Mình mới bắt đầu được thăng chức nhưng không biết làm cách nào để tăng sự hứng thú cho nhân viên cấp dưới?

Cá Cảnh
Cá Cảnh
Trả lời 16 năm trước
Một số phương pháp chủ yếu để tăng hứng thú làm việc của nhân viên là: - Xây dựng mối quan hệ tốt giữa các nhân viên và giữa lãnh đạo với cấp dưới. - Làm cho nhân viên cảm thấy mình quan trọng và tự hào về vai trò của mình với công ty, từ đó có trách nhiệm với công việc. - Gợi mở để nhân viên ý thức được định hướng phát triển của mình nếu làm tốt công việc. Hứng thú công việc sẽ có được qua những cảm giác thư giãn được chẻ nhỏ ra trong quá trình làm việc, từ những chuyện cụ thể như sếp mỉm cười thiện cảm với nhân viên, nhờ đó công việc được hoàn thành và sau đó lại được đánh giá tốt… Với một ly nước đầy thì chỉ cần cho thêm một giọt nước cũng đủ làm tràn miệng ly. Tuy nhiên, nếu ta chậm rãi và nhẹ nhàng cho vào ly nước đầy ấy từng cây kim sao cho mũi nhọn của kim vào ly trước thì có thể cho thêm vào chiếc ly đầy nước ấy cả trăm cây kim. Đó là một trò chơi vật lý bình thường và cũng là một triết lý trong quản trị nhân sự. Công việc lặp đi lặp lại cũng sẽ gây một áp lực đối với nhân viên vì nhàm chán. Điều này có thể được khắc phục nếu công việc của nhân viên được bớt đơn điệu với sự khác biệt theo từng giai đoạn, hoặc có thể tạo thêm đối trọng khác cho nhân viên giúp cân bằng áp lực công việc hàng ngày bằng cách thỉnh thoảng để nhân viên làm những công việc ngoại khóa có lợi cho công ty, chẳng hạn tham gia tổ chức hội nghị khách hàng của công ty… Khi xây dựng một chiếc cầu treo, người kỹ sư phải tính toán làm sao cho có khoảng hở giữa những nhịp cầu, thành cầu… để gió thổi qua không gây lật cầu. Tương tự, trong quản lý nhân sự, công việc được bố trí dày đặc không có khoảng hở cũng chưa hẳn là điều tốt và có thể gây hậu quả xấu.
thuyha
thuyha
Trả lời 15 năm trước
[b]Thừa nhận sự thay đổi[/b] Khi đã trở thành người quản lý, bạn sẽ biết rất nhiều thông tin bí mật liên quan đến công việc kinh doanh của công ty, những thông tin này tuyệt đối không được tiết lộ với bất cứ ai. Đó là nguyên tắc trong kinh doanh nên bạn và nhân viên đó sẽ không thể "buôn" chuyện nhiều như trước kia được. Với tư cách là sếp mới, bạn phải biết điều chỉnh các nguồn thông tin khi “buôn” với người bạn, đồng nghiệp đó. Tất yếu, giữa hai người sẽ luôn có những ranh giới trong các câu chuyện khi ở nơi làm việc. Ngoài ra, mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp trước kia sẽ thay thế bằng mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới. Bạn và người bạn phải biết rõ cái ranh giới đó thì mới có thể tránh được những lời bàn tán của đồng nghiệp xung quanh. Điều này đều có lợi cho hai người. [b]Tìm kiếm sự trợ giúp[/b] Cho dù hai người vẫn là bạn của nhau nhưng giờ đây mối quan hệ của hai người đã có khoảng cách. Và bạn cảm thấy khó có thể chia sẻ được những điều bí mật, những lời than phiền, buồn phiền về cấp trên và về công việc với người bạn của mình. Để vượt qua giai đoạn khó khăn về tình cảm giữa hai người, bạn nên tìm đến những người có cùng hoàn cảnh như bạn ở các công ty khác hoặc tìm đến những hiệp hội nghề nghiệp để cùng chia sẻ với họ những tâm sự của bạn. Từ đó, biết đâu họ sẽ có những phương pháp, những góp ý và bàn luận giúp đỡ bạn cải thiện mối quan hệ với anh/ cô ta. [b]Nói chuyện với bạn của mình[/b] Bạn nên nói chuyện và cùng bàn luận với người bạn của mình về sự thay đổi trong mối quan hệ giữa hai người. Sự thẳng thắn, chân thành sẽ giúp hai người hiểu nhau hơn. Do vậy, hãy nói với anh/ cô ấy về cảm xúc của bạn: bạn có cảm thấy vui khi mối quan hệ của hai người xa cách như bây giờ hay không, gợi nhớ về sự thân thiết của hai người trước kia và mong rằng anh/cô ấy hãy thông cảm và hiểu hoàn cảnh của bạn lúc này… Ngoài ra, trong một vài trường hợp, sự im lặng lại là hiệu quả. [b]Đối xử khách quan[/b] Với tư cách là người lãnh đạo, điều quan trọng là bạn phải phân biệt rõ giữa tình bạn và quan hệ sếp, nhân viên. Không nên có sự thiên vị. Bạn cần phải thật khách quan khi giao việc và đánh giá nhân viên. Có như vậy, bạn mới nhận được sự tôn trọng của mọi người trong công ty.