Cách chống say xe hiệu quả?

Em xin cảm ơn!
Con Nan
Con Nan
Trả lời 14 năm trước
1. Sử dụng thuốc chống say máy bay: Áp dụng cách này nếu bạn muốn đơn giản và hiệu quả, mỗi một lượt đi xe dùng 2 viên. Bạn ra hiệu thuốc mua 2 viên thuốc chống say máy bay (viên trắng nhỏ, loại của Pháp). Ăn no, không nhịn đói, uống đủ nước và 2 viên thuốc 30 phút trước khi bước lên xe. Đặc biệt chú ý là bạn phải uống thuốc ít nhất 30 phút trước khi lên xe, không được uống kèm với bất kỳ thuốc chống say nào khác. Nếu không thuốc không có tác dụng. Hiệu quả rất cao, gần như không gây buồn ngủ hay say thuốc. Nhiều người say lên say xuống nhưng khi uống thấy cực kỳ hiệu nghiệm, đi hàng trăm km không cảm thấy gì. 2. Tự cầm lái: Nếu bạn có điều kiện, hãy đi học lái xe và tự cầm lái. Vợ của một người bạn tôi cũng rất say xe. Chồng cô ấy chữa bằng cách bắt tự lái. Một thời gian sau chẳng thấy say nữa. 3. Luyện tập và tuân thủ các quy tắc: Ngồi cùng hướng với xe (mặt cùng hướng xe di chuyển, tuyệt đối không ngồi quay ngược lại), không nằm. Mắt nhìn đường qua kính chắn gió, quan sát tình huống giao thông trên đường, tưởng tượng như mình đang lái xe vậy. Bạn hạn chế nhìn qua cửa kính, không nhìn các vật quá gần di chuyển lướt qua liên tục sẽ chóng mặt. Không ngồi ở cuối xe. Nên ngồi ghế nằm trên trục/cầu sau xe bởi vị trí này ít bị lạng nhất khi xe rẽ. Dùng bông gòn nhét vào hai tai, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều khi không nghe tiếng động cơ gầm rú. Đừng xuống kính và nên đi xe có điều hòa. Vì xuống kính sẽ có khói xăng vào xe. Nếu điều hòa hôi, có thể dùng quả quít, quả dứa để khử mùi. Bạn không được đọc bất cứ thứ gì trên tay (sách báo/điện thoại di động/laptop...), hạn chế tối đa việc nhắn tin vì các hành động này làm cho tiền đình phải hoạt động mạnh hơn bình thường, gọi điện thoại thì có thể được. Khi xe phanh, hít thở từ từ, hít thật sâu dần dần cho đến khi thật căng hai lá phổi, giữ lấy hơi, không được thở ra vội vàng, giữ hơi đến khi xe giảm tốc hoàn toàn và bắt đầu chuyển động đều thì thở nhẹ ra nhưng thật từ từ, tiếp theo là hít thở sâu khoảng 2, 3 lần nữa. Động tác này rất quan trọng, rất nhiều người say đã bị nôn khi xe phanh gấp hoặc đang đi dừng hẳn lại để bắt khách. Việc hít thở sâu và thở ra thật từ từ giúp cho cơ thể có nhiều ôxy, giữ hơi, đồng thời đây là một "tiểu xảo" để làm giảm sự nhạy cảm của tiền đình. Chúc các bạn thành công và không còn say xe nữa. Theo VnExpress
Dao Tuan Anh
Dao Tuan Anh
Trả lời 14 năm trước
Mình xin đóng góp thêm 1 cách nữa để chống say xe là khi đi trên ô tô bạn có thể lấy ngón cái của bàn tay phải bấm vào huyệt hợp cốc của bàn tay trái (vị trí ở giữa ngón cái và ngón trỏ) đến lúc cảm thấy tê bàn tay trái thì thôi, đó là phương pháp dân gian mà mình đã làm cũng thấy khá hiệu quả. Chúc bạn mạnh khỏe trên những chuyến đường dài.
thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Mặc dù không có phương pháp nào để cứu chữa tình trạng say xe nhưng nó có thể được phòng ngừa nếu áp dụng một số phương pháp sau:

1. Uống thuốc chống say

Thuốc chống say, chẳng hạn như Cinnarizine, có thể uống hai giờ trước chuyến đi và chống say trên 8 tiếng. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận trước khi uống thuốc và kiểm tra xem loại thuốc đó có gây phản ứng phụ hay không, nếu không nó có thể gây ảnh hưởng tới việc lái xe trong trường hợp bạn là người lái.

