Làm sao để không bị say xe?

Công việc của tôi đòi hỏi phải thường xuyên đi xa bằng ôtô. Nhưng lại rất hay bị say. Mỗi lần như thế rất mệt và ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc. Các bạn có mẹo nào để tránh được?
fhgkjhljjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjj
fhgkjhljjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjj
Trả lời 14 năm trước
Tôi cũng bị say xe mặc dù là con trai đã 25 tuổi rồi theo như kinh nghiệm của mình tôi có một số kinh nghiêm sau bạn xem có thể áp dụng cho mình: 1.Trước khi đi xe bạn nên ăn nhẹ, đừng ăn các món ăn kích thích như tỏi, hành v,v các món chiên xào. Ăn trước lúc xe xuất phát từ 30-40 phút. 2. Uống một chút nước gừng nóng trước lúc đi tầm 10 phút,khi nên xe bạn có thể bôi ít cao nóng hay dầu gió vài bụng. 3.Bạn có thể uống thuốc. 4. Cái này là quan trọng nhất, quyết định ban sau này có còn bị say nữa. Đó là ý chí, nghị lực. Tôi cam đoan là bạn khi say xe luôn có ý nghĩ mình chuẩn bị say rồi, mong muốn xổ ra cho nhẹ thật ra cái ý nghĩ này làm bạn rất nhanh say. Bạn tập đi xe buýt vài lần mỗi ngày, bạn sợ ư? Nên tập luyện, khi đi đầu óc luôn nghĩ mình không thể say. Khi muốn ói thì cố gắng khống chế. Khi bạn đi đc một số lần mà mình không say nữa ,bạn sẽ có tự tin. Chính sự tự tin này làm bạn không say nữa. Chúc bạn thành công
pq
pq
Trả lời 14 năm trước
Phương pháp này tôi đọc được trong một lần vào Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM), tôi đã hướng dẫn người nhà làm thử và kết quả rất khả quan. Phương pháp rất đơn giản: bạn chỉ cần nhẩm đi nhẩm lại dãy số 720640 (mỗi nhịp từ 10-15 lần hoặc khi nào gần có trịu chứng .... thì bạn hãy nhẩm lại, cứ thế cho đến hết chuyến đi). Đây là phương pháp Đông y, theo lý giải trong tờ hướng dẫn thì nó dựa theo nguyên lý khi đọc số sẽ làm cho dòng khí đi vào và đi ra làm cho các cơ trong bụng co giãn giúp hạn chế sự nôn(tôi chỉ nhớ đại ý chứ ko nhớ chính xác, còn dãy số thì hoàn toàn chính xác). Bạn thử áp dụng, nếu có kết quả thì replay để tôi kiểm chứng thêm về phương pháp này nhé. Thân!
dj
dj
Trả lời 14 năm trước
Tôi cũng từng một thời say xe rất nhiều, thậm chí là con trai nhưng mà đi xe máy đường dài còn say nữa là. Nhưng khi vô TP HCM, bắt buộc phải đi xe bus, giờ tôi đã hết say. Kinh nghiệm của tôi là khi lên xe thì tốt nhất là đường nghĩ đến chuyện mình sẽ say, đó là yếu tố tâm lý đầu tiên. Thứ hai là bạn có thể nghe nhạc hoặc ngủ, lúc đầu có thể khó chịu nhưng sau bạn sẽ quen dần. Thứ ba là cứ đi riết khoảng vài tuần nửa tháng là bạn quen thôi, xe bus là nơi tập lý tưởng đó.
pqy
pqy
Trả lời 14 năm trước
Kinh nghiệm của tôi là bạn hãy tập lái xe đi. Trước kia tôi chỉ cần mở cửa xe là đã say rồi nhưng từ khi tập lái xe tôi hết bi say. Nếu không thì bạn dùng Nautamine uống một viên trước khi lên xe 30 phút, nếu đi đường dài thì chỉ uống ngày đầu, ngày hôm sau thì đã quen xe khỏi phải uống.
ocnhoi
ocnhoi
Trả lời 14 năm trước
Theo tôi để chống say xe ô tô thì trước khi lên xe khoảng 15-30 phút thì dán một lát gừng vào cổ tay. Tôi cũng là người hay bị say xe và một người bạn mách tôi mẹo nhỏ này tôi áp dụng thì thấy đỡ rất nhiều.
