Tách cà phê giá nửa triệu đồng???

Chỉ là tách cà phê, cũng chỉ để nhâm nhi, vậy tại sao nó lại đắt đến thế?

Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 13 năm trước

Ở Mỹ, người tiêu dùng đang tò mò với loại cà phê đặc biệt mới du nhập có giá đắt nhất thế giới - 30 USD một tách nhỏ.

Từ Indonesia, trào lưu cà phê Kopi Luwak đang trở thành một hiện tượng tại New York thời gian gần đây. Người Mỹ quan tâm tới cà phê này không chỉ vì mức giá đắt đỏ, mà còn về nguồn gốc thú vị của nó.

Cà phê chồn
Những chú chồn có vai trò hết sức quan trọng trong việc sản xuất ra loại cà phê đắt đỏ này. Ảnh: france24.com

Kopi Luwak cũng được làm từ hạt cà phê nhưng phải trải qua một công đoạn chế biến đặc biệt, với sự trợ giúp của những chú chồn. Những người làm cà phê cho biết, đầu tiên họ cho chồn ăn hạt cà phê, sau đó thu hoạch phân của chúng và nhặt ra từng hạt cà phê lẫn trong đống phân đó. Chất axit trong dạ dày của chồn sản xuất ra một loại men khiến hạt cà phê trở nên thơm ngon hơn. Tiếp đến, nhà sản xuất sẽ tiến hành làm sạch và rang cà phê.

cà phê chồn
Cà phê chồn Kopi Luwak: "Thơm ngon đến giọt cuối cùng". Ảnh: amusingplanet.com

Chính vì cách chế biến cầu kỳ như trên, giá một kg cà phê chồn có thể lên đến 440 USD theo hãng tin AP. Một số cửa hàng trực tuyến còn rao bán loại hảo hạng lên tới 600 USD một kg, theo tờ Jarkata Globe. Mỗi năm, chỉ có khoảng 450 kg cà phê chồn được sản xuất trên thế giới, chủ yếu từ Indonesia và Philippines. Tuy nhiên, mới đây những người đứng đầu nhà thờ Hồi giáo ở Indonesia cho biết, họ có thể sẽ cấm uống loại cà phê này vì nguồn gốc "không sạch sẽ".

Mặc dù vậy, Tổng thống Indonesia có quan điểm khác về cà phê chồn. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Australia Kevin Rudd hồi tháng 3 vừa rồi, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã tặng ông một hộp cà phê chồn làm quà.

Ở Mỹ, mỗi tách cà phê chồn có giá khoảng 30 USD. Nhà hàng Lobby Lounge tại khách sạn Intercontinental Hong Kong bán với giá 165 đôla Hong Kong, tương đương 21 USD một cốc. Nhà hàng trong khách sạn Four Seasons của Pháp bán cà phê chồn, một cốc 30 USD.

Những người đã trải nghiệm loại cà phê này nhận xét Kopi Luwak có vị thơm ngon khác thường, ngọt đắng nhẹ. Nếu thêm từng chút đường một cho đến khi màu cà phê chuyển thành nâu vàng, tách cà phê còn thoang thoảng hương vị socola dịu nhẹ.

Quy trình sản xuất cà phê đắt nhất thế giới

Cà phê được công nhân thu hoạch bằng tay. Ảnh: amusingplanet.com
Sau đó, quả cà phê được lựa chọn kỹ. Ảnh: amusingplanet.com
Tiếp đến là phần nhiệm vụ quan trọng nhất của các chú chồn. Ảnh: amusingplanet.com
Chúng được ăn quả cà phê. Ảnh: amusingplanet.com
Đây là công việc hàng ngày của chúng. Ảnh: amusingplanet.com
Do chồn không thể tiêu hóa được hạt cà phê, chúng "cho ra" sản phẩm là cà phê nguyên hạt. Ảnh: france24.com
Phân của chúng được công nhân thu lượm. Ảnh: amusingplanet.com
Sản phẩm của các chú chồn....Ảnh: france24.com.
... được sàng lọc kỹ càng. Ảnh: france24.com

rồi được đưa vào công đoạn làm sạch. Ảnh: amusingplanet.com

Cà phê được phơi khô. Ảnh: amusingplanet.com
Cảnh phơi cà phê chồn. Ảnh: amusingplanet.com
Sau đó chúng được rang thủ công... Ảnh: france24.com
... và đóng gói. Ảnh: france24.com
Cà phê chồn đắt một cách kinh ngạc. Ảnh: france24.com
Từng ly cà phê khi dọn ra đều kèm theo chứng nhận "cà phê làm từ chồn" tại Hong Kong. Ảnh: france24.com
Cà phê Kopi Luwak được phục vụ trong cửa hàng cà phê sang trọng ở New York. Ảnh: france24.com
Cà phê chồn: "Thơm ngon đến giọt cuối cùng". Ảnh: amusingplanet.com

(Theo vnexpress)

Tran Van Trung
Tran Van Trung
Trả lời 13 năm trước

Tôi từng uống cà phê này

Có, có loại café này! Nhưng phải phân biệt. Café hiệu Chồn Hương hay Hương Chồn ... Đó là cái thương hiệu. Khác với những hạt café được tìm thấy từ những bụi rậm cạnh rẫy café.

Khi tôi còn nhỏ, suốt những mùa hè, tôi về phụ giúp gia đình hái café. Tôi đã tình cờ tìm thấy trong các bụi rậm những cục phân chồn (những cục phân mà trong đó chỉ có những hạt café dính vào nhau). Sau khi đã chọn lựa và ăn những trái café chín, ngon nhất, rồi chồn đi tiêu ra những nơi có bụi rậm đó. Nhưng đặc biệt là nơi những bụi rậm đó, con chồn cũng còn chọn nơi có một chút ánh nắng để tiêu ra. Cho nên cục phân đó lại mau khô hơn và kết chặt vào nhau nhờ chất nhờn ngoài cái 'vỏ lụa' của hạt café. Phía trong cái vỏ lụa đó là nhân (hạt) café.