2. Dùng miếng dán chống say

Những miếng dán ở cổ tay chứa các hạt chất dẻo nhỏ tạo áp lực bên trong cổ tay và có khả năng phong ngừa tình trạng say xe. Bạn cũng có thể tự tạo ra áp lực giữa hai đường gân cách khoảng 3 cm từ khớp cổ tay.

3. Dùng thảo dược

2.jpgNhiều người ngậm gừng để làm dịu dạ dày và vì vậy chống say xe. Loại “thuốc” này có thể nhai sống thành từng miếng nhỏ và ngậm vào miệng khi lên xe.

4. Chọn chỗ ngồi phía trước

Mặt hướng về phía trước và giữ đầu trong trạng thái ổn định cũng là cách hay để giảm say xe.

5. Tập trung lái xe

Sự tập trung cần thiết có thể làm bạn quên đi cảm giác say xe. Nên tập trung quan sát và nhìn vào đường đi phía trước.

6. Tập trung nhìn về phía trước

Đối với hành khách, nên cố gắng tập trung nhìn thẳng về phía trước – đừng nhìn hai bên hoặc quay đầu lại để nói chuyện với những người phía sau.

7. Đừng đọc

Đừng đọc bất cứ thứ gì trong xe, thậm chí cả bản đồ - hãy để một ai đó định vị giúp bạn trong trường hợp bạn không biết đường.

8. Tránh những bữa ăn lớn

Tránh những bữa ăn lớn và rượu trước khi khởi hành nhưng cũng đừng bao giờ đi với cái dạ dày rỗng tuếch.

4.jpg

9. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

10. Chọn những con đường thẳng

Nếu có thể, những con đường thẳng mang đến cho bạn cảm giác thoải mái và ít buồn nôn hơn những con đường gập ghềnh.

11. Hít thở không khí trong lành – mở cửa sổ

Chẳng hạn nếu trời quá nóng hoặc khi đi gặp đoạn tắc đường, bạn nên đóng cửa sổ lại và bật điều hòa. Còn trong thời tiết dịu mát, cách tốt nhất nên mở cửa sổ và hít thở không khí bên ngoài để tránh say xe.

12. Chơi các trò chơi

Đối với trẻ em, những trò chơi có khả năng thu hút khiến chúng trở nên sao lãng. Vì vậy, bất kỳ trò chơi nào cần nhìn ra ngoài cửa sổ đều rất phù hợp để tránh say xe, chẳng hạn như trò chơi từ ngữ hoặc gieo vần.

13. Chuẩn bị những túi đựng nhỏ

Nên có những túi đựng nhỏ trong trường hợp khẩn cấp để bạn có thể vồ lấy trước khi nôn ra xe.

ha
ha
Trả lời 10 năm trước

Chỉ cần áp dụng một số mẹo đơn giản, bạn có thể quên đi nỗi ám ảnh say xe mỗi khi tham gia một chuyến đi nào đó.

Ngủ đủ giấc trước ngày khởi hành

Đây là điều rất quan trọng với bạn. Với một sức khỏe không tốt vì thiếu ngủ và lo lắng, bạn rất dễ bị say xe hoặc nôn nao.


Tránh ăn no

Trước khi đi, hãy cố gắng tránh ăn quá no hoặc uống đồ có cồn . Tuy nhiên, bạn cũng đừng bước lên xe với cái bụng rỗng.


Vỏ quýt

Bạn hãy nhớ mang theo một quả quýt khi lên xe. Tinh dầu cùng hương thơm dìu dịu từ vỏ quýt sẽ giúp bạn đỡ say và cảm thấy dễ chịu hơn.


Dấm ăn

Trước khi lên xe, bạn có thể uống một ly nước ấm có pha dấm. Làm như vậy, bạn có thể phòng chống tình trạng say xe.


Uống thuốc chống say

Các loại thuốc chống nôn hiện nay khá phong phú, gồm cả nội và ngoại. Trước khi lên xe 1 tiếng, hãy uống một viên thuốc chống say. Người bị say nghiêm trọng có thể uống 2 viên trong khi trẻ em dùng ít hơn. Nếu ngồi xe trên 2 tiếng mà vẫn bị say, bạn có thể uống thêm 1 viên nữa.