Đỗ Thị Trinh
Đỗ Thị Trinh
Trả lời 14 năm trước
Tôi là nam giới nhưng khi mới bắt đầu đi làm cũng rất say xe, chỉ khoảng 20 km là không chịu nổi. Có một anh bác sỹ đã bày cho tôi một số loại thuốc, chủ yếu là điều trị những triệu chứng của say xe (chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu ...) rất dễ mua ở các hiệu thuốc. Sau này tôi không cần đến bất kỳ loại thuốc nào nữa, có thể đi ôtô cả nghìn cây số. (Xin lưu ý là tên thuốc tôi viết theo trí nhớ vì lâu không phải dùng đến, các loại thuốc thích hợp với cá nhân tôi, còn mọi người phải để ý đến sự phù hợp của từng người và theo lời khuyên của Bác sỹ nếu dị ứng thành phần của thuốc): 1) Cao SalonPas dán 2 bên thái dương; 2) Rhumenol 500 - 1 đến 2 viên; 3) Stugeron forte 250mg - 1 đến 2 viên (tùy thể trạng - khỏe 1 viên, yếu 2 viên) uống sau khi ăn. Số thuốc trên dùng cho quãng đường khoảng 150-200km (ngắn hơn thì dùng mỗi thứ 1 viên). Uống thuốc chống say thường buồn ngủ, nếu có thể ngủ trên xe thì bạn cũng không nên chống lại cơn buồn ngủ, sau khi tỉnh dậy bạn sẽ thấy dễ chịu. Ngoài việc uống thuốc ở trên, tôi đã kết hợp một số các giải pháp khác vì thuốc gì mà uống nhiều chắc cũng không tốt bằng tự mình chống say. Các giải pháp kết hợp về lâu dài để chống say xe mà tôi đã áp dụng : 1. Tập thể dục: các môn đi bộ, chạy, thể dục nhịp diệu ... vừa tăng cường thể trạng cho bản thân, vừa tăng sức chịu đựng khi đi xe. 2. Tập thở đúng cách: các bài tập thở sâu rất có ích cho việc cung cấp đủ ô xy cho não. 3. Trấn an tinh thần: đừng nghĩ là mình sẽ say xe, hãy nghĩ mình không say xe và nói chuyện với người xung quanh. Nói chuyện, hát hò (nếu có thể) giúp cho tinh thần chú ý đến việc khác, không chăm chăm vào cơn say xe nữa. 4. Chấp nhận các loại mùi: bạn không thể lúc nào cũng chọn xe được, nên hãy cố gắng suy nghĩ các mùi mà bạn cho là "kinh khủng" trở nên bình thường, đừng để nó trấn áp bạn mà bạn phải trấn áp suy nghĩ đó, các mùi sẽ "bình thường" thôi. 5. Ăn uống phù hợp trước khi đi xe: không nên ăn no và các thức ăn có nước, khó tiêu, không nên uống quá nhiều nước hay uống nước có ga (cá nhân tôi còn tránh cả sữa các loại). Tốt nhất là ăn 1 cái bánh mỳ, chỉ nhấp ngụm nhỏ nếu khát nước. 6. Đừng nhìn sang 2 bên cửa sổ quá lâu, nên nhìn ra phía trước xe. 7. Ngủ đủ. Nếu mệt thì bạn sẽ dễ say hơn, nên ngủ đủ trước khi lên đường. Chúc bạn mạnh khỏe và không còn say xe như tôi.
Nguyen Thi Cuc
Nguyen Thi Cuc
Trả lời 14 năm trước
Chào bạn! Trước đây tôi cũng bị say rất nặng - phát hiện khi đi thi đại học. và càng về sau đi học bằng xe buýt rất ngại mỗi khi đi. Một tiệm thuốc tây gần nhà đã chỉ tôi sử dụng thuốc Nautamine mỗi lần lên xe uống 1 viên trước 10-15phút. cứ như thế tôi không bị say nửa; nhưng có nhiều lần tôi hết thuốc nhưng không kịp mua vẫn lên xe nhưng không còn bị nửa - vậy là tôi hết say xe khi nào mà không biết. Nhưng lưu ý với bạn là khi thể trạng yếu thì sẽ bị lại và nên uống 1 viên. Về tác dụng phụ tôi chưa được tìm hiểu kỷ, bạn nghiên cứu thêm nhé. Chúc bạn khỏe - hết say xe
tr
tr
Trả lời 14 năm trước
Theo tôi được biết để không bị say và buồn nôn khi đi tàu xe thì trước khi lên xe, bạn ngậm 1 lát gừng, hoặc lấy một miếng salonpas rồi bỏ 1 lát gừng vào giữa dán ở lỗ rún. Nếu bạn không thích hợp với gừng thì có thể ngậm chanh, nhưng không dùng chanh dán ở rún nhé. Khi chọn ghế ngồi trên xe nên chọn từ giữa lên trên vì ngồi sau bị xóc nhiều hơn.
