Nên chọn mũ bảo hiểm nào để đảm bảo an toàn nhất?

Luơng Hoàn Bách
Luơng Hoàn Bách
Trả lời 11 năm trước

Một số gợi ý khi chọn mua mũ bảo hiểm

Cục Tiêu chuẩn Chất lượng khuyên rằng, tốt nhất người tham gia gia thông nên chọn mua cho mình loại mũ bảo hiểm "thật" để đảm bảo cho chính mình khi đội.

Mũ bảo hiểm có tác dụng bảo vệ, hạn chế tối đa phần chấn thương trên đầu, nhất là chấn thương sọ não, khi xảy ra tai nạn. Do vậy, khi chọn mua mũ bảo hiểm, nên mua các loại mũ đã được kiểm tra, thử nghiệm, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng (thường có dán tem trên mũ). Chỉ có mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng mới có tác dụng bảo vệ cho người đi xe máy khi chẳng may gặp tai nạn rủi ro.

Mũ bảo hiểm tốt có khả năng chịu nhiệt với bất kì thời tiết nào, không bị dị ứng cho da, tóc và không ảnh hưởng đến sức khoẻ người đội. Nên chọn mũ bảo hiểm vừa đầu và có bề mặt ngoài bóng, nhẵn; không sử dụng bu-lông, ốc-vít bằng kim loại. Các ốc của mũ bảo hiểm phải không lồi quá 3mm. Vỏ cứng của mũ bảo hiểm phải che được các bộ phận cần bảo vệ của đầu và đảm bảo tầm nhìn tốt và khả năng nghe của người đội. Lớp xốp bên trong phải dày, dùng tay ấn mạnh vào lớp xốp thấy mịn, không lồi lõm.

Để biết mũ bảo hiểm có vừa với đầu mình hay không, ngoài việc xem số đo của mũ, ta có thể đội mũ lên đầu rồi dùng tay đẩy mũ ra trước, sau và hai bên. Nếu thấy mũ xê dịch khoảng 5-10cm thì nên chọn loại nhỏ hơn.

Dây cài mũ bảo hiểm phải mịn, khi kéo căng dây, thấy chắc chắn. Quai đeo phải có khoá và đảm bảo đủ bền, độ co dãn không quá nhiều. Kính phải trong, phản chiếu hình ảnh trung thực.

Một vài lưu ý khi sử dụng mũ bảo hiểm

Không để mũ bị va đập mạnh với vật cứng hoặc làm rơi mũ xuống nền cứng. Phải sử dụng loại mũ có kích cỡ phù hợp với cỡ đầu của người sử dụng, như vậy mũ mới bảo vệ được cho người đội.

Theo đặc điểm thể hình của người Việt Nam, mũ thường có các kích cỡ: S (50-53cm); M (54-56cm); L (57-60cm); XL (58-62)... những chỉ số này thường được đính kèm bên trong mũ. Cần hiểu rằng, mũ bảo hiểm chỉ có tác dụng bảo vệ, làm hạn chế bớt mức độ chấn thương cho đầu khi xảy ra tai nạn. Vì vậy, điều cốt lõi nhất để bảo vệ tính mạng cho người đội thì ngay cả khi đội mũ người tham gia giao thông vẫn phải thực hiện đúng các quy tắc khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Để đội mũ đúng cách, trước tiên, người đội cần phải mở dây quai mũ sang hai bên cho thẳng và đội mũ lên đầu sao cho vành dưới mũ song song với chân mày. Tiếp đến, hãy chỉnh khoá bên cạnh sao cho 2 khoá dây của mũ nằm sát phía dưới tai. Sau cùng, người đội phải chỉnh và cài khoá cằm sao cho dây mũ nằm khít dưới cằm, không lỏng lẻo để đảm bảo độ an toàn cao nhất.

