Ở Huế có quán nào bán đồ thủ công mỹ nghệ trang trí không?

Hiện mình đang đi du lịch Huế, nên muốn mua một vài sản phẩm thủ công mỹ nghệ để làm quà tặng, giá mềm nhé, bạn nào ở Huế giúp mình điạ chỉ với nhé!

lan anh
lan anh
Trả lời 11 năm trước

hi bro!

mình nghĩ bro nên đến những đoạn đường có nhiều khách du lịch ấy như đường Võ thị sáu hoặc đường Lê Lợi, sẽ có nhiều, vì bán cho khách du lịch nên sẽ mắc hơn nhiều so với giá thị trường.

có 1 quán bên 127 Lê Thánh Tôn, phường thuận lộc, thành phố huế ấy, quán cafe nhưng bán đồ thủ công mỹ nghệ luôn, mi thấy giá cũng mềm, sản phẩm đa dạng, giá sản phẩm từ 300 đến với 2 triệu tùy loại sản phẩm. vừa có thể thưởng thức cafe luôn

có gì đến huế có gì alo mình, mình hướng dẫn cho.

trần thế anh
trần thế anh
Trả lời 11 năm trước

bạn có biết tên quán không?

lan anh
lan anh
Trả lời 11 năm trước

Nằm cuối đường Lê Thánh Tôn, nhưng Không Gian Xưa luôn là điểm đến lý tưởng của mọi người với phong cách hoài cổ. Không gian xưa - cái tên gợi nhớ một cái gì đó hoài cổ, một cái gì đó xa xôi trong quá khứ. Không gian xưa được ra đời xuất phát từ những ấp ủ của người chủ muốn gìn giữ những giá trị văn hóa làng nghề, tìm đầu ra cho sản phẩm...

Không gian quán bố trí hài hòa giữa sản phẩm làng nghề và cafe. Thực khách có thể vừa nhâm nhi vừa nghe tiếng chim hót vào buổi sáng, hoặc tiếng nhạc Trịnh du dương vào buổi tối, tất cả hòa quyện thành nơi trưng bày những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, là nơi gặp gỡ của những tâm hồn hoài cổ, có niềm yêu thích và tâm huyết với những giá trị truyền thống.

Bước vào quán ta có cảm giác thân quen, ấm áp như ở làng quê. Cửa sổ được trang trí bằng cây dây leo cùng rèm tre cuốn xếp rất sang trọng. Hòn non bộ nghiêng mình bên ao cá nhỏ. Bên cạnh những chiếc chum gốm cổ xưa đựng sen giấy, đơn giản mà dân dã. Thoang thoảng đâu đó cùng tiếng gió là tiếng leng keng rất vui tai của những chiếc chuông gió. Tất cả tạo nên một không gian hữu tình non nước, như một khúc ngẫu hứng không lời thú vị.

bạn có thể xem thêm link tại đây!

khamphahue.com.vn/rao-vat/l-17/5583CE86-866E-4DC9-AAC0-14EEF54ACB01/916-cafe-khong-xua-–-noi-nhung-gia-tri-truyen-thong-la-mai-mai.aspx

facebook của quán

https://www.facebook.com/khonggianxuacafe

trần thế anh
trần thế anh
Trả lời 10 năm trước

ở quán có cả hội cờ vây, cờ tướng nữa

le duy son
le duy son
Trả lời 10 năm trước

CÁI NÀO CẦN VỚI BẠN THÌ THAM KHẢO THÊM NHA

1. Nhóm làng nghề sản xuất công cụ - khí dụng, như nghề rèn sắt ở Hiền Lương, Mậu Tài, nghề đúc đồng ở Võng Trì, Dương Xuân (Sơn Điền, Phường Đúc), nghề kéo dây (thau, thép) ở Mậu Tài, nghề mài khí giới ở An Lưu, nghề làm đinh sắt, đinh đồng ở Hà Thanh, nghề đan lát (tre, mây) ở Bao La, nghề thắt gióng mây ở An Vân, An Cựu, nghề đan gót và làm mui đò ở Dã Lê, nghề làm guốc mộc ở An Ninh, nghề làm đăng nò (để đánh cá) ở Bác Vọng, nghề đan lưới (đánh cá) ở Thủ Lễ, Thụy Lôi (Phú Xuân), Uất Mậu, nghề gốm ở Dũng Cảm (Mỹ Xuyên), Cảm Quyết (Phước Tích), Nguyệt Biều (Long Thọ), nghề làm đồ sành sứ ở Ngư Võng, nghề làm nón lá ở Triều Sơn, Đồng Di, Tây Hồ, Phủ Cam, nghề làm tơi lá (áo mưa) ở Ô Sa, nghề đóng hòm (quan tài) ở Kim Long, Bao Vinh, nghề xẻ ván đóng thuyền ở Diêm Trường, Phụng Chánh, nghề làm chiếu đệm ở Bằng Lẵng, Phò Trạch, nghề làm mũ ở Hiền Lương, nghề làm trống ở Phổ Nam…

