Khi nào nên thay bugi ?

Không biết đã có topic nào đề cập đến vấn đề này chưa, thôi thì cũng xin mạo muội nhờ các bác chia sẽ kinh nghiệm và đưa ý kiến thảo luận để mọi người cùng học hỏi. 1/ Khi nào thì nên thay bugi, có nên theo tiêu chuẩn (khuyến cáo) của nhà sản xuất hay không? 2/ Có nên làm mới (làm sạch, mài giũa, điều chỉnh lại khe hở điện cực v.v..) bugi cũ đã sử dụng hết tuổi thọ (theo khuyến cáo nhà sản xuất) để sử dụng tiếp hay không? Tại sao? Mời các bác và xin cảm ơn trước ạ.
Trả lời 15 năm trước
không biết bài viết này có giúp ích cho bạn không nè: Bugi là bộ phận tạo ra tia lửa điện trong buồng đốt, môi trường làm việc của nó rất khắc nghiệt, tần suất làm việc cao, chi phối rất nhiều đến hiệu suất của động cơ. Sau mỗi 4.000 km, cần phải tháo bugi ra để kiểm tra định kỳ, chỉnh khe hở giữa chấu mát và điện cực (+). 1 - Điện cực chính. 2, 8, 9 - Keo chèn. 3 - Long đen. 4, 7 - Sứ cách điện. 5 - Khe hở chấu mát - cực (+). 6 - Đầu tiếp nguồn cao áp. 10, 11 - Vỏ kim loại. 12 - Chấu mát. Kiểm tra chung thường kỳ Khi xe của bạn chạy được một thời gian (trên 2.000 km), tháo bugi ra để quan sát, ta có thể đoán biết được tình trạng động cơ: 1. Sứ cách điện (bao quanh cực + ở giữa vành tròn đầu bugi) có màu đỏ gạch nung, chấu và nồi bugi khô sạch, chứng tỏ động cơ hoàn toàn tốt. 2. Sứ cách điện và chấu bị bao phủ một lớp muội đen, khô, nghĩa là nhiên liệu không được đốt cháy hết, do các nguyên nhân sau: - Vít lửa rơ, rỗ. - Điện thứ cấp yếu. - Bugi đang dùng sai tiêu chuẩn (loại quá nguội). - Chế hoà khí chỉnh sai tỷ lệ hỗn hợp, bị thừa xăng. - Áp lực nén trong buồng đốt thấp, xú páp bị xì. 3. Sứ cách điện, chấu mát bẩn, bám đầy muội than ướt, như vậy là dầu nhờn bị lọt vào buồng đốt, do séc măng và xi lanh mòn. Bảo dưỡng căn chỉnh theo định kỳ Trình tự thao tác như sau: 1. Dựng xe trên chân chống giữa, rút nắp dây cao áp khỏi bugi. 2. Làm sạch khu vực quanh chân bugi trên nắp quy lát. 3. Dùng tuýp bugi tháo nó ra khỏi đầu quy lát. 4. Ngâm đầu chấu vào xăng, dùng que gỗ moi sạch muội bẩn bên trong nồi bugi, tránh làm sứt vỡ sứ cách điện. Rửa lại với xăng thật sạch và thổi khô. 5. Dùng một vật chuẩn phẳng dẹt dày 0,7 mm để kiểm tra khe hở giữa chấu mát với điện cực (+) ở trung tâm. Khe này rộng quá thì tia lửa khó phóng qua, mất lửa ở tốc độ thấp, chóng hỏng bôbin sườn. Nhưng nếu nó hẹp quá thì tia lửa lại không đủ lớn để hỗn hợp bắt cháy, xe không bốc, tốn xăng. Chỉnh lại khe hở bằng cách gõ vào hoặc nạy ra mỏ chấu mát một cách nhẹ nhàng. 6. Sau khi đã làm sạch, quan sát xem sứ cách điện có nứt, mẻ không, điện cực có mòn quá không. Nếu có một trong các dấu hiệu trên thì phải thay bugi mới. 7. Bugi vẫn đang ở ngoài, cắm nắp tiếp điện vào, kề vỏ sắt của nó lên thân máy, đạp cần khởi động rồi quan sát tia lửa, chúng phải phóng đều, mạnh, tập trung giữa chấu và cực (+). Nếu lửa nhỏ, phóng lung tung ra xung quanh, chứng tỏ bugi yếu phải thay mới 8. Khi lắp lại bugi vào quy lát, giỏ vài giọt dầu vào gien rồi dùng tay xoáy nhẹ cho đến khi vào hết, dùng tuýp siết thêm 1/4 vòng. 9. Nếu điện cao áp bị mất qua dây và chụp bugi, xe thường chết máy khi đi mưa hoặc sau khi rửa. Kiểm tra kỹ, nếu thấy lỗi thì phải thay mới, thao tác cuối cùng là lắp lại nguồn điện này và nổ thử máy. Bắt bệnh bugi Bugi là thiết bị cung cấp tia lửa điện để đốt cháy hòa khí nhiên liệu - không khí. Những dấu hiệu