Tuy nhiên, thuốc chống say lại có một nhược điểm, đó là tạo cảm giác choáng váng và lâng lâng cho người uống. Một khi đã say xe, bạn sẽ có cảm giác hơi nghẹn vì thuốc chống say chặn không để bạn bị nôn khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn.


Dùng miếng dán cổ tay và rốn

Loại miếng dán này có hạt nhựa nhỏ để tạo áp lực lên cổ tay, giúp hành khách không bị say xe. Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách ấn nhẹ phần giữa hai dây chằng khoảng 3 cm và lùi về phía cùi chỏ.

Dùng thêm một miếng cao giảm đau hoặc dán cao Salonpas vào rốn. Đây là cách giúp giữ ấm vùng bụng của bạn.


Ngồi ghế trước

Kinh nghiệm cho những người hay say xe là ngồi càng xa phần đuôi xe càng tốt. Ở đó, tầm mắt của họ sẽ xa hơn nên không bị tập trung vào những tình huống trên xe. Thêm vào đó, ngồi ghế trước thường ít xóc hơn.


Tập trung

Hãy quan sát các đường thẳng phía trước. Không nhìn phong cảnh xung quanh để mắt của bạn được nghỉ ngơi hoặc nói chuyện với những người xung quanh.


Dầu gió

Khi ngồi trên xe, bạn có thể lấy dầu gió bôi lên huyệt thái dương và huyệt phong trì để tránh bị say. Cũng có thể nhỏ 2 giọt dầu gió vào rốn, sau đó lấy băng che đi là được.


Không đọc sách báo

Không nên đọc bất cứ thứ gì khi ngồi trên xe, kể cả bản đồ. Bạn hãy để người nào đó tỉnh táo trợ giúp. Chỉ cần bạn liếc qua vài dòng trong sách cũng đủ đưa bạn vào trạng thái say xe ngay lập tức.


Tránh ngồi cạnh người cũng say xe

Ngồi bên cạnh người bị say xe và sẽ khiến bạn say xe ngay lập tức. Do đó, nên tránh ngồi cạnh những người cũng bị say xe như bạn.


Cố gắng không bị phụ thuộc vào cảm giác

Đây là một trong những chú ý quan trọng vì rất nhiều người mắc phải. Sự tập trung khiến bạn thoát khỏi cảm giác say và hãy cố gắng nhìn vào một hình ảnh phía trước trên đường.


Gừng tươi

Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ôtô, bạn hãy đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi hăng và cay bay vào trong mũi. Cũng có thể cắt một miếng gừng và lấy băng dính dán vào rốn. Ngoài ra, trà gừng cũng là một phương pháp hữu hiệu. Bạn có thể uống trước trà gừng khi đi. Ngậm kẹo gừng cũng là một giải pháp, chất ngọt sẽ giúp bạn tăng cường tuần hoàn não.


Thở bằng khí trời

Nếu thời tiết không quá nóng, bạn nên mở cửa, tắt điều hòa để thở không khí tự nhiên. Nếu bắt buộc phải bật điều hòa, hãy đặt chế độ lấy gió ngoài và tránh để gió thốc thẳng vào đầu. Không nên ngồi trực tiếp dưới ánh nắng.


Ấn huyệt nội quan

Khi say xe, bạn có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn tay. Đây là chiêu thường được các bác sỹ đông y áp dụng.


Trò chuyện với mọi người xung quanh

Nếu có bạn bè đi cùng trong chuyến đi, những câu chuyện sẽ giúp bạn quên đi cảm giác đang ngồi trên xe.


Trang bị túi dự phòng

Bạn nên mang theo túi dự phòng để dùng trong những tính huống khẩn cấp như khi xe dừng lại. Đây là thời điểm những người say xe rất dễ bị nôn. Khi đã nôn xong, bạn nên uống nước có chất ngọt để đầu óc tỉnh táo hơn.


Ngủ một chút nếu có thể

Giấc ngủ trên xe sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc chống lại cơn say. Nếu có thể, hãy ngủ một chút để quên cảm giác say.


Dùng khẩu trang

Đây là chuyện có vẻ rất nhỏ nhưng lại tốt cho bạn. Khẩu trang giúp bạn không bị mùi của xăng và đồ trong xe ập thẳng vào khứu giác, từ đó đỡ đi cảm giác khó chịu và nôn nao ban đầu.

Cuối cùng, xin chúc các bạn có những chuyến đi vui vẻ, khỏe khoắn và không bị say xe!

Ms Carol
Ms Carol
Trả lời 10 năm trước

thuốc