2. Nhóm làng nghề sản xuất vật liệu – trang trí, như nghề thếp vàng, sơn mài ở Tân Nộn (Tiên Nộn), nghề kim hoàn ở kế Môn, nghề chạm khắc gỗ ở Mỹ Xuyên, nghề khảm cẩn xà cừ ở Bao Vinh, nghề vẽ tranh thờ ở Lại Ân (Sình), nghề làm hoa giấy ở Thanh Tiên, nghề làm giấy ở Lương Cổ, Đốc Sơ, Thanh Lam, nghề làm mực ở Hoài Tài (Mậu Tài), nghề làm trướng liễn ở An Truyền (Chuồn), nghề làm tóc giả ở Quảng Xuyên, nghề vẽ tranh kính ở Huế…

3. Nhóm làng nghề sản xuất vật liệu – may mặc, như nghề dệt (nhiều loại) ở An Lưu, Sơn Điều, Dương Xuân, Vạn Xuân, Kim Long, Phủ Cam, nghề dệt tơ ở Phủ Cam (Trường Cởi), nghề dệt gấm, dệt nhiễu đổ ở Phú Xuân, nghề dệt lụa trắng ở An Lưu, nghề dệt mũ ở Quảng Yên, nghề dệt lụa ở Lãng Châu, Phò Nam, nghề dệt gấm cải hoa ở Vĩnh Cố (Vĩnh Xương), nghề dệt vải mặt nhỏ ở Đồng Di, Dương Nỗ, Địa Linh, nghề dệt vải thao đủi ở Mỹ Toàn (Mỹ Lợi), nghề xe chỉ, nhuộm chỉ ở Chợ Cống, nghề thêu ở Huế (phố Cẩm Tú)…

4. Nhóm làng nghề sản xuất vật liệu – xây dựng, như nghề làm vôi hàu ở Nghi Giang, Vinh Hiền, nghề làm gạch ngói ở Xóm Ngõa – Địa Linh, Long Thọ, Nam Thanh, Triều Sơn Tây, nghề nung vôi đá ở Nguyệt Biều – Long Thọ (nghề làm giấy cũng có thể thuộc nhóm này, vì ngày xưa người ta dùng giấy như một thành tố như vôi vữa, nhất là để xây cung điện, thành đài…)

5. Nhóm làm nghề sản xuất ẩm thực phẩm, như nghề đánh cá ở Dương Xuân, Thủy Bạn (Lưu Bạn), An Bằng và các làng ven sông, đầm, biển, nghề kéo mật mía ở Tân Quán, Long Hồ, Thượng An, nghề làm men rượu ở Việt Dương, Tây Thành, nghề nấu rượu ở Tân Lai, An Thành, Phù Lai, Vu Lai, Hà Thanh, nghề làm bột, bột bán ở La Khê, An Thuận, Truồi, nghề làm bánh ở Lý Khê (Lễ Khê), Tri Lễ, nghề làm bánh tráng ở Tráng Lực, Lựu Bảo, nghề làm bún ở Hương Cần, Vân Cù, nghề làm muối ở Khánh Mỹ, Diêm Trường, Phụng Chánh, Mỹ Toàn….

6. Nghề kim hoàn làm đồ trang sức, chỉ có một làng Kế Môn (nay thuộc xã Điền Môn, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế). Về sau, nghề này được phổ biến và phát triển ở thành phố Huế và một số nơi khác. Người ta thờ hai cha con ông Cao Đình Độ, Cao Đình Hương làm Tổ nghề. Cao Đình Độ gốc ở vùng Cẩm Tú, tỉnh Hà Tĩnh, di cư vào Nam làm con nuôi họ Trần Duy làng kế Môn. Ông giỏi nghề luyện vàng bạc, bịt khảm và làm đồ nữ trang. Vua Gia Long nghe tiếng, trưng tập vao Nội Kim tượng cục (cuộc thợ vàng trong cung). Về già, ông truyền nghề cho con là Cao Đình Hương và dân làng Kế Môn để đền ơn bảo dưỡng. Mất ngày 7-2-1810. Ông Hương nối nghiệp cha làm nghề kim hoàn, và được xem là “đệ nhị tổ” (tổ thứ hai) của nghề này. Ông mất ngày 27-2-1970. Khu mộ Tổ Kim Hoàn đã được Nhà Nước công nhận là di tích văn hóa theo Quyết định ngày 22-3-1990 của Bộ Văn hóa Thông Tin.

Những ngành nghề thủ công truyền thống kể trên cũng được nhân dân thực hiện rải rác ở các nơi khác, cùng với những nghề phổ biến, đặc biệt là công cụ lao động nông nghiệp, như làm cày, bừa, xe đạp nước, xe quạt lúa, cối xay lúa, cối chày giã gạo, vì những thứ này nhu cầu rất cao. Nhìn chung, trong quá khứ, chúng cũng “đã góp phần làm nên diện mạo văn hóa Huế, để lại nhiều dấu ấn tuyệt tác trên các công trình kiến trúc vật thể, cũng như hòa mình vào trong những tinh hoa phi vật thể về lối ăn, cách ở, về một kiểu ứng xử hài hòa giữa con người và tự nhiên”. Ngày nay, máy móc và kỹ thuật hiện đại chiếm ưu thế, nên đại bộ phận ngành nghề thủ công truyền thống phải nhường bước, mai một dần đi. Tuy vậy, một số ngành nghề thủ công vẫn còn tác dụng, máy móc không thể thay thế được bàn tay và khối óc con người, thì nhà nước cần có chính sách khôi phục, phát huy, đua vào quỹ đạo vận hành của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần để xây dựng quê hương…