Tìm kiếm :    Giá từ :    ~ Đến :  

Gỗ cao su (Rubberwood)

Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là “Nước mắt của cây” (cao là gỗ. Uchouk là chảy ra hay khóc).

Hiện tại và trong những năm tới gỗ cao su vẫn là nguồn nguyên liệu chính cho ngành chế biến gỗ Việt Nam. Do đó việc tìm những giải pháp công nghệ mới trong chế biến và đa dạng hóa loại hình sản phẩm để nâng cao giá trị sử dụng của gỗ cao su thực sự có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Gỗ cao su là loại gỗ mềm, nhẹ, vân thớ, màu sắc đẹp có những tính chất cơ, lý, hóa phù hợp trong sản xuất đồ mộc nội thất.

Tìm hiểu về cây gỗ cao su :
Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là “Nước mắt của cây” (cao là gỗ. Uchouk là chảy ra hay khóc).
 
Ngày nay, cây cao su được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22°C đến 30°C. Riêng Việt Nam, cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống được. Năm 1897 đã đánh dầu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) năm 1907. Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu là của người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ : SIPH, SPTR, CEXO, Michelin … Một số đồn điền cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập. Đến nay, cây cao su được trồng ở khắp mọi miền đất nước, một số nơi phổ biến là Đồng Nai, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên…

Hiện nay, diện tích rừng đang dần được thu hẹp, vì vậy cây cao su là một lựa chọn tốt vừa mang giá trị kinh tế vừa bảo vệ môi trường. Nó phủ xanh đất trống, chống xói mòn, bảo vệ lớp đất bề mặt, giữ độ ẩm và cản gió cho vùng sinh thái…

Lá cây cao su khi rụng lại là nguồn hữu cơ tốt cho đất. Xương của lá cao su hong khô có thể được uốn thành các hoa trang trí tuyệt đẹp trong nhà và mang đến thu nhập cho người dân. Cành lá dùng làm củi đun. Hạt cao su dùng làm giống và có giá trị cao trong công nghiệp, dùng để chế tạo sơn điện li, ép dầu làm xà phòng, khô dầu cho chăn nuôi, dầu đốt. Nhân hạt cao su làm thức ăn cho cá, vỏ hạt cao su chế biến than hoạt tính, làm pin đèn, gỗ dán, gỗ cao cấp. Dầu hạt cao su có thể dùng trong hội họa, khô dầu hạt cao su làm thức ăn có giá trị cho gia súc.
Sử dụng bột nhân cao su thay thế môt phần protein bột cá trong khẩu phần ăn của cá rô là một giải pháp hữu ích vì bột nhân cao su có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra, dùng cao su thay nhựa đường là một ý tưởng mới lạ và đang được khai thác kĩ hơn.

Cây cao su mang đến nhiều lợi ích kinh tế cho người dân. Sản phẩm chính là mủ hay còn gọi là “vàng trắng” vì nó là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghệ. Ngoài ra, cây cao su còn cung cấp gỗ khi hết khả năng thu hoạch mủ. Ngày nay nguyên liệu gỗ tự nhiên đang hiếm dần vì vậy mà cây cao su ngày càng có giá trị. Gỗ cây cao su được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau và được đánh giá là gỗ thân thiện với môi trường. Gỗ cây cao su là nguyên liệu quý giá để sản xuất các mặt hàng gia dụng và nội thất.
Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây, chủ yếu là bên ngoài libe. Các mạch này tạo thành xoắn ốc theo thân cây theo hướng tay phải, tạo thành một góc khoảng 30 độ với mặt phẳng. Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ. Các cây già hơn cho nhiều nhựa mủ hơn, nhưng chúng sẽ ngừng sản xuất nhựa mủ khi đạt độ tuổi trên 30 năm.

Cây cao su ở độ tuổi trên 30 năm không còn cho mủ sẽ được thanh lý và cưa xẻ thành thanh, ván phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.
Với công nghệ ngày càng phát triển, người ta thường thu mua các loại cây cao su đã hết thời gian cho mủ vào các nhà máy chế biến gỗ làm các loại ván MDF, gỗ tạp…Được rất nhiều người ưa chuộng vì loại gỗ này dễ tạo hình, và giá thành rẻ.
Đối với việc sử dụng gỗ cao su để sản xuất đồ nội thất, nhà sản xuất cũng qua nhiều công đoạn xử lý để cho ra nguyên liệu gỗ đạt chuẩn về độ ẩm, độ cong vênh, xử ly mọt … Thân cây cao su thường nhỏ (khoảng 16-35cm) nên nhà sản xuất phải ghép từng miếng nhỏ lại để có được những khối gỗ lớn, từ đó mới bắt đầu đưa vào quy trình sản xuất ra thành phẩm như bàn, ghế, giường ngủ, tủ quần áo, …

Do tính chất của cây cao su, gỗ cao su có đặc điểm nhẹ nhưng rất cứng, có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau , nhiều vân đáp ứng được nhu cầu về trang trí, mỹ thuật cho sản phẩm. Nó cũng được đánh giá như là loại gỗ “thân thiện môi trường”, do người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ. Ngày nay gỗ cao su ngày càng được dùng rộng rãi và đáp ứng được những yêu cầu khắc khe của ngành gỗ công nghiệp chế biến. Thị hiếu của người tiêu dùng về các sản phẩm làm từ gỗ cao su cũng gia tăng một cách rõ rệt.

Ván ghép thanh (gỗ ghép) gỗ cao su được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý tẩm sấy, trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, gỗ được xử lý các công đoạn như cưa, cắt, bào, phay mộng, ghép, chà nhám. Ván ghép thanh gỗ cao su được xử lý bằng công nghệ biến tính gỗ trước khi đưa vào sản xuất nhằm làm tăng tính ổn định, độ bền, hạn chế tối đa sự biến dạng của gỗ. Ván ghép thanh gỗ cao su được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, thiết bị trường học, sản xuất ván sàn, vách ngăn, tủ và nhiều sản phẩm khác. Hiện nay Công Ty Cổ Phần Ván Ghép Năm Trung đang cung cấp các sản phẩm ván ghép thanh gỗ cao su cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đặc biệt ngoài sản phẩm ván ghép sẵn chúng tôi còn chuyên ghép theo chi tiết đơn hàng nhằm tiết kiếm thời gian, chi phí, nâng cao năng xuất cho các đơn vị sản xuất đồ mộc.
 
Gỗ ghép cao su


Cây cao su thật sự mang đến nhiều lợi ích cho con người như lợi ích kinh tế, xã hội, tự nhiên. Vì vây, nhiều người đã lựa chọn cây cao su để phát triển, và ngày càng khai thác tốt hơn lợi ích từ cây cao su. Những sản phẩm từ cây cao su sẽ ngày càng phong phú đa dạng hơn.

Ngày nay gỗ cao su được ứng dụng khá rộng rãi được dùng sản xuất nhiều sản phẩm gỗ như bàn ghế, giường tủ và cả đồ dùng nhà bếp như thớt gỗ, lót nồi cắm dao và cả trong sản xuất đồ chơi gỗ và đồ dùng em bé như ghế ăn bột, xe tập đi, con ngựa gỗ...

https://media.zalo.me/detail/2518507430502354420?zl3rd=815789662550058820&id=246f8262a12748791136&zarsrc=4