Cách phân biệt mũ thật, mũ giả

Mũ bảo hiểm thật gồm hai loại mũ trong nước sản xuất và mũ nhập khẩu. Với mũ bảo hiểm trong nước phải có dấu CS (dấu do tự doanh nghiệp công bố sản phẩm của mình phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam), mũ ngoại nhập không có dấu CS nhưng phải có tem kiểm tra. Kiểm tra các thông số ghi trên mũ: Tên và địa chỉ đơn vị sản xuất, cỡ mũ, ngày sản xuất, hướng dẫn sử dụng... và những kí hiệu này phải rõ ràng, không lu mờ, trơn bóc.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng và nhà sản xuất, từ nay đến cuối năm, cơ quan chức năng sẽ áp dụng một loại tem chuẩn trên các sản phẩm MBH đã qua kiểm định nhằm kiểm soát chất lượng MBH trên thị trường hiện nay giúp người người tiêu dùng lựa chọn được các loại mũ bảo hiểm có chất lượng, giá cả phù hợp. Tuy nhiên, để chờ đến cuối năm thì hiện nay người tiêu dùng vẫn chưa biết chọn MBH nào có chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Vì vậy, người tiêu dùng nên đến các cửa hàng, đại lý có uy tín, chỗ người thân quen để tránh mua nhầm phải MBH giả, kém chất lượng dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyễn Ngọc Hà
Nguyễn Ngọc Hà
Trả lời 11 năm trước

1. Nón nửa đầu (còn gọi là nón 1/2, Half-Face)

[IMG]
Một số kiểu nón nửa đầu 1/2


Là loại nón chỉ che một nửa đầu phía trên, chúng rất phổ biến trên đường phố Việt Nam. Đây là loại nón có tính chất bảo vệ thấp nhất do nó chỉ che chở được nửa phần đầu phía trên của chúng ta. Các vùng khác như sau ót, vùng mặt, tai và cằm đều có thể bị tổn thương nặng nề khi gặp tai nạn. Tuy nhiên loại nón này lại rất được ưa chuộng bởi trọng lượng nhẹ, thông thoáng và có kích thước nhỏ gọn, tiện lợi để mang theo.

Nón nửa đầu chỉ thích hợp để đi trong thành phố với tốc độ chạy xe chậm. Không thích hợp để đi xa hay chạy xe với tốc độ quá nhanh. Loại nón này còn có ưu điểm là có thể dùng với tai nghe có dây, tai nghe Bluetooth vì vùng tai của người đội không bị che kín.


2. Nón 3/4 đầu (Open-Face)



[IMG]
Nón 3/4


Nón 3/4 có nghĩa là nó che chở được 3/4 cái đầu của chúng ta, bao gồm đỉnh đầu, sau ót và 2 tai của người đội. Với tỷ lệ bao phủ lớn hơn nón 1/2 nên tất nhiên là nó sẽ bảo vệ đầu chúng ta được tốt hơn. Đa số các nón 3/4 đều có kính chắn gió lớn ở phía trước nên nó cũng có tác dụng ngăn không cho gió táp vào mặt của người lái. Tuy nhiên khi chẳng may gặp tai nạn thì nó sẽ không bảo vệ vùng cằm của bạn được.

Loại nón này thích hợp cho người hay đi xa nhưng vẫn thường đi lại trong thành phố, chúng không quá cồng kềnh như loại nón trùm kín đầu và cũng khá thông thoáng như loại nón 1/2. Do loại nón này trùm kín tai của người đội nên có thể bạn sẽ rất khó khăn nếu có ý định dùng chung với các loại tai nghe có dây hoặc không dây.


3. Nón trùm kín đầu (Full-Face)


[IMG]
2 mẫu Full-Face của hãng Shoei và HJC. Mẫu bên trái có kính visor thứ hai bên trong


Đây là loại nón bảo vệ tốt nhất cho người đội vì nó sẽ phủ kín đầu của chúng ta, bao gồm cả vùng mặt và cằm. Chính vì vậy mà nó khá bất tiện khi đội trong thành phố vì kích thước to, nặng, cồng kềnh và kém thông thoáng. Việc bổ sung phần bảo vệ cằm là rất quan trọng bởi vì theo nghiên cứu cho biết, 35% số vụ tai nạn xe máy làm cho vùng cằm của người lái bị tổn thương rất nặng nề.

