Bàn luận về việc sử dụng còi xe?

Thưa các bác đang lái xe và các bác chuẩn bị lái xe! Hiện nay khi đi trên phố chúng ta không lạ gì tình trạng còi xe kêu inh ỏi khắp mọi nơi, đặc biệt là những lúc kẹt xe và ở vòng xoay (Vũ Hùng Anh). Tôi vốn là người rất ít sử dụng còi xe và vô cùng dị ứng với tiếng còi xe nên bần cùng bất đắc dĩ mới phải bấm còi một cái. Cho nên khi đi trên đường nhiều lúc thấy quá nhiều những tiếng còi ngớ ngẩn và vô ích. Còn các bác, các bác nghĩ gì về chuyện còi xe, mong các bác cho ý kiến. Điều đó giúp đông đảo bạn đọc được hiểu biết hơn khi sử dụng còi xe trong giao thông cho văn minh và hiệu quả. [right]Nguồn: vnexpress[/right]
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Không bấm còi cũng không được Nếu đi xe gắn máy bản thân tôi cũng rất bực khi xe ôtô cứ bấm còi inh ỏi phía sau lưng. Nhưng khi lái ôtô thì mình phải làm cái chuyện bực mình đó, vì nếu không bấm còi với kiểu giao thông như hiện nay thì xác suất gây tai nạn rất cao. Thà bị cho là mất lịch sự, kém văn hóa... còn hơn gây tai nạn. Le
lu mo
lu mo
Trả lời 14 năm trước
Chuyện còi xe Cái chuyện đi ra đường bấm còi inh ỏi nó đã thuộc về vấn đề "văn hoá" của người dân mất rồi. Dân ta thích "chơi nổi", do vậy cứ thò đầu ra ngõ một cái là "tít" một cái trước cho nó oai. Chuyện hài hơn nữa, cũng có những trường hợp một người đi xe gắn máy trên "đường trục" mà ở nơi khác người ta gọi là "đường chính", đến một đoạn đường có hẻm, không may quên không "tít", làm một ông khác "lao" ra từ hẻm phi vào, thế là chẳng cần biết đông tây gì, lão "chui" ra từ hẻm gây sự liền với lào đi trên đường chính là: tại sao không bấm còi để cho người khác biến...:P... Ở những nước phát triển, đi trên đường gần như chỉ nghe thấy tiếng động cơ nổ máy, không nghe thấy tiếng còi.. Cái "văn hoá" này của Viẹtnam thì không biết bao nhiêu thế hệ nữa mới "rửa" hết được. Thanh Tam
roi biet
roi biet
Trả lời 14 năm trước
Văn minh không phải là không bấm, mà đúng nơi đúng chỗ Đối với tôi Văn minh đô thị không có nghĩa là không bấm còi xe. Mà sử dụng còi xe hợp lý. Đúng nơi đúng chỗ. Nếu bác nghĩ có những tiếng còi vu vơ thì chưa chắc đâu bác à. Có những tình huống khi lái xe, bác thấy an toàn và kiểm soát được người khác thấy không va dùngcòi cảnh báo thì sao? Còi xe không nên bấm ở bệnh viện, trường học, nơi đang kẹt xe...Nhưng cần thiết phải dùng kèn xe. Tránh tình trạng bất thình lình xuất hiện gây khó người khác. Đó mới mất văn minh. Haillualaixe
biet rui
biet rui
Trả lời 14 năm trước
Còi xe Đọc bài "Bàn luận về việc sử dụng còi xe" của bạn Vũ Hùng Anh, quả thật tôi có có suy nghĩ như bạn, bây giờ đi ngoài đường nhiều tiếng còi xe nghe không được văn hóa lắm, đang đi trên đường mặc dù không có ai trước mặt cũng nhấn còi, đến ngã tư đợi đèn xanh cũng nhấn còi, đi ngược chiều cũng nhấn còi, đi trên vỉa hè cũng nhấn còi. Thậm chí tôi thấy có những xe máy nhấn còi khi xe buýt đang ghé trạm đón khách...nói tóm lại họ nhấn còi vô tội vạ, tôi rất dị ứng với những người nhấn còi xe nên tôi để ý rất nhiều người thay vì nên thường xuyên chú ý và quan sát trên đường thì ngón tay cái bên tay trái luôn để trên còi xe (các bạn cứ để ý) để sẵn sàng nhấn còi mọi lúc mọi nơi...Quả thật sao bây giờ con người ta kém văn minh quá. Nhật Anh