như màu sắc, độ mòn của nó có thể cho biết về tình trạng động cơ. Nếu bugi có màu vàng nâu, động cơ hoạt động tốt, còn nếu đen ướt, chứng tỏ dầu bôi trơn đã lọt vào xi-lanh. Trong hệ thống đánh lửa ôtô và xe máy, bugi là thiết bị cuối cùng trong sơ đồ. Nó có vai trò cung cấp tia hồ quang điện đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu không khí đã được nén ở áp suất cao. Cấu tạo của bugi bao gồm cực mát (cực uốn cong) và cực tâm có tác dụng đánh lửa. Giữa cực tâm và cực mát là khe đánh lửa có độ rộng 0,9 mm (đối với đánh lửa tiếp điểm) và 2,03 mm (đánh lửa điện tử). Bugi có màu vàng nâu Bugi có màu vàng nâu chứng tỏ động cơ hoạt động bình thường, tỷ lệ không khí - nhiên liệu đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật và các thành phần cơ học ổn định. Nếu thay bugi mới, bạn nên thay bugi có cùng khoảng nhiệt (cho biết tốc độ bugi truyền nhiệt từ buồng đốt đến các đầu xi-lanh, được xác định bằng chiều dài lớp cách điện phía dưới). Đường dẫn nhiệt dài hơn, bugi làm việc nóng hơn còn khi ngắn hơn, nó sẽ làm việc mát hơn Thông thường, khi bugi có màu này có nghĩa chế hòa khí gặp sự cố nên cung cấp hỗn hợp giàu (nhiều nhiên liệu) hoặc chạy cầm chừng quá mức. Kết hợp với khói đen thoát ra từ ống pô bạn có thể kết luận xe chạy ở chế độ giàu. Trước khi thay bugi, cần chỉnh lại tỷ lệ nhiên/không khí cho phù hợp. Các nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng thừa nhiên liệu có thể là lọc khí bẩn (cung cấp ít không khí), chế hòa khí hỏng, bướm gió kẹt. Đây là dấu hiệu cho biết dầu đã lọt vào xi-lanh, bị đốt và sinh ra muội bám trên bugi. Sự rỉ dầu bôi trơn vào buống đốt có thể do hở van, hở séc-măng hay do thành xi-lanh bị mài mòn. Nếu xe có thêm hiện tượng có khói xanh, mùi khét, có nghĩa động cơ cần phải được sửa càng sớm càng tốt. Động cơ hai thì nếu có hiện tượng trên có thể do dầu dẫn động bị lọt từ các-te. Chứng tỏ động cơ hoạt động quá nhiệt, gây nên do các nguyên nhân như bugi không phù hợp (có khoảng nhiệt quả lớn), chỉ số Octan quá thấp, thời gian đánh lửa không tối ưu, hệ thống làm mát hỏng, chế hòa khí cấp quá nhiều không khí và cuối cùng có thể do trục lót khuỷu hay các-te bị hở (trên các xe hai thì). hoặc theo 1 cách khác có thể nói rằng Sứ cách điện có màu trắng hay trắng xám chứng tỏ nhiệt độ trong lúc động cơ làm việc nóng hơn bình thường và có thể do một loạt nguyên nhân sau: - Cân lửa sớm hơn quy định, cần kiểm tra lại thời điểm đánh lửa và điều chỉnh lại cho đúng. - Chế hòa khí bị thiếu xăng, cần kiểm tra và điều chỉnh lại chế hòa khí hay hệ thống phun xăng để chế không bị thiếu xăng nữa. - Động cơ bị nóng thất thường do nguyên nhân khác như thiếu nhớt, lốp xe quá non làm tăng ma sát với mặt đường. Nguyên nhân do bugi có khoảng nhiệt không phù hợp, thời gian đánh lửa quá sớm, thiếu hòa khí nhiên liệu-không khí, hệ thống làm mát hỏng hoặc do thiếu dầu bôi trơn. Trường hợp này xảy ra khi sử dụng bugi trong thời gian quá dài mà không thay. Khoảng cách lớn có thể làm cho động cơ hoạt động yếu do bugi cần điện thế cao hơn để đánh lửa. Cách phân biệt bu-gi thật - giả Các loại bu-gi "nhái" theo những thương hiệu nổi tiếng như Denso, NGK, xuất hiện khá phổ biến tại Việt Nam và gây không ít phiền toái cho khách hàng. Tuy nhiên, mỗi sản phẩm có đặc điểm riêng để nhận dạng như bu-gi Denso có rãnh cực mát hình chữ U trong khi bu-gi NGK có vòng