Ăn cầu may đầu năm ?

yeutienmathoi
yeutienmathoi
Trả lời 16 năm trước
Cũng như nhiều dân tộc lấy nền văn minh lúa nước làm gốc, người Nhật quan niệm rằng gạo là nguồn gốc của sự thành đạt. Do đó, món bánh dày làm bằng bột gạo nấu với nước xúp cá, nấm và rau cải là bắt buộc phải có. Kế đến, cá được xem là loài vật thông minh giúp con người tài giỏi, năng động hơn trong kinh doanh nên trong mâm thức ăn bao giờ cũng phải có cá. Ngoài ra, trứng cá vàng tượng trưng cho may mắn là món ăn cao cấp chỉ có nhân dịp đầu năm. Chả cá quết với thịt rùa tượng trưng cho phúc thọ. Đặc biệt các món ăn ngày đầu năm được trình bày trong các hộp sơn màu đỏ. Hộp thức ăn càng rực rỡ, nhiều màu sắc, càng hy vọng hưởng được nhiều tốt đẹp trong năm mới. Đối với ẩm thực Hàn Quốc, trong thực đơn bao giờ cũng có kim chi cùng với khoai, gạo - hai loại lương thực chủ yếu của người dân xứ Hàn. Những món ăn bổ dưỡng như gà, cá, bò hầm cùng sâm rất được ưa chuộng vì ngoài mục đích bồi bổ sức khoẻ, nó còn mang ý nghĩa cầu mong sự an khang thịnh vượng suốt cả năm. Món lẩu hải sản hoặc lẩu thịt bò, các loại rau, củ phải thật đầy đủ để tượng trưng cho sự sung túc. Lẩu thường được dùng chung với cơm hoặc miến. Ở Việt Nam thì có truyền thống nấu bánh chưng.Đây là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương) (mùng 10 tháng 3 âm lịch). Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á. Bánh tét, thay thế vị trí của bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở miền nam Việt Nam. Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về