Những sự cố thường gặp khi sơn nhà và giải pháp xử lý

Thi công sơn nhà không phải là một công việc đơn giản, nó đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo từ bề mặt cho đến dụng cụ sơn, các loại sơn đến kỹ thuật thi công sơn. Tất cả những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bền chắc và thẩm mỹ của sơn nhà. Tuy nhiên cũng có rất nhiều sự cố xảy ra khi sơn nhà mà có thể bạn chưa hiểu rõ hết. Hãy cùng các chuyên gia sơn của vatgia.com cùng tìm hiểu về “3 sự cố thường gặp khi sơn nhà và giải pháp xử lý” để chúng ta co bước chuẩn bị thật tốt trước khi tiến hành thi công hoàn thiện nhà nhé

Hiện tượng kiềm hóa

Tình trạng

Màng sơ xuất hiện các vết loang trắng xung quanh các vết nứt, thấm ẩm, phai màu và phấn hóa,…

Nguyên nhân

+ Tường, bê tông chưa khô cứng hoàn toàn (tối thiểu sau 28 ngày).

+  Độ ẩm bề mặt vượt quá 16% (Protimeter).

+ Tường bị thấm ẩm, nứt kết cấu, nứt chân chim…

+Kiềm Ca(OH)2 thoát ra từ bề mặt bê tông kết hợp CO2 trong không khí và hơi ẩm H2O tạo thành muối CaCO3 ảnh hưởng đến các thành phần tạo màu trong màng sơn gây biến đổi màu, hình thành các vết loang trắng trên bè mặt (muối hóa) hiện tượng kiềm hóa còn tiếp tục gây phấn hóa màng sơn.

Kết quả hình ảnh cho Hiện tượng kiềm hóa khi sơn nhà

Giải pháp xử lý

+ Dùng nước sạch tây, rửa các chất bám bẩn, muối và phấn hóa trên bề mặt chờ khô hoàn toàn.

+ Tìm và xử lý triệt để các nguyên nhân thấm ẩm, nứt kết cấu…

+ Dùng dụng cụ cơ học xử lý phẳng, làm sạch, tạo độ nhám bề mặt.

+ Sơn lại vưới hệ thống sơn Acrylic gốc nước được đề nghị

Lưu ý: chọn sơn ngoại thất và nội thất phù hợp

Hiện tương phồng rộp

Tình trạng

Màng sơn bị đẩy khỏi bề mặt xuất hiện các phồng rộp nhỏ bên trong có nước và hơi ẩm.

Nguyên nhân

+ Độ ẩm từ bên trong kết cấu thoát ra bề mặt là nguyên nhân tạo ra các phồng rộp trên bề mặt của màng sơn chứa nước và hơi ẩm… Hiện tượng thường xảy ra tại các khu vực có độ ẩm cao như nhà tắm, bếp, bể chứa nước…

+ Nguyên nhân khác từ dung môi bị ngậm giữa hai lớp sơn lót và sơn trung gian không thoát ra được do thi công không theo đúng thời gian sơn lớp kế tiếp của tài liệu hướng dẫn kỹ thuật.

+Không theo đúng hệ thống sơn giới thiệu. Sử dụng sơn phủ khô nhanh chứa các dung môi gốc hữu cơ.

Kết quả hình ảnh cho Hiện tương phồng rộp khi sơn nhà

Giải pháp xử lý

+ Tẩy sạch các vị trí phồng rộp và chất bám bẩn

+ Bề mặt phải khô sạch, không bám dầu mỡ hay các tạp chất khác

+ Độ ẩm bề mặt không được vượt quá 16% (Protimeter)

+ Dùng dụng cụ cơ học xử lý phảng, làm sạch và tạo độ nhám bề mặt.

Sử dụng 1 lớp sơn lót ngăn ẩm

Sơn lại với hệ thống sơn acrylic gốc nước được chỉ định

Hiện tượng phấn hóa

Tình trạng

Màng sơn bạc màu và phấn hóa bề mặt

Nguyên nhân

+ Sử dụng sơn chất lượng thấp hoặc chứa thành phần tạo màu cao,

+ Sử dụng sơn epoxy cho khu vục ngoài trời

+ Sử dụng sơn nội thất thi công cho ngoại thất.

+ Sơn hết hạn sử dụng, màng sơn bị phấn hóa

+ Thi công sơn lên bề mặt bê tông, tường mới với động ẩm vượt quá 16%

+Hiện tượng kiềm hóa sẽ phá hủy màng sơn gây phấn hóa.

Kết quả hình ảnh cho Hiện tượng phấn hóa khi sơn nhà

Giải pháp xử lý

+ Dùng nước sạch tẩy, rửa các chất bám bẩn và bụi phấn trên bề mặt chờ khô hoàn toàn

+ Độ ẩm bề mặt không được vượt quá 16% (Protimeter)

+ Dùng dụng cụ cơ học xử lý phẳng, làm sạch và tạo độ nhám bề mặt.

+ Sơn lại với hệ thống sơn Acrylic gốc nước gồm 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ theo hướng dẫn của chủ thầu

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong việc xử lý hiệu quả khi gặp sự cố sơn nhà.

Chưa có câu trả lời nào