Nguyen Thi Cuc
Nguyen Thi Cuc
Trả lời 14 năm trước
[b]Văn hóa giao thông [/b] Tôi cũng là người thường xuyên tham gia giao thông. Tôi đã chứng kiến rất nhiều cảnh tượng... Kẹt xe nhấn còi, không kẹt xe cũng nhấn còi, đi ngang khu vực bệnh viện hoặc khu phố giờ nghỉ ngơi cũng nhấn còi. Nhấn xin đường thì không nhắc đến, nhưng ở đây một số thành phần vô ý thức nhấn thúc giục, rượt đuổi làm ảnh hưởng những người xung quanh, và nhất là trẻ em. Vô tình chúng ta tạo cho trẻ hình thành thói quen xấu. Ngoài việc nhấn còi, tôi cũng xin nêu lên ý kiến của tôi về văn hoá giao thông của chính những bác trong ngành giao thông. Các bác trên xe môtô là xem như mình là vua, cũng lạng lách, đánh võng. Trong khi đó thì những người chạy trên đường phải nép mình để nhường đường các bác. Việc nhường đường cho đoàn khách chính phủ hoặc những phái đoàn tham quan làm việc tại Việt Nam là nghĩa vụ của mỗi công dân tham gia giao thông. Các bác dọn đường là nhiệm vụ các bác. Nhưng cũng đừng nên làm mất hình ảnh của chính mình. Phương Trang
gfhfghgg
gfhfghgg
Trả lời 14 năm trước
[b]Về đến nhà bấm còi mới là bực nhất[/b] Theo đề tài bạn Vũ Húng Anh đưa ra theo mình nghĩ không chỉ riêng việc dùng còi mà việc dùng đèn, thắng xe cũng như cách điều khiển : xin đường, vào nhà, cơ quan ... cũng lắm điều liên quan nét văn hóa. Đơn cử vài trường hợp để thấy nguyên nhân: 1. Khi đèn đỏ, do người đi trước cứ vượt lên lằn kẻ, khi đèn đã xanh nhưng lại không chạy do không thấy tín hiệu trên đầu -> người sau phải dùng còi. 2. Xe máy và ôtô đi chung nên khi gặp đường nhánh phải bấm còi trước chứ không xe máy nó lao ra -> phải dùng còi. 3. Xe buýt và một số xe tại, ôtô khi tấp vô lề không đi chậm lại mà cứ tốc độ đó tấp vô -> xe máy đang đi bên hông phải bấm còi. 4. Lúc kẹt xe: xe trước vừa nhích là có 1 xe máy đúc đầu vào hoặc họ đi sát vào thân xe (nơi khuất gương hậu) -> lái ôtô phải bấm còi. 5. Nhiều gã đi xe máy, ôtô khi về đến nhà không gọi cửa hoặc bấm chuông mà cứ ngồi trên xe bấm còi bất kể là ngày nào, giờ nào. Theo mình thì các dạng đơn cử trên (từ 1 đến 4) đều từ thức tế kẹt xe dẫn đến mất thời gian nên chỉ khi nào giao thông nước ta xe máy đi riêng, ôtô đi riêng và xe buýt không còn quyền ưu tiên đi vào làn xe máy. Còn dạng thứ 5 là vô văn hóa nhất. Ờ nhà ngày nghỉ hoặc giữa đêm cứ nghe tiếng còi tuýt lên, đang nghỉ phải giật mình ra xem do bị ồn ào. Nhưng nhiều gã cứ vậy. Về đến nhà mình hoặc nhà người quen cứ gọi tên thì người trong nhà sẽ biết và nhà chung quanh nghe cũng biết để không gây phiền hà. Vậy mà nhiều gã cứ bấm còi xong khoảng vài giây lại bấm tiếp, bấm tiếp đến khi có người ra. Mà thường thì hàng xóm bị phiền phải ra trước xem ai, hóa ra thằng vô văn hóa nhà bên cạnh. Có lẽ nhiều bạn cũng bị kiểu này cũng xin các bạn góp ý kiến và tư vấn cách nào để nhà hàng xóm đi về hoặc khách đến không bấm còi. Xin cám ơn các ý kiến tư vấn.