Nhiều người cho rằng đội nón này nóng và hầm, tuy nhiên đa số các nón Full-Face (FF) hiện nay đều được thiết kế hệ thống lưu thông khí khá tốt nên không còn cảnh vừa đội nón vừa đổ mồ hôi nữa (trừ khi bạn chạy xe quá chậm giữa trời nắng chang chang). Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu đi phượt, đi tour của anh em
mô tô, các hãng sản xuất MBH cũng cho ra đời nhiều loại nón FF có chất lượng tốt đồng thời vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ cao, trọng lượng nhẹ (khoảng 1kg) chứ không đến nỗi quá to và cồng kềnh.

Phía trước nón FF luôn có một cái kính to dùng để che chắn (tiếng Anh gọi là Visor). Kính này có thể chống nắng hay chống tia cực tím, tùy loại. Một số nón còn ưu ái trang bị thêm một kính Visor nhỏ thứ hai nằm phía trong nón, ngay trước mắt người đội, có thể kéo lên hạ xuống dễ dàng để tăng cường khả năng chống chói của nón.


[IMG]
Một chiếc nón FF sau khi bị tai nạn, bạn có thể thấy vùng mặt và cằm bị va đập khá nhiều. Ảnh: Wikipedia


Đây là loại nón rất cần thiết cho những ai đi xe phân khối lớn vì nó giúp cho người lái không bị gió táp vào mặt gây mệt mỏi, buồn ngủ và dễ gây ra tai nạn. Khi không bị gió táp vào mặt thì người lái cũng an tâm mà... chạy nhanh hơn. Bình thường nếu bạn không đội nón FF mà chạy với tốc độ cao chừng 100km/h là có khi "nước mắt nước mũi chảy tùm lum", trong khi nếu có đội FF thì bạn sẽ thấy rất là bình thường, có thể chạy với vận tốc trên 100km/h mà vẫn cảm thấy người rất ổn định (không bàn đến loại xe mà bạn đang chạy).

Giống như nón 3/4, nón FF cũng có nhược điểm là khó dùng chung với các loại tai nghe trừ khi bạn dùng các loại tai nghe được thiết kế riêng dành cho MBH.


4. Nón Modular (Flip-up)

Đây là loại nón kết hợp giữa nón FF và nón 3/4. Về cơ bản thì nó là một chiếc nón FF có phần bảo vệ cằm đầy đủ. Tuy nhiên nó đặc biệt ở chỗ phần bảo vệ cằm có thể được kéo lên qua khỏi đầu, biến chiếc nón lại thành 3/4 khá tiện lợi.

[IMG]
Nón flip-up Sy-Max III của HJC


5. Nón "cào cào" (Off-road, Motocross)

Là loại nón dùng trong các cuộc đua xe địa hình trên những chiếc xe cào cào (Motocross). Chúng rất giống nón FF nhưng có vành lưỡi trai và phần bảo vệ cằm dài hơn nhiều dùng để che nắng tốt hơn và chống đất đá bay vào mặt hay miệng của người lái. Do tính chất của đua xe địa hình là chạy trên các đoạn đường sình lầy, đất xấu, nhiều sỏi đá nên người ta phải thiết kế như vậy để bảo vệ tối đa vùng mặt của người đội nón.

[IMG]
Nón bảo hiểm Off-road
hoàng việt hải
hoàng việt hải
Trả lời 11 năm trước

mũ Fullface flip-up (lật cằm)

mũ FF flip-up (lật cằm) rất tiện dụng cho đi nội thành và ngoại thành (lật cằm xuống) đảm bảo tránh gió, bui, nắng, mưa ... mùa đông này rất ấm, mừa hè có lỗ thoáng có thể đóng mở ... các bác quan tâm pm e nhé 093.23.23.628 hoặc yahoo: dodoc88 (đang có chương trình KM 20% các bác vào trang MuaNgay.info xem ngay nhé) chúc các bác ngày mới tốt lành

DÂY NGUỒN UPS
DÂY NGUỒN UPS
Trả lời 11 năm trước

Mũ bảo hiểm có tác dụng bảo vệ, hạn chế tối đa phần chấn thương trên đầu, nhất là chấn thương sọ não, khi xảy ra tai nạn. Do vậy, khi chọn mua mũ bảo hiểm, nên mua các loại mũ đã được kiểm tra, thử nghiệm, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng (thường có dán tem trên mũ). Chỉ có mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng mới có tác dụng bảo vệ cho người đi xe máy khi chẳng may gặp tai nạn rủi ro.

