Bu-gi cho xe máy Yamaha SS110

Tôi đang dùng xe máy Yamaha SS110. Nói chung xe chạy tốt. Tuy vậy từ khi thay bu-gi thì xe có biểu hiện vận hành không bình thường, có lúc khó khởi động. Thợ sửa xe bảo tôi lắp nhầm bu-gi. Xin cho biết Yamaha SS110 dùng loại bu-gi nào mới đúng kỹ thuật
Trả lời 15 năm trước
Bạn không cho biết đã lắp bu-gi của nhà sản xuất nào như NGK, Denso, Champion hay ND? Tuy vậy, bu-gi của các hãng đều có chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản như: đường kính của ren ốc; chỉ số nhiệt; chiều dài của ren ốc; cấu tạo và đặc điểm của điện cực và khe hở điện cực. Người sử dụng thường ít chú ý đến các đặc điểm cấu tạo của phần sứ cách điện bao quanh điện cực giữa mà thường chỉ chú ý đến phần ren của đầu bu-gi có tương đương với bu-gi của xe mình hay không. Trong các thông số kỹ thuật của bu-gi thì thông số "chỉ số nhiệt" là quan trọng nhất vì muốn cho bu-gi làm việc tốt phải lựa chọn bu-gi theo nguyên tắc: Tỷ số nén của động cơ càng cao thì phải dùng loại bu-gi càng lạnh, chỉ số nhiệt càng lớn. Chỉ số nhiệt của bu-gi chia thành 9 loại, đánh số từ 2 đến 11. Số càng cao, bu-gi càng lạnh. Dùng nhầm loại bu-gi lạnh cho xe lắp động cơ có tỷ số nén thấp, máy làm việc sẽ ậm ạch. Ngược lại, dùng bu-gi nóng cho máy có tỷ số nén cao, bu-gi sẽ chóng bị rạn nứt phần cực cách điện. Tính chất nóng hay lạnh thường được ghi trên thân bu-gi nhưng cũng có thể quan sát phần sứ cao cực điện để nhận biết. Bu-gi lạnh, phần sứ bao cực ngắn và có độ côn lớn, đầu tù hơn loại bu-gi nóng. Xe máy Yamaha SS110 loại bu-gi NGK-BP7HS-10 có đặc điểm như sau: - Đường kính ren ốc: 14 mm. - Chỉ số nhiệt: 7. - Chiều dài ren ốc: 12,7 mm. - Điện cực giữa bằng đồng. - Khe hở điện cực: 1.0 mm.