tun oi
tun oi
Trả lời 14 năm trước
[b]Bấm còi cho đúng[/b] Tôi đồng ý rằng giao thông ở Việt Nam nếu không bấm còi thì sẽ không thể đi được bởi sự lộn xộn của của tất cả các phương tiện tham gia. Tuy nhiên bấm còi như thế nào cho có văn hóa? Ở các nước phương Tây, việc bấm còi inh ỏi đồng nghĩa với việc chửi vào mặt người khác. Còn ở ta, trong hoàn cảnh hiện tại, tôi nghĩ nếu cần bấm còi, tại sao chúng ta không thể BẤM 1 HOẶC 1 VÀI TIẾNG BÍP NHẸ, vừa đủ cho nhu cầu cảnh báo có phương tiện ở đằng sau, không nhất thiết phải là tràng âm thanh đinh tai. Tôi đã sử dụng bấm còi nhẹ nhàng và thấy có hiệu quả giao thông và âm thanh cũng dễ chịu cho người đi đường. Các anh chị và các bạn có thể tham khảo. Thật bức xúc khi dừng ở đèn đỏ, khi tắc đường, những kẻ vô văn hóa ở đằng sau cứ nã còi vào tai những người vô tội. Họ không hiểu rằng dù có bấm to hơn nữa, dài hơn nữa thì người tham gia giao thông cũng chẳng có chỗ nào mà tránh cho họ đi cả, làm gì có đường mà đi, họ không nghĩ được điều đó! Một truờng hợp tôi mong các anh đi xe ôtô nên thông cảm đừng bấm còi thái quá là trường hợp xe máy, xe đạp dừng khi đèn đỏ tại làn rẽ phải của ôtô. Thực tế tôi đã được chứng kiến các anh lái xe ôtô lại cứ bấm còi đòi xe máy, xe đạp tránh ra để rẽ. Có trường hợp các anh đúng khi làn đường đó có vạch vàng dích dắc cấm dừng cấm đỗ. Khi đó xe máy, xe đạp dừng tại đó là sai. Tuy nhiên không phải lúc nào đường cũng như vậy, có đường không có vạch cấm dừng. Ôtô được rẽ nhưng xe máy, xe đạp họ tới trước, họ có quyền đỗ ở bên phải để chờ đèn đỏ. Không ai sai cả. Vì vậy ôtô tới sau nên biết chờ cho đến khi hết đèn đỏ rồi hãy rẽ. Một điều quan trọng nữa tôi tin là những lái ôtô trước đây hay thỉnh thoảng các anh cũng đều lái xe máy nên biết và thông cảm rằng, người đi xe máy hay xe đạp đang đi ở làn bên phải, không thể có được trình độ hay sự nhận thức giao thông tuyệt vời tới mức biết chuyển làn sang trái và dừng để dành đường cho ôtô đi sau sắp sửa rẽ phải. Không thể có yêu cầu quá viển vông khi hiện trạng đường sá ở nước ta kém như thế này. Cho nên mong các anh hãy kiên nhẫn, nhường nhịn, chờ đợi cho hết đèn đỏ, đừng BẤM CÒI INH ỎI làm phiền những người khác không liên quan. Bởi thực ra việc chờ thêm vài chục giây chắc rằng cũng không ảnh hưởng nhiều tới hành trình cũng như công việc của các anh chị và các bạn. Xin cảm ơn!