Mũ bảo hiểm tốt có khả năng chịu nhiệt với bất kì thời tiết nào, không bị dị ứng cho da, tóc và không ảnh hưởng đến sức khoẻ người đội. Nên chọn mũ bảo hiểm vừa đầu và có bề mặt ngoài bóng, nhẵn; không sử dụng bu-lông, ốc-vít bằng kim loại. Các ốc của mũ bảo hiểm phải không lồi quá 3mm. Vỏ cứng của mũ bảo hiểm phải che được các bộ phận cần bảo vệ của đầu và đảm bảo tầm nhìn tốt và khả năng nghe của người đội. Lớp xốp bên trong phải dày, dùng tay ấn mạnh vào lớp xốp thấy mịn, không lồi lõm.

Để biết mũ bảo hiểm có vừa với đầu mình hay không, ngoài việc xem số đo của mũ, ta có thể đội mũ lên đầu rồi dùng tay đẩy mũ ra trước, sau và hai bên. Nếu thấy mũ xê dịch khoảng 5-10cm thì nên chọn loại nhỏ hơn.

Dây cài mũ bảo hiểm phải mịn, khi kéo căng dây, thấy chắc chắn. Quai đeo phải có khoá và đảm bảo đủ bền, độ co dãn không quá nhiều. Kính phải trong, phản chiếu hình ảnh trung thực.

Một vài lưu ý khi sử dụng mũ bảo hiểm

Không để mũ bị va đập mạnh với vật cứng hoặc làm rơi mũ xuống nền cứng. Phải sử dụng loại mũ có kích cỡ phù hợp với cỡ đầu của người sử dụng, như vậy mũ mới bảo vệ được cho người đội.

Theo đặc điểm thể hình của người Việt Nam, mũ thường có các kích cỡ: S (50-53cm); M (54-56cm); L (57-60cm); XL (58-62)... những chỉ số này thường được đính kèm bên trong mũ. Cần hiểu rằng, mũ bảo hiểm chỉ có tác dụng bảo vệ, làm hạn chế bớt mức độ chấn thương cho đầu khi xảy ra tai nạn. Vì vậy, điều cốt lõi nhất để bảo vệ tính mạng cho người đội thì ngay cả khi đội mũ người tham gia giao thông vẫn phải thực hiện đúng các quy tắc khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Để đội mũ đúng cách, trước tiên, người đội cần phải mở dây quai mũ sang hai bên cho thẳng và đội mũ lên đầu sao cho vành dưới mũ song song với chân mày. Tiếp đến, hãy chỉnh khoá bên cạnh sao cho 2 khoá dây của mũ nằm sát phía dưới tai. Sau cùng, người đội phải chỉnh và cài khoá cằm sao cho dây mũ nằm khít dưới cằm, không lỏng lẻo để đảm bảo độ an toàn cao nhất.

Cách phân biệt mũ thật, mũ giả

Mũ bảo hiểm thật gồm hai loại mũ trong nước sản xuất và mũ nhập khẩu. Với mũ bảo hiểm trong nước phải có dấu CS (dấu do tự doanh nghiệp công bố sản phẩm của mình phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam), mũ ngoại nhập không có dấu CS nhưng phải có tem kiểm tra. Kiểm tra các thông số ghi trên mũ: Tên và địa chỉ đơn vị sản xuất, cỡ mũ, ngày sản xuất, hướng dẫn sử dụng... và những kí hiệu này phải rõ ràng, không lu mờ, trơn bóc.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng và nhà sản xuất, từ nay đến cuối năm, cơ quan chức năng sẽ áp dụng một loại tem chuẩn trên các sản phẩm MBH đã qua kiểm định nhằm kiểm soát chất lượng MBH trên thị trường hiện nay giúp người người tiêu dùng lựa chọn được các loại mũ bảo hiểm có chất lượng, giá cả phù hợp. Tuy nhiên, để chờ đến cuối năm thì hiện nay người tiêu dùng vẫn chưa biết chọn MBH nào có chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Vì vậy, người tiêu dùng nên đến các cửa hàng, đại lý có uy tín, chỗ người thân quen để tránh mua nhầm phải MBH giả, kém chất lượng dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.

Mũ bảo hiểm được bảo hiểm như thế nào?

Ông Dương Kì Lam, Trưởng phòng Phục vụ khách hàng số 2, Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) cho biết: Khi tham gia bảo hiểm loại hình này, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho những tổn thất bất ngờ về người và tài sản gây nên bởi mũ bảo hiểm trong suốt thời gian bảo hiểm và trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra còn chịu tất cả các khoản phí tổn và chi phí kiện tụng có liên quan. Trách nhiệm của công ty bảo hiểm đối với các khoản bồi thường trả cho một hay nhiều nguyên đơn về sự cố sẽ không vượt quá hạn mức bồi thường được doanh nghiệp phân phối và nhà sản xuất lựa chọn.

Những trường hợp được nhận bồi thường bảo hiểm: Sơn gây nhiễm độc cho người sử dụng; sức chịu và đập của mũ kém hơn tiêu chuẩn an toàn quy định khiến người sử dụng chịu hậu quả nặng nề hơn khi bị tai nạn; quai đeo mũ sắc cạnh gây chấn thương cổ khi đội.

Dưới đây là danh sách 10 chiếc mũ bảo hiểm hàng đầu và được ưa chuộng nhất :

10. HJC Điểm tổng thể: 2

Độ thông gió: 2

Tấm che mặt: 2

Mẫu thiết kế/ kiểu dáng: 2

Tên mũ bảo hiểm: FS-15

9. Fulmer

Điểm tổng thể: 2

Độ thông gió: 2

Tấm che mặt: 2

Mẫu thiết kế/ kiểu dáng: 2

Tên mũ bảo hiểm: V2

8. Bell

Điểm tổng thể: 2

Độ thông gió: 3

Tấm che mặt: 3

Mẫu thiết kế/ kiểu dáng: 2

Tên mũ bảo hiểm: Drifter

7. Nolan

Điểm tổng thể: 3

Độ thông gió: 2

Tấm che mặt: 3

Mẫu thiết kế/ kiểu dáng: 3

Tên mũ bảo hiểm: N61

6. KBC

Điểm tổng thể: 3

Độ thông gió: 3

Tấm che mặt: 3

Mẫu thiết kế/ kiểu dáng: 3

Tên mũ bảo hiểm: VR-2R Lady Killer

5. Scorpion

Điểm tổng thể: 4

Độ thông gió: 3

Tấm che mặt: 5

Mẫu thiết kế/ kiểu dáng: 3

Tên mũ bảo hiểm: EXO-1000 Apollo

4. Icon

Điểm tổng thể: 4

Độ thông gió: 4

Tấm che mặt: 3

Mẫu thiết kế/ kiểu dáng: 4

Tên mũ bảo hiểm: Airframe CMYK

3. Harley-Davidson

Điểm tổng thể: 4

Độ thông gió: 4

Tấm che mặt: 5

Mẫu thiết kế/ kiểu dáng: 4

Tên mũ bảo hiểm: Men's Stock ¾

2. Shoei

Điểm tổng thể : 4

Độ thông gió: 4

Tấm che mặt: 5

Mẫu thiết kế/ kiểu dáng: 4

Tên mũ bảo hiểm: X-Eleven

1. Arai

Điểm tổng thể: 5

Độ thông gió: 5

Tấm che mặt: 4

Mẫu thiết kế/ kiểu dáng: 5

Tên mũ bảo hiểm: Quantum 2

Theo Forbes