Ubnd Xã Không Có Quyền “Sửa Lại Di Chúc”!

Liên hệ

Số 26/16 Phan Văn Trường, P.dịch Vọng Hậu, Q.cầu Giấy, Tp. Hà Nội



[Hỏi - Đáp ] UBND xã không có quyền “sửa lại di chúc”!



GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT

UBND xã không có quyền “sửa lại di chúc”!

Ông bà nội tôi sinh được 5 người con gồm hai con trai và 3 con gái. Ông được thừa kế từ các cụ để lại 1800m2 đất, 

trong đó có 2 ngôi nhà (một ngôi nhà cổ và một ngôi nhà thường). 

Năm 1989, ông bà quyết định chia tài sản thừa kế cho các con và được viết thành di chúc có chứng thực của UBND xã. 

Bác cả tôi được 700 m2 cùng với ngôi nhà cổ; bố tôi được750 m2 cùng ngôi nhà thường. Phần còn lại chia đều cho 3

cô con gái. Tất cả đều có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hai cô tôi đã bán hết đất. Hiện nay, ông nội tôi và bác cả đã chết.

Bà nội tôi cùng bố và các cô tôi yêu cầu UBND xã sửa lại di chúc để gia đình nhà bác cả trả lại 300 m2 cùng ngôi nhà 

cổ để giao cho bố tôi chịu trách nhiệm thờ cúng.

Vậy, tôi xin hỏi:

1. UBND xã có sửa lại di chúc cho bà tôi được không?

2. Bà nội tôi cùng bố và các cô tôi có đòi được 300 m2 đất cùng ngôi nhà cổ đó được không ?

3. Bà, bố, các cô tôi phải làm gì để lấy được số tài sản trên?

Lê Đình H. (Hà Nội)

Luật gia Nguyễn Chấn trả lời:

1. Sửa lại di chúc trong tình huống này được hiểu là bà nội, bố và các cô của ông H. mong muốn “truất quyền 

hưởng di sảnhưởng di sản thừa kế” của người bác cả ông H. đối với ngôi nhà cổ nằm trên diện tích đất 300 m2 .

Tuy nhiên, căn cứ quyđịnh tại Điều 648 Bộ Luật Dân sự năm 2005, thì chỉ người lập di chúc mới có quyền “sửa lại di chúc” 

để “truất quyền” hưởng di sản của người thừa kế; UBND xã không có thẩm quyền này.

 

2. Không có cơ sở để bà nội ông H. cùng bố và các cô của ông “đòi” 300 m2 đất cùng ngôi nhà cổ, vì sau ngày ông bà

 nội ông H. lập di chúc chia thừa kế (1989), người bác cả của ông đã được cấp GCNQSD đất, trở thành chủ sở hữu ngôi 

nhà cổ nằm trên diện tích 300 m2 đất, có đầy đủ 3 quyền được nhà nước bảo hộ (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền 

định đoạt tài sản) theo quy định tại Điều 164 Bộ Luật Dân sự. Vì vậy, sau khi người bác cả qua đời, quyền tài sản đối với ngôi

nhà cổ nằm trên diện tích 300 m2 đất được thực hiện theo di chúc của người chủ sở hữu tài sản ấy. Trong trường hợp người

chết không để lại di chúc thì tài sản được chia theo pháp luật. 

Sau cùng, ông H. hỏi: Bà, bố, các cô tôi phải làm gì để lấy được số tài sản trên?

Nhà nước không can thiệp vào việc của gia tộc ông Lê Đình H. nếu bà nội, bố, các cô của ông thuyết phục được người chủ sở 

hữu mới (thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật) tự nguyện chấp nhận hiến, tặng tài sản là nhà và đất cho bố của

ông H. để làm nơi thờ cúng .

 Ông Nguyễn Sỹ H. (Hà Nội)




Luật sư Nguyễn Văn Tuấn






--------------------------

XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Phòng Luật sư Tranh tụng - CÔNG TY LUẬT NEWVISION

Địa chỉ: Số 26/16 Phan Văn Trường, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Luật sư: Nguyễn Văn Tuấn

Mobile: 0918 368 772

Điện thoại: 04.6682.7986/ 6682.8986 

Fax: 04.7300 5720 

Web: http://luatsutranhtung.org/ 

 

Trụ sở chính tại TP.Hà Nội

Địa chỉ:_Số 26/16 Phan Văn Trường, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội, Việt Nam


Văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ:_Phòng 606, Block B, Tòa nhà IndoChina Park,

Số 4 đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

 

Văn phòng tại Thái Nguyên

Số 22, Tổ 12, phường Trưng Vương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Điện thoại: 028.03755509 – 028.02222549 – 028.03855077

(Luật sư - Nguyễn Mạnh Cường)

 






Bình luận

HẾT HẠN

0985 928 544
Mã số : 10893530
Địa điểm : Hà Nội
Hình thức : Cho thuê
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 25/02/2018
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn