Vậy phải làm thế nào để có thể tận dụng và phát huy được hết giá trị của những người lớn tuổi?

chuyengia
chuyengia
Trả lời 16 năm trước
Theo công bố mới nhất của Bộ y tế, tuổi thọ trung bình của người VN năm 2005 là 71,3, đạt mục tiêu thiên niên kỷ. Đây là một tín hiệu đáng mừng khi so sánh với chỉ số phát triển con người (HDI) cũng tăng đáng kể trong năm qua. Tuổi thọ tăng thì số người cao tuổi cũng nhiều hơn. Cộng đồng cần phải làm gì để tận dụng "trí" và "lực" người cao tuổi, giúp họ sống khỏe, có ích. Trò chuyện của VietNamNet Nhận định với Th.S Nhân chủng học Lê Nhân Phượng, Việt Kiều (Mