món ăn mà các dân tộc khác không thay thế được. - Món ăn Việt Nam phong phú và hấp dẫn nhờ gia vị. Ngoài những gia vị thường dùng như muối tiêu, dường, bột ngọt, ớt, chanh, giấm, hành, ngò... Việt Nam có những gia vị đặc thù như nước mắm, mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm..: vừa là nước chấm, vừa được sử dụng dưới hình thức gia vị. - Các loại rau, củ, đậu, hạt như hành, ngò, cần, rau răm, sả, thìa là, gừng, nghệ, riềng, mè, me, đậu phộng... được dùng làm gia vị cho các món ăn đặc sản Việt Nam, thể hiện thật rõ nét hương vị đậm đà quê hương. - Không giống như các món ăn phương Tây, món ăn Việt Nam được pha chế linh hoạt, thay đổi hương vị theo từng món, không món nào giống món nào, kể cả nước chấm hoặc nước sốt kèm theo cũng được thay đổi luôn. + Món ăn phương Tây nhạt, ít gia vị, hương vị các món giống nhau, chế biến gần giống nhau, sơ chế gần giống nhau, đơn giản, gọn nhẹ, không cầu kỳ, kiểu cách, chỉ khác nhau ở phương pháp làm chín như nấu, hấp, chiên, nướng, quay, rô ti đút lò hoặc trộn hỗn hợp trên lửa, không xào nấu lẫn lộn. Đa số món sử dụng là phương pháp đút lò. Nguyên liệu chính thuộc về chất đạm động vật và chất béo, không có nước chấm thay đổi theo từng món mà chỉ có muối tiêu hoặc nước sốt kèm theo món. Trang trí đơn giản nhưng đẹp và sang: Thực phẩm công nghiệp dồi dào (đồ hộp, đồ nguội, ướp lạnh...) + Ngược lại món ăn Việt Nam gia vị phong phú, đậm đà, hương vị thay đổi theo từng món. Chế biến cũng thay đổi theo từng món. . Sơ chế tỉ mỉ , cầu kỳ. . Coi trọng phần pha chế hơn trình bày. Nguyên liệu thường được sử dụng lẫn lộn, đạm động vật và đạm thực vật xen lẫn rau, củ, đậu hạt... chất béo cũng được dùng lẫn lộn giữa động vật và thực vật: mỡ, dầu, nước cốt dừa, dầu dừa, dầu phộng... Mỗi món có loại nước chấm riêng, đặc biệt phù hợp với hương vị của món ăn đó. - Hiện nay, theo chiều hướng giao lưu văn hóa, khoa học giữa các nước, những món ăn thuần túy dân tộc dần dần được cải tiến cho phù hợp với trào lưu chung của các nước nên cách pha chế có phần gọn nhẹ và phần trình bày cũng được quan tâm thể hiện để tạo sự hài hòa giữa ngon miệng và đẹp mắt, làm cho các cơ quan chức năng trong người hoạt động và hấp thụ điều hòa. Đồng thời cũng có những món ăn mới được pha chế theo chiều hướng kết hợp Đông Tây, tạo hương vị nhẹ nhàng, tinh khiết nhưng không kém phần đậm đà, thu hút đối tượng sứ dụng rộng rãi hơn và làm cho các nước dễ dàng xích lại gần nhau trong lĩnh vực ăn uống, tạo sự hiểu biết và đồng cảm sâu sắc.