spg
spg
Trả lời 14 năm trước
Sáng nay, cô Ph., nhà láng giềng, sau chuyến đi miền Trung về đã đến nhà và hồ hởi báo tin “Nhờ mấy con số anh cho chuyến nầy em đi xe rất thoải mái, không phải uống thuốc gì mà người vẫn nhẹ như mây!” Cô Ph. 48 tuổi, đã có 5 con, người khoẻ mạnh, quanh năm suốt tháng hiếm khi thấy ốm đau, chỉ hiềm một nỗi mỗi lần có việc phải đi xe hơi là bị chóng mặt, nôn ói, người vả ra như bị tước hết sinh khí. Sống ở miền Nam, lần nầy, cô có việc phải ra Quảng Ngải để rước cô con dâu và đứa cháu nội vừa mới sinh được một tháng. Là người láng giềng, lại xem nhau như thân thuộc, cô thường gọi tôi là anh xưng em. Biết được chuyến đi và nghe cô than thở về nổi khổ bị say xe trên đường dài, tôi đã truyền cho cô một “bí kiếp” hộ thân. Đó là một mảnh giấy nhỏ ghi dãy số 720.640. Cô được căn dặn khi ngồi trên xe, thỉnh thoảng, khi rổi rảnh, hoặc lúc nhớ ra hãy nhẩm niệm trong tâm những con số “bảy hai không sáu bốn không bảy hai không sáu bốn không . . .”. Hôm nay, cô kể lại, lúc ngồi trên xe thỉnh thoảng cô lại lẩm nhẩm trong miệng dãy số đó, mỗi đợt khoảng 5, 7 lần. Kết quả là suốt trên đường không bị buồn nôn, khó chịu như những lần trước. Sau chuyến đi cũng cảm thấy khoẻ hơn trước nhiều. Đặc biệt, cô con dâu 28 tuổi, vừa sinh con đầu lòng xong, cũng là người vẫn bị chứng say xe từ nhỏ. Nghe mẹ nói, cô cũng bắt chước niệm thử và cũng không bị say xe. Dãy số đã có hiệu quả tốt đối với cả 2 mẹ con. Cơ chế chống say tàu xe. Theo các nhà khoa học, say tàu xe là do rối loạn hoạt động ở tai trong làm ảnh hưởng đến cảm giác thăng bằng của cơ thể dẫn đến buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, mệt mỏi. Đối với những người bình thường, sự khó chịu sẽ chấm dứt khi xong chuyến đi. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh tim mạch hoặc tiêu hoá, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn hoặc thậm chí kéo dài sau chuyến đi. Triệu chứng quan trọng và điển hình nhất của các chứng say tàu xe là buồn nôn, nôn ói. Theo Đông y, đây là biểu hiện của khí từ dạ dày nghịch lên. Theo học thuyết kinh lạc, dạ dày bị chi phối bởi kinh Dương Minh, một kinh nhiều khí nhiều huyết có chức năng phòng vệ cơ thể chống lại những biến động của môi trường bên ngoài. Do đó, về mặt cơ chế, chống say tàu xe phải bao gồm việc ổn định nội khí ở hạ tiêu và làm cho khí của kinh Dương Minh di chuyển thuận từ trên xuống dưới (thường gọi là thuận khí hay chống khí nghịch). Chữa say tàu xe bằng tượng số bát quái. Trong cách chữa trên, nhẫm đọc dãy số 720.640 là nhằm vận dụng phối hợp một số quy luật của khí công, chu dịch và y học truyền thống. Theo tượng số bát quái, số 7 là tượng số ứng với dạ dày thuộc dương thổ, số 2 là tượng số thuộc kim ứng với ruột già. Nhẫm đọc 720 sẽ gây ra hiệu ứng thuận khí ở kinh Dương Minh. Trong liệu pháp tượng số, khi nhẩm đọc một nhóm số, khí của con số trước sẽ chuyển cho khí ứng với con số sau. Như vậy, khi nhẫm đọc 720, khí ở kinh Dương Minh thay vì nghịch lên phía trên sẽ chuyển thuận xuống vùng ruột già theo quy luật tương sinh (Thổ sinh Kim). Do đó, đối với chống say tàu xe, nhóm số 720 là số chánh. Ngoài ra, số 6 là tượng số