Bảo vệ nước sơn xe máy thế nào cho đúng?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước

Để chiếc xe luôn bóng bẩy và có vẻ “mới”, cách duy nhất là dán nilon bảo vệ. Có thể dán nilon xe ở bất cứ đâu: thợ dán rong, tiệm rửa xe, sửa xe... Nhưng chủ xe phải biết như thế nào là dán tốt.

Để dán nilon, đầu tiên người thợ dùng xi Cana, một loại xi đánh bóng, thoa đều mặt xe, sau đó dùng vải màn sạch đánh nhẹ nhàng đến bóng thì thôi. Tiếp đến là tách dần nilon chuyên dụng (bán sẵn ngoài thị trường) ép đều lên mặt cần dán. Để dán tốt vào những mặt cong, thợ dùng máy sấy tóc hơ giãn nilon và miết, ép vào. Phải đảm bảo không còn bọt khí sau lớp nilon. Người cẩn thận hơn dùng băng dính dán chặt phần mép cuối của mặt dán, để nilon không bị bong.
Tùy ý thích, có thể dán cả hoặc dán những phần dễ bị va chạm, cào xước. Nên chú ý bảo vệ “cốp”, mũi xe, mặt đồng hồ, mặt trên tay lái. Với xe nam, đặc biệt chú ý bình xăng. Đây là những nơi dễ bị va chạm nhất.

Trên thị trường có nhiều mầu giấy dán khác nhau, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, sở thích của người đi xe, đặc biệt là giới trẻ. Với các loại giấy này, dễ dàng có được những xe sặc sỡ, hay có màu sắc hoàn toàn mới so với màu sơn gốc.
Chú ý: Dầu bóng Cana, được nhiều người lạm dụng để đánh bóng mặt sơn, đặc biệt giới thợ buôn bán xe. Nhưng theo các chuyên gia, dầu này dễ làm mỏng và phai màu sơn. Nhiều người quá cẩn thận, dán nilon cả phần máy. Máy xe khi hoạt động rất nóng, dễ làm chảy, bong lớp dán, còn phần keo dính của nilon bết lại, làm bẩn máy và rất khó tẩy.

Khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều hay làm han gỉ gầm xe (mặt dưới che bánh xe). Cách bảo vệ tốt nhất là sơn chống gỉ ngay từ khi mua xe về. Để sơn bám tốt, phải rửa sạch, để khô, sau đó lấy bàn chải sắt đánh sạch các khe dễ bám đất. Người cẩn thận hơn dùng keo dán kính trét đầy các khe. Làm vệ sinh xong, dùng sơn dầu (sơn tổng hợp, chống gỉ) quét lên. Nên quét 2 lần, khô lớp dưới mới quét tiếp. Cũng không nên sơn quá dầy, dễ bong. Sơn chống gỉ rất có ý nghĩa với xe nam vì chắn bùn được mạ sáng là “bộ mặt” của xe.
Người cầu kỳ hơn dùng nhựa đường đun nóng, pha với nhựa thông để quét thay sơn chống gỉ. Cách này rất có hiệu quả, có thể “thiên niên vạn đại”.

Với xe đã bị “nổi mụn” (gỉ trong gầm xe ăn sâu làm rộp lớp sơn ngoài) thì cách duy nhất là đưa ra các trung tâm gò hàn, sơn xe. Ở đây, thợ sẽ cắt bỏ chỗ gỉ, gò hàn đáp miếng tôn vào rồi bả matit, hơ khô, đánh bóng. Tiếp đó thợ sơn “ra tay”. Tiêu chuẩn phải là: lớp matit không quá dày (vì dễ bong), sơn phải đúng màu với sơn gốc, không loang. Theo kinh nghiệm, vùng mới sơn lại có thể sẫm màu hơn một chút, vì thời gian sau nó sẽ phai nhòa đều với các mặt xung quanh