lót rất chắc. Hiện tại, thị trường thiết bị phụ tùng cho cả xe hơi và xe máy bị làm giả với công nghệ khá tinh vi. Tháng 5, đội quản lý thị trường số 4, huyện Long Thành, Đồng Nai đã phải tiến hành tiêu hủy hơn 2.000 chiếc bu-gi giả nhãn hiệu của NGK. Bên cạnh đó, những thương hiệu nổi tiếng thế giới như Denso cũng bị làm giả và nguồn hàng nhập chủ yếu từ Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch. Trên thực tế, nếu không có những chi tiết đặc trưng, người tiêu dùng rất khó nhận ra đâu là bu-gi thật, đâu là bu-gi giả. Trong khi đó, bu-gi giả có thể gây nên nhiều tác hại như xe khó khởi động, hoạt động không hiệu quả, tiêu hao nhiên liệu, xe không bốc. Thậm chí, đầu bọp có thể bị mòn, thủng nếu sử dụng trong một thời gian dài. Theo tài liệu do nhà phân phối chính thức của Denso tại Việt Nam, Xí nghiệp Vận tải và Du lịch JAC, thuộc công ty Cổ phần Ford Thăng Long, sản phẩm bu-gi Denso có những đặt điểm bề ngoài rất dễ nhận biết: Đầu điện cực (phần bằng sắt nối với đầu bọp) của bu-gi giả sáng loáng chứ không xỉn như của Denso thật. Tiếp đến là phần sứ cách điện, bu-gi Denso thật có 5 gân, in hình thương hiệu Denso và các ký hiệu sản phẩm một cách đồng đều, rất khó cạo, trong khi bu-gi giả có độ nghiêng không đều, nhòe mờ và dễ phai màu khi gặp nước. Phần ren trên bu-gi giả có đỉnh không được sắc nét và ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cũng như hoạt động của động cơ. Một đặc điểm nữa trên bu-gi Denso là nhà sản xuất này khoét một rãnh chữ U trên điện cực mát để tăng cường khả năng đánh lửa. Đây là công nghệ rất phức tạp nên gần như các sản phẩm nhái không thể bắt chước. Các loại bu-gi "nhái" theo Denso chỉ có rãnh hình chữ V chứ không có hình chữ U. Đầu cực mát có rãnh chữ U rất đặc trưng của bu-gi Denso thật. Ảnh: Denso Những dấu hiện cấu tạo bên trong cũng cho biết nhiều thông tin về sản phẩm. bu-gi Denso dùng loại sứ cách điện chất lượng cao nên mịn và đồng nhất, trong khi đó bu-gi giả dùng loại sứ chất lượng thấp nên thường có lỗ bọt khí. Bên cạnh đó, phần điện cực dương bu-gi Denso thật làm bằng đồng, có khả năng thoát nhiệt tốt trong khi hàng nhái được làm bằng sắt nên tốc độ giải nhiệt chậm, khi đập vỡ thường có màu đen chứ không có màu đỏ như bu-gi chính hiệu. Một sản phẩm khác có mặt trên thị trường Việt Nam khá lâu là bu-gi NGK. Những thông tin trợ giúp và cảnh báo khách hàng về nạn bu-gi giả vẫn được NGK Spark Plug gửi tới khách hàng thường xuyên. Theo tài liệu chính thức, đặc điểm đầu tiên để nhận ra bu-gi NGK thật là chữ "NGK" viết chính giữa thân sứ trong khi các loại hàng nhái thường viết lệch lên phía trên với nét chữ không sắc. Số lô hàng của NGK được viết trên hình lục giác với 4 chữ số, trong khi bu-gi giả là hình thang vuông. Dấu hiệu nhận biết bu-gi giả. Ảnh: NGK Đặc điểm nổi bật mà các thợ máy lâu năm dùng để nhận biết bu-gi NGK và được nhà sản xuất này khuyến cáo là vòng lót (long-đờn theo tiếng Nam Bộ hay gioăng ở ngoài Bắc) trên sản phẩm thật rất chắc, dù sử dụng một thời gian dài. Trong khi đó, ở bu-gi giả, chi tiết này chỉ cần dùng tay cũng có thể vặn ra dễ dàng. Ngoài những dấu hiệu trên, các nhà sản xuất cũng khuyên người tiêu dùng nên bảo dưỡng thường xuyên để có thể phát hiện kịp thời bu-gi giả. Các sản phẩm nhái thường có độ bền kém, có thời gian đánh lửa sớm nên dễ bám muội cũng như mòn nhanh hơn sản phẩm chính hãng....