ocnhoi
ocnhoi
Trả lời 14 năm trước
[b] Tuyên truyền và đưa vào hệ thống giảng dạy[/b] Có vài cách khắc phục. Mọi người đóng góp thêm. Nhà nước chi tiền mạnh cho việc quảng cáo, tuyên truyền trên tất cả mọi phương tiện truyền thông. Bộ giáo dục đưa thêm vào trong nội dung giảng dạy của một số môn ngoại khóa. Các cụ có câu "Mưa dầm thấm lâu" ... tất cả cùng chung tay hành động. Mỗi người dân cũng là 1 kênh tuyên truyền, chỉ có như vậy thì thế hệ sau, 20, 30, 50 năm tiếng còi xe sẽ chỉ xuất hiện trong các "tài liệu lịch sử" :) Đàm Thế Mai Sơn
biert rui
biert rui
Trả lời 14 năm trước
Dùng còi hơi trong thành phố - sự vô văn hoá đã được CSGT bỏ qua Tôi hoàn toàn thống nhất với ý kiến ban Ng Như Nam về sự vô văn hoá của lái xe tải, xe khách, xe buýt về việc sử dụng còi hơi trong thành phố. Điều này đã thành thường xuyên không chỉ ở TP Đà Nẵng, mà ngay giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội - nơi có các loại xe trên tham gia giao thông. Tôi thường xuyên đi làm trên tuyến đường Nguyễn Trãi từ HN- Hà Đông được chứng kiến tất cả các xe tải đều bấm còi hơi ầm ỹ trên đường, ngay trước mặt CSGT mà họ không có ý kiến gì. Tiếng còi đó làm tất cả người đi đường không chỉ giật mình mà còn có cảm giác như khoan vào tai mỗi người - hại sức khoẻ kinh khủng. Vấn đề văn hoá của lái xe vi phạm sử dụng còi hơi trong TP có lẽ không còn gì để nói, nhưng thái độ thờ ơ của CSGT đối với hành vi vô văn hoá và phạm luật nêutrên mới là cái đáng suy ngẫm và nỗi lo và buồn của mỗi người chúng ta khi tham gia giao thông. Nguyên Phương
pq
pq
Trả lời 14 năm trước
[b]Bấm còi khi tham gia giao thông[/b] Các loại xe máy - xe ôtô đều được nhà sản xuất lắp còi. Còi xe có ý nghĩa và giá trị sử dụng của nó, không nên đánh giá thiên lệch. Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng còi xe góp phần đảm bảo an toàn giao thông. Việc so sánh sử dụng còi ở nước ta và các nước khác chỉ đúng phần nào. Đúng như nhiều bạn nhận định, việc sử dụng còi thể hiện nhận thức và trình độ văn hoá khi tham gia giao thông. Những hành vi có thể coi là thiếu văn hoá, thậm chí vi pháp luật giao thông là: - Tự ý thay đổi loại còi xe. - Thiếu kiềm chế, cứ bấm còi inh ỏi để thúc giục người đi trước phải nhanh hơn. - Khi chưa đủ điều kiện để chuyển bánh, hoặc xin vượt (ví dụ đang chờ ở ngã tư, đang phải xếp hàng dài ...) mà cứ bấm còi thúc giục. - Bấm còi trêu ngươi người khác - Bấm còi khi không cần phải sử dụng, chỉ cốt để "sướng tai".... - Bấm còi ở nơi cấm sử dụng còi như khu vực bệnh viện, .... - vv.... Ng.V.Hung