9 tiêu chí giúp bạn chọn mua được máy đo đường huyết Omron chất lượng tốt

Máy đo đường huyết Omron là sản phẩm đo đường huyết dành cho bệnh nhân đái tháo đường, thông qua sản phẩm máy này ngay tại nhà chúng ta cũng có thể theo dõi được lượng máu của bệnh nhân trong gia đình mình. Vậy làm thế nào để mua được một chiếc máy đo đường huyết tốt? Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho riêng minh nhé!

1. Loại que thử

Các dòng máy đo đường huyết hiện nay thường được thiết kế với loại que thử không cài code bởi mang đến tính tiện dụng khi sử dụng. Những dòng thiết kế có cài code đã không còn phù hợp nên chúng ta không nên mua nữa.

2. Vị trí lấy máu

Để việc lấy máu trở nên đơn giản chúng ta nên chọn các sản phẩm máy đo đường huyết lấy máu ở các vị trí như ở đầu ngón tay, cánh tay, gan bàn tay...

3. Lượng lấy máu

Để đảm bảo hiệu quả chính xác trong mỗi lần kiểm tra lượng máu đóng vai trò quan trọng, chúng ta nên chọn máy lấy máu thử ít nhất là 0.5 Microlit.

4. Nhiệt độ bảo quản

Đây cũng là một tiêu chí quan trọng trong quá trình chọn mua máy đo đường huyết Omron, chúng ta nên chọn loại máy đo đường huyết có nhiệt độ bảo quản, hoạt động ở môi trường càng rộng càng tốt. Trung bình nhiệt độ từ +5 đến +40 độ, độ ẩm từ 30 - 90%.

5. Tỷ lệ hồng cầu

Tỷ lệ hồng cầu hay còn được gọi là tỷ lệ Hematocrit, trên cơ thể mỗi người sẽ có tỷ lệ hồng cầu khác nhau. Máy đo đường huyết sẽ cho kết quả đáng tin cậy đối với những mẫu máu có tỷ lệ hồng cầu như ghi trong thông số kỹ thuật của máy. Do vậy, nếu như bạn không thể xác định được tỷ lệ hồng cầu của mình thì bạn nên lựa chọn máy có giải tỷ lệ hồng cầu càng rộng càng tốt, tối ưu trong quá trình sử dụng.

6. Tốc độ đo, bộ nhớ, đơn vị đo

Máy đo đường huyết Omron tốt phải có tốc độ đo nhanh từ 5-10 giây (tiêu chí này sẽ giúp cho thời gian que thử tiếp xúc với không khí được giảm bớt, đỡ mất thời gian chờ đợi)
Ưu tiên chọn loại máy có thể lưu kết quả đo trong nhiều lần sử dụng, để quá trình theo dõi xu hướng tăng giảm của đường huyết được tốt nhất.
Đơn vị đo mức đường huyết hiện nay được chia thành 2 đơn vị là mg/dL hoặc mmol/L. Đơn vị đo không làm ảnh hưởng đến độ chính xác của máy nhưng đơn vị xác định là mmol/L được sử dụng phổ biến nhiều hơn tại các bệnh viện, khi sử dụng đơn vị đo này bệnh nhân sẽ dễ theo dõi và báo cáo với các bác sĩ hơn.

7. Kích thước bộ nhớ

Bộ nhớ máy đo càng lớn thì sẽ càng lưu được nhiều kết quả đo của bạn, bên cạnh sử dụng nhật ký theo dõi cùng với bộ nhớ của máy sẽ giúp quá trình theo dõi chuẩn đoán, theo dõi bệnh của các bác sĩ được chính xác hơn.

8. Giá bán

Giá bán của các loại máy đo đường huyết omron hiện nay có mức khá chênh lệch, giá chiếc máy đo đường huyết rẻ nhất chỉ từ 500.000đ đến hơn 3 triệu đồng, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như yêu cầu về chức năng các gia đình có thể lựa chọn cho phù hợp.

9. Bảo hành

Hãng Omrom là hãng sản xuất uy tín, được ưa chuộng do vậy thời gian bảo hành các sản phẩm của hãng đều từ 24 tháng trở lên, trong quá trình sử dụng nếu gặp vấn đề gì chúng ta có thể mang tới địa chỉ bảo hành để khắc phục và tư vấn.
Với 9 tiêu chí được nếu ra ở trên, hy vọng cung cấp cho bạn thêm thông tin để có thể chọn mua được một chiếc máy đo đường huyết Omron chất lượng tốt nhất có thể.

Chưa có câu trả lời nào