của Thận, số 4 là tượng số của Can, nhóm số 640 thêm vào có tác dụng dưỡng huyết, bổ Can Thận âm. Một trong những lý do của hư Hoả, của khí nghịch là âm hư. Ở đây, dùng 640 với mục đích bổ âm để tàng dương. Theo liệu pháp tượng số bát quái, số 0 được thêm vào các nhóm số để gia tăng tính hoạt hoá của hai khí âm hoặc dương. Dấu chấm ở giữa là dấu chỉ ngưng một tíc tắc khi đọc nhằm ngăn cách 2 nhóm số với tác dụng khác nhau. Trên thực tế, người bệnh có thể đọc liên tục bảy hai không sáu bốn không bảy hai không sáu bốn không . . . Say xe chỉ là những triệu chứng rối loạn khí hoá. Do đó, sự phối hợp của 2 nhóm số vừa giáng khí vừa tàng dương có thể nhanh chóng tạo sự ổn định chân khí nơi hạ tiêu để chống say xe. Tác dụng dưỡng sinh của dãy số 720.640. Nhóm số 640 có thể dưỡng âm bổ thận. Nhóm số 720 ngoài hiệu ứng giáng khí nghịch còn có tác dụng kích hoạt dương thổ, tăng cường khí hoá ở Tỳ Vị, giải phong hàn ở kinh lạc. Sự phối hợp của 2 nhóm số gồm đủ hai thuộc tính âm dương nên không sợ phản ứng phụ mà còn có những tác dụng dưỡng sinh nhất định. Ngoài ra, dãy số 720.640 còn có thể dùng để chữa một số trường hợp bệnh lý do âm hư gây ra như nhức đầu, mất ngủ, viêm xoang mãn tính hoặc một số trường hợp đau lưng, đau khớp do phong hàn. Nguồn: http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/voha/vh060.htm
Thư Nguyễn Hoàng Minh
Thư Nguyễn Hoàng Minh
Trả lời 9 năm trước

Yếu tố tâm lý và sự thiếu thích nghi của hệ tiền đình chính là lý do chủ yếu khiến vấn đề say xe nảy sinh chị ạ! Trước tiên là vấn đề thiếu thích nghi, những lần đầu khi đi xe nếu hệ tiền đình không thích nghi được với môi trường trong xe (ngột ngạt, có mùi, và đi xe bị sốc lên xuống) đặc biệt với loại xe công cộng, các cách tránh say xe thường chỉ sử dụng qua 1 lần và các lần sau lại phải làm như thế dần dần sẽ sinh ra dựa dẫm và tình trạng say xe nặng hơn trước, vì vậy mà cách duy nhất lâu dài hầu như mãi mãi đó chính là luyện cho hệ tiền đình thích nghi dễ dàng hơn... bằng cách chị nên thường xuyên tập xoay vòng tròn tại chỗ, hoặc đi những trò mà phải xoay liền mấy chục vòng tại chỗ... ban đầu đau khổ lắm chị ạ, xoay chừng 10 vòng là đầu óc xoay cuồng bắt đầu thấy mất thăng bằng dù đang nằm trên đất, nhưng chị phải tập như thế mỗi ngày dần dần nhiều hơn và sau đó khi thấy hết mất thăng bằng chứng tỏ việc say xe của chị đã đỡ hơn. Thứ hai là việc tâm lý, khi bị say xe nhiều lần sẽ sản sinh ra một cảm giác sợ hãi... dù đang ngồi ở nhà mà nghĩ đến việc đi trên xe thôi đã thấy say, nhìn thấy chiếc xe mình sắp đi đã nôn lên nôn xuống... đó là hiện tượng tâm lý và chị phải khắc phục bằng cách tự tin hơn, đừng nghĩ về hiếc xe và khi lên xe mùi của không khí thay đổi nên chị phải hít thở đều và nhẹ nhàng đừng hít quá mạnh sẽ dễ nôn dù chưa đi được tới đâu đó chị ạ, tập làm quen với bầu không khí mới mà nếu như vẫn thấy khó chịu thì một chai dầu hay một lác gừng cay là biện pháp hiệu quả lúc bấy giờ. Yếu tố tâm lý còn đáng sợ hơn cả việc thiếu thích nghi của hệ tiền đình nữa cho nên chị cần phải cũng cố tâm lý, có thể nghe nhạc và hơi hiu hiu ngủ khi đã cảm thấy ổn với không khí trên xe. Chúc chị thành công!