Tôi đã từng lượm những cục phân đó và sau một mùa hái café, tôi thu góp lại được khoảng 3 - 4kg café cứt chồn. Tôi đem bán cho một người Hoa chuyên chế biến café thì ông ta đã trả cho tôi hơn gấp 3-4 lần giá café thường. Và đương nhiên là phải để nguyên hình dạng của những cục phân chồn đó, những cục phân khô hoàn toàn café và chỉ còn dính một vài chút chất nhờn lẫn lộn màu đỏ của cái vỏ ngoài đã khô và gắn liền với cục phân. Con chồn ăn trái café, nhưng nó nhả cái vỏ ngoài ra và chỉ nuốt cái hột café được bao bọc bởi một lớp vỏ 'lụa'. Lớp vỏ này có dính chất nhờn trơn, và có thể lớp vỏ này giúp chồn nuốn trơn và nhanh và giúp giữ hạt café nguyên vẹn bên trong.

Tôi đã từng uống. Vì tôi thấy tò mò muốn thử. Và tôi đã khám phá ra mùi vị café có khác với café thường. Ngon hay không, tôi không dám phán đoán. Vì mỗi người có thể cảm nhận được cái hương vị đó khác nhau.

Tôi viết nghiêm chỉnh.

( Hàn Nguyên )

Nguyen The Hoang
Nguyen The Hoang
Trả lời 13 năm trước

Một năm tôi chỉ thu được 1 ký cà phê chồn

Cách đây 30 năm tôi có làm 4 mẫu cà phê ở rất xa nhà. Rẫy phải có điều kiện có suối thì chồn với ở, vậy mà mỗi năm tôi đi lượm giỏi lắm cũng chỉ hơn một ký, nhưng chỉ được có hơn ba năm rồi sau không còn nữa vì chồn bị bắt hết cả rồi. Vậy làm sao mà các bạn có thể uống một cách dễ dàng ở tiệm được. Nếu ai đã từng uống một ly cà phê cứt chồn thì tôi tin chắc các bạn sẽ không bao giờ quên được.

Vì cà phê cứt chồn ở Việt nam hoàn toàn thiên nhiên. Không phải chồn chỉ ăn cà phê chín mọng thôi đâu, mà chúng còn ăn những thức ăn bên ngoài nữa mới ngon và còn theo mùa nữa vì ở ngoài còn có cả những loại củ và quả thiên nhiên nữa được hòa vào. Vì vậy nếu ai có uống rồi thì sẽ cảm nhận được có rất nhiều mùi vị đặc biệt

( Hung Phuong )

Tran Quynh Nhung
Tran Quynh Nhung
Trả lời 13 năm trước

Cà phê chồn thiên nhiên mới ngon

Tớ cũng là người làm cà phê, tớ thấy cà phê chồn đã có từ rất lâu rùi nhưng hiện nay các nước bạn đi trước minh thì lỗi là do mình. Nhưng tớ thấy cách làm như các nước bạn thì chẳng ăn thua gì cả đâu. Nếu nuôi chồn mà cho chồn ăn cà phê như thế thì loại cà phê mà chồn thải ra cũng chả khác gì cà phê thường là mấy đâu. Nhưng trong tự nhiên thì khác, chồn hay chim gì cũng được thường thì những cây cà phê ngon thì chúng mới ăn nên những cây cà phê đó nếu chế biến cà phê rất ngon chứ không phải do cà phê lấy từ phân chồn mới ngon.

Nếu các bạn không tin vào mùa cà phê các bạn thấy cây cà phê nào chim ăn vỏ quả cà phê để lại hạt các bạn lấy quả của đây cà phê đó chế biến cà phê chắc chắn ly cà phê của các bạn không thua gì cà phê chồn đâu.

( DANG MINH )

Pham Thi Thu Thuy
Pham Thi Thu Thuy
Trả lời 13 năm trước

Vì sao cà phê chồn quí hiếm?

Cà phê chồn quý hiếm vì:

- Duy nhất loài chồn hương chỉ sống ở Việt Nam và Indonesia mới thích ăn trái cây như cà phê (các loài chồn khác ăn thịt không à). Chồn huơng với mùi xạ hương của nó, đặc biệt chồn hương đực sẽ giúp cà phê chồn tuyệt hơn.

- Sự độc đáo của tự nhiên khi men tiêu hoá của chồn hương làm thay đổi cấu tạo phân tử của hạt cà phê làm biến đổi hương vị cà phê ngon hơn.

- Không phải ai có nguồn nguyên liệu cà phê chồn đều có thể chế biến thành thanh phẩm cà phê chồn. Nó đòi hỏi công nghệ tiệt trùng cao để đảm bảo an toàn vstp cho sản phẩm này. Trước đó, việc thu gom nguyên liệu có nhiều tiêu chí để đảm bảo chất lượng.

- Chồn hương thích ăn loại trái cây như cà phê vì có phần cơm ngọt và ngon (đó là lí do chồn chỉ chọn trái cà phê chín mọng mà ăn thôi). Hạt nó không tiêu hoá được nên con người có được của quý ấy. Không phải ép ăn, các bác à. Đó là sự ưu ái hay là bí mật của tự nhiên mà thôi.

- Chồn hương giờ quý hiếm quá vì bị lên bàn nhậu hết rồi. Hix

( Helen )