Luật Sư Cho Tôi Hỏi Dành Quyền Nuôi Con Trong Trường Hợp Này ?

Liên hệ

Số 26/16 Phan Văn Trường, P.dịch Vọng Hậu, Q.cầu Giấy, Tp. Hà Nội


 

Vậy tôi xin hỏi xem nếu tôi đơn phương nộp đơn ly dị thì tôi có chắc chắn được quyền nuôi con ko? Và tôi có được bồi thường tổn thương về cả mặt tinh thần lẫn thể xác của phía chồng tôi ko?

Tôi đang muốn ly dị với chồng tôi nhưng giữa chúng tôi có 2 đứa con ràng buộc. Chúng tôi cưới nhau được 4 năm nhưng việc bạo hành gia đình xảy ra sau 1 thời gian ngắn. Tôi kính mong luật sư tư vấn giúp tôi giải thoát được cuộc hôn nhân này và giữ vẹn toàn được quyền nuôi 2 đứa con. Chúng tôi có đã đăng ký kết hôn nhưng tôi chưa nhập khẩu về gia đình nhà chồng. Sau khi sinh 2 đứa con tôi đều làm giấy khai sinh và nhập vào sổ hộ khẩu gia đình đẻ của tôi. Vậy tôi xin hỏi xem nếu tôi đơn phương nộp đơn ly dị thì tôi có chắc chắn được quyền nuôi con ko? Và tôi có được bồi thường tổn thương về cả mặt tinh thần lẫn thể xác của phía chồng tôi ko?

Kính mong luật sư giúp đỡ.
Xin chân thành cảm ơn luật sư.



Chào Quý gia đình & Quý độc giả !

Văn phòng Luật sư NewVision trả lời câu hỏi của độc giả, như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 92 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn thì:
“1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác".
 Ngoài ra còn có Quy định tại Nghị Quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Luật HNGĐ chỉ rõ như sau:
a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.
b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.
c. Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.
d. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.
Như vậy, về nguyên tắc con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác.
Trong trường hợp của chị nếu 1 trong 2 cháu vẫn chưa đủ 36 tháng tuổi thì đương nhiên tòa sẽ giao cho chị nuôi cháu đó theo nguyên tắc. Còn trong trường hợp nếu 1 trong 2 cháu đã đủ 36 tháng tuổi trở lên mà chị muốn giành quyền nuôi  cả 2 cháu thì chị nên trình bày và đưa ra Tòa kèm theo những căn cứ về:
Các yếu tố về điều kiện vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên dành cho con, yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ.
Cùng với những căn cứ trên, chị nên đưa ra những căn cứ về việc người cha thờ ơ, không quan tâm chăm sóc con. Bỏ mặc mọi trách nhiệm nuôi dạy con cho chị. Ngoài ra người cha còn thường xuyên có hành vi bạo lực đối với chị, đó là hành vi đáng lên án và không nên để trẻ tiếp xúc với những hành vi không hay đó.
Và khi chị giành được quyền trực tiếp nuôi con thì chồng chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng có thể vợ chồng chị tự thỏa thuận, nếu không có thể nhờ tòa giải quyết.

P/s: Nếu bạn & Quý độc giả nếu còn vấn đề gì vướng mắc, hoặc muốn hỏi thêm. Vui lòng xin liên hệ với Luật sư chúng tôi, theo địa chỉ bên dưới đây:

Sơ đồ chỉ dẫn địa chỉ trụ sở Công ty Luật NewVision:
Tại TP. Hà Nội: Số 26/16 Phan Văn Trường, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội, Việt Nam

 

Có thể bạn đang quan tâm :

+Thuê luật sư bào chữa .

+luật sư bào chữa

+luật sư tư vấn

+tìm luật sư bào chữa

----------------------------------------------

Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn     Hãy liên hệ Luật Sư để được tư vấn miễn phí

     Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn - Đoàn Luật Sư Hà Nội

     Địa chỉ:  Số 26/16 Phan Văn Trường, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội .

     Hotline0985 928 544

     Hỗ Trợ 24/7 : Skype : nguyendat235 & yahoo : luatsutraloi

     Email: hanoi@newvisionlaw.com.vn

 





Bình luận

HẾT HẠN

0985 928 544
Mã số : 11030214
Địa điểm : Hà Nội
Hình thức : Cho thuê
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 26/09/2018
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn