Cách sử dụng nồi cơm điện

Giúp mình hướng dẫn cách sử dụng nồi cơm điện makxim nhá cả nhà

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 9 năm trước

Hướng dẫn các bạn cách sử dụng nồi cơm điện hiệu quả bền lâu.

Do thói quen, các bà nội trợ thường vo gạo bằng chính nồi nấu, điều này khiến lớp chống dính dễ bị hỏng , cơm nấu không ngon và dính nồi.

Thói quen nấu cơm và để thời gian hâm liên tục cũng làm giảm tuổi thọ của nam châm bên trong nồi cơm điện, khiến rờ le không hoạt động bật – tắt chính xác.

Bạn không nên cho xoong nấu vào nồi bằng một tay, vì có thể làm hỏng nồi , khiến cơm chín không đều.

Vo gạo xong , khibỏ xoong nấu vào nồi , nhiều người chỉ dùngmột tay. Cách này có thể làm hỏng rờ le chính của nồi, bởi thiết kế của đáy xoong hơi lõm nên việcđặt bằng một tay dễ khiến rờ le tiếp xúc không đều, dẫn đến cơm bên sống bên chín. Do vậy, khi đặt xoong, nên lau nước xung quanh và đặt bằng hai tay nhẹ nhàng, sau đó xoay xoong nửa vòng qua trái hoặc qua phải để rờ le tiếp xúc đều, cơm nấu sẽ không bị sượng.

Ngoài việc dùng không đúng cách, nồi cơm điện còn dễ hỏng nếu đó là loại rẻ tiền, vì các lý do sau:

Phần xoong làm bằng chất liệu nhôm mỏng và lớp chống dính kém chất lượng, dễ bong tróc sau một thời gian sử dụng. Nấu cơm nồi bị bong lớp chống dính còn có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe gia đình bạn.

Rờ le chính sử dụng loại nam châm vĩnh cửu kém chất lượng, sau một thời gian sẽ mất đi tính chính xác để bật lò xo lên,dẫn đến hậu quả là cơm sượng hoặc khét.Thời gian sử dụng của rờ le chính (phần nam châm vĩnh cửu) ở những nồi cơm điện rẻ tiền chỉ khoảng sáu tháng, sau đó phải thay mới, giá tkhoảng 30.000 đồng.

Đế cảm biến nhiệt dưới đáy nồi có khe hở lớn nên côn trùng như gián, thằn lằn có thể lọt vào, hoặc hạt gạo rơi xuốngkhe hở này, gâychạm mạch điện, làm hư hỏng đế cảm biến nhiệt. Giá thay thế là200.000 – 500.000 đồng.Nhiều loại nồi cơm điện hiện đại đã khắc phục được nhược điểm này bằng cách thiết kế đế cảm biến nhiệt dính hẳn với đáy nồi, không có khe hở.

Nội Thất Gia Minh
Nội Thất Gia Minh
Trả lời 9 năm trước

Với xã hội phát triển như hiện nay thì nồi cơm điện đã quá quen thuộc với mỗi gia đình rồi phải không mọi người . Nhưng sử dụng hàng ngày thì bạn cũng chưa chắc đã biết cách sử dụng sao cho cơm ngon , nấu nhanh chín và đặc biệt là tiết kiệm điện phải không mọi người.

Đong gạo và vo gạo

Cốc đong sử dụng để đong gạo nấu, cốc đong gạo nấu tương đương 0.18 lít (tương đương 150g). Không nên vo gạo trực tiếp trong nồi con, để tránh xước lớp chống dính, hoặc méo do va chạm, đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia nhiệt kém vì tiếp xúc với mâm phát nhiệt không tốt.

* Cho gạo vào nồi con và cho nước vào các mức tương ứng. Ví dụ, cho nước vào nồi ở mức cao nhất, mức 10 nếu lượng gạo nấu là 10 cốc), có thể tăng hoặc giảm lượng nước tùy vào loại gạo nở nhiều hay ít.

* Dùng vải mềm lau khô bên ngoài lòng nồi rồi nhẹ nhàng đặt vào thân nồi. Xoay lòng nồi vài lần sao cho đáy nồi và mâm phát nhiệt tiếp xúc với nhau.

- Không được để các vật lạ nằm giữa đáy lòng nồi và mâm điện phát nhiệt.
- Lớp chống dính được phủ bên trong lòng nồi phù hợp với tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, hoàn toàn không gây hại sức khỏe con người.

* Nhẹ nhàng nhấn mặt nắp xuống cho đến khi nút mở nắp ăn khớp nhau: Cần chắc chắn là nắp nồi đã được đậy khít, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả nấu. Lưu ý: Luôn để chức năng "Cook" khi bắt đầu nấu và chức năng "Warm" khi hâm nóng lại.

* Khi đã chuẩn bị nấu xong, trước tiên cắm dây nguồn vào ổ cắm của nồi, sau đó cắm dây nguồn vào ổ cắm nguồn điện xoay chiều.

