Những bộ phận nào của ô tô hay hỏng mà lái xe cần lưu ý? (Phần 2)

Tiếp theo kì trước, bài viết lần này sẽ tiếp tục giới thiệu đến các tài xế những bộ phận hay gặp trục trặc của xe ô tô, giúp bạn kịp thời theo dõi và sửa chữa, thay mới để xe vận hành được bền bỉ.

Bình ắc quy

Tuổi thọ thông thường của bình ắc quy nhiều nhất là 4 năm nếu người dùng bảo dưỡng tốt. Khi ắc quy gặp vấn đề, điện áp trong xe sẽ yếu hơn bình thường, các đèn báo không được sáng rõ. Trong trường hợp ắc quy hết nhiên liệu, động cơ xe sẽ không khởi động được nên người dùng cần kiểm tra và thay mới ắc quy định kỳ.

Vòi phun nhiên liệu của xe hơi

Bộ phận này được cấu tạo từ các lỗ nhỏ li ti giúp phun xăng thành các hạt mịn như sương, tăng khả năng bắt lửa của xăng. Khi sử dụng lâu ngày, vòi phun có thể bị đóng cặn bẩn, lượng xăng phun ra bị giảm tiết diện hoặc ít đi vì các lỗ phun bị nghẽn. Nặng hơn, nếu vòi phun không cung cấp đủ nhiên liệu cho xy-lanh thì động cơ có thể bị rung, giật và hoạt động yếu khiến xe không thể hoạt động như bình thường.

Cần gạt nước

Đối với những người sử dụng xe hơi ở các vùng ẩm thấp, hay mưa thì cần phải chú ý bảo dưỡng lớp cao su của cần gạt nước. Khi lớp cao su này gặp vấn đề, cần gạt nước sẽ hoạt động kém đi, tạo ra những tiếng kêu khó nghe.

Vòng bi trong động cơ xe

Nếu được bảo dưỡng kỹ càng thì vòng bi của động cơ xe hơi có thể sử dụng rất lâu mà không bị hỏng. Nhưng nếu người dùng không bảo quản động cơ cẩn thận, phớt chắn mỡ bị hở khiến mỡ bôi trơn hao hụt hoặc nước ngấm vào trong thì bộ phận lại hỏng rất nhanh. Việc này có thể là hậu quả khi người dùng rửa xe sai quy trình, khiến nước lọt vào bên trong bộ phận.

Gioăng kính cửa sổ xe hơi

Đây cũng là một bộ phận có thể sử dụng lâu dài nhưng lại dễ hỏng khi xe đi dưới thời tiết mưa dài ngày. Nếu bị ngấm nước mưa, các gioăng cao su của cửa kính sẽ nhanh cứng, nứt gẫy khiến cửa không được đóng chặt và giảm tính năng chống ồn của xe. Thêm vào đó, người dùng cũng cần vệ sinh gioăng cao su thường xuyên để loại bỏ các bụi bẩn, giúp gioăng sử dụng được lâu dài.

Vậy là hai bài viết đã cung cấp cho người dùng những thông tin ngắn gọn nhất về những bộ phận hay bị gặp trục trặc của xe hơi, giúp bạn có kế hoạch bảo dưỡng xe kịp thời. Nếu bạn còn kinh nghiệm sử dụng xe hơi nào khác, hãy chia sẻ với Vatgia.com qua mục bình luận và thường xuyên theo dõi các bài viết trên trang Tư vấn tiêu dùng nhé!

Chưa có câu trả lời nào