Kiêng gì khi ăn hải sản?

Porsche
Porsche
Trả lời 16 năm trước
Sau đây là một số kiêng kỵ cần thiết khi ăn đồ biển theo kinh nghiệm dân gian: Tôm biển: Không nên dùng cho những người bị dị ứng tôm, viêm da mẩn ngứa, có hội chứng âm hư hỏa vượng (gầy, hay có cơn bốc hỏa, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, sốt nhẹ về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên, họng khô miệng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ). Không ăn cùng với thịt dê. Sau khi ăn tôm không nên uống vitamin C. Cua biển: Không dùng cho những người tỳ vị hư yếu (dễ bị rối loạn tiêu hóa, ăn kém, hay đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện phân lỏng nát), người đang bị cảm mạo phong hàn, bị bệnh lý ngoài da có ngứa dai dẳng và những người dị ứng cua. Không nên ăn cua cùng với thịt thỏ, rau kinh giới và quả hồng. Tránh cua không còn tươi vì chất đạm trong cua rất dễ thối và biến thành chất độc hại. Mực: Dùng rất tốt cho những người có thể chất thiên về âm hư hoặc mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư, đặc biệt là phụ nữ bị bế kinh, khí hư, rong kinh, sau đẻ thiếu sữa... Không nên dùng cho những người tỳ thận dương hư (tay chân lạnh, sợ lạnh, hay bị cảm mạo phong hàn, sắc mặt tươi nhạt, dễ đổ mồ hôi ban ngày, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện nát, di tinh, liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục). Nên kiêng mực khi dùng những đơn thuốc có phụ tử, bạch liễm, bạch cập. Ngao: Là thực phẩm lý tưởng cho những người bị các chứng bệnh thuộc thể âm hư (người gầy, hay hoa mắt chóng mặt, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay và bàn chân nóng, có cảm giác sốt nóng về chiều, miệng khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ), người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, ung thư, u phì đại tuyến tiền liệt lành tính... Nhưng vì ngao vị mặn, tính lạnh nên những người tỳ vị hư hàn, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát không nên dùng. Hàu: Rất thích hợp cho những người mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư, các bệnh nhân bị ung thư đã được hóa hoặc xạ trị liệu. Tuy nhiên, những người tỳ vị hư hàn, bị bệnh phong và các bệnh da liễu cấp hoặc mạn tính thì không nên dùng. Khi ăn hàu thì không được dùng tetracyclin. Sứa: Là thực phẩm thích hợp cho những người bị hen suyễn, táo bón, viêm khớp, viêm loét đường tiêu hóa, tăng huyết áp, trúng độc không rõ nguyên nhân... Tuy nhiên, những người tỳ vị hư hàn thì không nên dùng.
meo
meo
Trả lời 16 năm trước
có một điều mà bạn không nên dùng chung với đồ biển là bia rượu. Hải sản chứa rất nhiều chất đạm và khi ta uống rượu bia nó sẽ làm cho bụng ta đầy lên và rất khó để tiêu hoá những chất này. Nói tóm lại là không nên dùng với rượu bia.[:)]
yeutienmathoi
yeutienmathoi
Trả lời 16 năm trước
Khi ăn một món ăn lạ và bị dị ứng thì cần chú ý: Loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng Đây là biện pháp hàng đầu để tránh làm trầm trọng thêm cơ địa dị ứng. Vì thế nếu một người biết mình thường bị dị ứng khi ăn mực thì tốt nhất là không nên ăn mực và các thực phẩm xào nấu có mực. Việc nấu chín các thực phẩm dễ gây dị ứng sẽ hạn chế được tác dụng gây dị ứng. Dùng thuốc chống dị ứng. Loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng là điều trị gốc còn dùng thuốc chống dị ứng là điều trị ngọn tức hóa giải tác động do histamin bị phóng thích gây ra cho cơ thể. Các thuốc chống dị ứng cổ điển ngày nay ít được dùng vì thời gian hiệu quả ít và gây buồn ngủ nhiều. Thuốc chống dị ứng thế hệ mới ít gây buồn ngủ, dùng một liều có thể kéo dài tác dụng 12-24 giờ. Đó là thuốc thuộc các nhóm Cétirizine, Terfénadine, Loratadine, Tritoqualine, Fexofenadine… Vì thế người hay bị dị ứng với một loại hải sản thì có thể thay thế bằng cách dùng các món hải sản khác với số lượng ít để kiểm tra cơ thể có bị dị ứng với món đó không. Nếu không, thì có thể dùng được, không nhất thiết phải loại bỏ hết hải sản sẽ mất đi thú vui ẩm thực trong đời sống hàng ngày.