* Sau khi cắm phích vào nguồn điện, đèn "Giữ ấm" - "Keep Warm" sẽ sáng lên, bạn phải nhấn nút nấu "Nấu cơm" - "Cooking" xuống để khởi động việc nấu cơm. (Nếu để đèn "Warm" cơm sẽ không chín)

* Khi hoàn tất việc nấu "Nút nấu" sẽ nhảy lên tự động bạn sẽ nghe "Tắc" 1 tiếng. Đồng thời "Đèn nấu" - "Cooking" sẽ tắt và đèn "Giữ ấm" - "Keep Warm" sẽ sáng.

Mẹo nhỏ: Cơm ăn ngon hơn sau 12 phút giữ ấm

Khi hấp thức ăn, cho nước vào bên trong nồi, lượng nước này khác nhau tuỳ thuộc vào loại thực phẩm cần hấp. Chú ý lượng nước không vượt quá mức chiều cao của lồng hấp.

- Đặt vỉ hấp vào bên trong lòng nồi và đặt thực phẩm vào bên trong của vỉ hấp.(Nếu có thêm vỉ hấp)
- Thực hiện việc hấp dựa vào cách chỉ dẫn của các mục 4,5,6 ở trên.
- Khi hấp đã hoàn thành, phải tắt nguồn cho nồi, dùng tay gạt "Nút nấu" lên. Trong quá trình nấu, hấp thức ăn phải mở nắp nồi từ từ, để tránh lượng nước tích tụ trên nắp lọt vào thân nồi


Chú ý:

- Nếu trong cụm thoát hơi có vật thể lạ phải làm vệ sinh để tránh hiện tượng tràn nước ảnh hưởng đến hiệu quả nấu cơm.
- Khi làm vệ sinh cụm thoát hơi không được nhấn hoặc kéo zuăng thoát hơi 1 cách tuỳ ý
- Không được dùng lòng nồi để nấu trực tiếp trên thiết bị ra nhiệt khác điều đó làm cho lòng nồi dễ biến dạng.
- Khi cơm mới vừa chuyển sang trạng thái giữ ấm, không nên dùng cơm ngay, cơm sẽ mềm và ngon hơn nếu giữ ấm 15 phút.
- Thời gian giữ ấm không được kéo dài quá 12 giờ tránh cơm bị biến dạng

Chú ý an toàn:

- Phích cắm phải được cắm vào chắc chắn. Không nên sử dụng các loại ổ cắm nhiều lồ cắm để sự dụng nhiều loại thiết bị gia dụng cùng 1 thời điểm.
- Khi không sự dụng nồi nhớ phải rút dây nguồn khỏi ổ cắm nguồn.
- Khi cắm phích nguồn vào ổ cắm, phải cắm phích thật khớp, nếu phích cắm tiếp xúc không tốt dẫn đến phích cắm bị cháy.
- Nồi cơm điện không được đặt ở vị trí không bằng phẳng, ẩm ướt hoặc gần với các dụng cụ phát nhiệt khác, đó là nguyên nhân làm hỏng nồi phát sinh sự cố khác.
- Khi nấu cơm, cụm thoát hơi rất nóng, vì vậy không để tay hay tiếp xúc trực tiếp với lỗ thoát hơi nhằm tránh trường hợp bỏng.
- Thân nồi và nắp nồi không được vệ sinh trực tiếp bằng nước, tránh làm hỏng các bộ phận cách điện gây nguy hiểm.
- Để tránh bị điện giật không được để nắp nồi cơm hoặc các bộ phận mang điện khác tiếp xúc với nước hay tất cả các loại dung dịch khác.
- Nếu dây nguồn của nồi bị hư, nó phải được thay thế bởi 1 dây mới của chính nhà SX
- Không được để trẻ em sử dụng sản phẩm một mình, và phải đặt nồi tránh xa tầm tay trẻ em để tránh các trường hợp điện giật xảy ra.


Vệ sinh nồi:

- Cụm thoát hơi phải được làm vệ sinh kịp thời, nắp và thân cụm thoát hơi phải vệ sinh riêng.
- Dùng vài lau khô vắt khô để lau sạch nắp cụm thoát hơi, thân cụm thoát hơi.
- Lấy lòng nồi ra khỏi thân nồi cơm, rửa sạch bằng chất tẩy rửa dùng trong gia đình và rửa lại bằng nước sạch và sau đó lau lại bằng vải mềm.
- Không dùng các loại bàn chải bằng kim loại hoặc các dụng cụ cứng khác để chủi rửa lòng nồi nhằm tránh làm hỏng lớp chống dính bên trong lòng nồi.
- Tháo hộp chứa nước ra và đổ nước thừa bên trong, rửa sạch và lắp lại giá đỡ hộp chứa nước.
- Các hạt cơm vật thể lạ khác có thể dính trên mâm nhiệt, có thể dùng các giấy nhám mịn để chà và dùng vải lau lại để giữ cho bề mặt tiếp xúc của mâm phát nhiệt và lòng nồi được tốt.

bạn xem chi tiết tại đây:http://noigiadinh.com