Những câu hỏi cần thiết khi mua xe ô tô cũ

Trả lời 15 năm trước
Cho dù chỉ là nói chuyện qua đường điện thoại, những câu hỏi dưới đây vẫn sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối có thể gặp phải khi quyết định sở hữu một chiếc xe hơi đã qua sử dụng. Từ những câu trả lời có được, bạn sẽ tìm ra thông tin cần thiết về tình trạng thực sự của chiếc xe mà bạn đã lựa chọn. Điều đầu tiên cần nhớ đề cao cảnh giác trước bất kỳ câu trả lời từ người bán mà bạn cảm thấy rằng nó chưa rõ ràng, quá cường điệu hoặc đi vòng vo xung quanh vấn đề được hỏi. [b]1. Chiếc xe có màu gì?[/b] Đương nhiên màu xe rất quan trọng bởi vì nó thể hiện gu thẩm mỹ của người sử dụng nhưng câu hỏi này chỉ nhằm mục đích gợi mở câu chuyện. Ngay khi có câu trả lời, hãy lập tức hỏi về thân xe và mui xe. Ai chẳng quan tâm đến tình trạng bề ngoài của xe. [b]2. Xe được trang bị những gì?[/b] Hãy hỏi thật kỹ để biết chiếc xe sử dụng số tay hay số tự động, đồng thời chớ quên đề cập đến máy điều hòa không khí, hệ thống chống bó phanh, túi khí, hệ thống âm thanh, những thiết bị điều khiển điện (cửa sổ, khóa, chỗ ngồi, kính), hệ thống kiểm soát hành trình, cửa sổ mui... và những thứ tương tự. [b]3. Người bán xe có phải là chủ duy nhất của xe?[/b] Quá trình sử dụng chiếc xe trước đây là điều đáng để tâm. Nếu chiếc xe đã qua tay 3-4 chủ trong vòng khoảng 2 năm, tốt nhấ[b]t là hãy tránh xa. 4. Người bán có phải là người điều khiển xe hay không?[/b] Bạn sẽ biết rõ hơn về chiếc xe nếu như được gặp người thường xuyên cầm lái. Nếu đó là một người đứng tuổi thì bạn có thể yên tâm hơn so với một tay thanh niên có dáng vẻ bặm trợn. Một người đàn ông là chủ xe cũng tạo sự tin tưởng hơn về việc bảo trì xe so với một phụ nữ. [b]5. Quãng đường đã chạy?[/b] Nếu như đồng hồ xe cho thấy trung bình mỗi năm chiếc xe chạy nhiều hơn 30.000 km hay thấp hơn 10.000 km, hãy hỏi tại sao. Một chiếc xe có quãng đường chạy dài hơn do người chủ sở hữu ở xa nơi làm việc, sẽ tốt hơn một chiếc xe được có quãng đường chạy ngắn hơn đôi chút nhưng lại trên nhiều hành trình khác nhau. Bạn biết rõ rằng chạy thẳng một mạch sẽ làm chiếc xe ít bị ảnh hưởng hơn so với việc thường xuyên phải dừng lại. Cũng đừng quá vui mừng khi cho rằng xe hãy còn mới vì số km đã đi rất thấp. Cần chắc chắn chưa có ai chạm tới đồng hồ cây số. [b] 6. Chiếc xe từng bị tai nạn?[/b] Nếu đúng như vậy, cũng chẳng sao. Điều cần thiết là tìm hiểu về mức độ hư hại, chi phí sửa chữa, và nơi nào đã chịu trách nhiệm các công việc đó. Đừng quá lo lắng về một vài vết trầy xước nhỏ trên vỏ xe nhưng hãy cân nhắc cho kỹ trước khi bỏ tiền ra tậu một "con xe" từng gặp tai nạn nghiêm trọng. Có những bộ phận như khung xe không thể phục hồi lại trạng thái cũ nếu bị hư hỏng ở một mức độ nào đó. [b]7. Chiếc xe có được bảo trì thường xuyên?[/b] Ai chẳng muốn có một chiếc xe luôn ở trong tình trạng tốt nhất. Và bạn cũng nên tìm lại garage thường thực hiện các công việc bảo trì xe trước đây. Nếu người bán giữ lại các biên lai cho bất kỳ công việc thay mới ống xả, phanh, lốp hay những bộ phận khác thì thật hữu ích. Những hóa đơn mà các garage sửa chữa thường có ghi lại đồng hồ cây số và tình trạng xe khi được sửa. [b]8. Tại sao người chủ muốn bán xe?[/b] Hãy dè chừng những câu trả lời nghe có vẻ thoái thác, lẩn tránh. Nếu mua xe từ một đại lý, bạn có thể sẽ không thể thu thập được thông tin cần thiết về chiếc xe, lý do đơn giản là đại lý không biết điều đó. Những câu chuyện về cách chăm sóc xe của người chủ trước đây thường có đôi chút hơi quá sự thật.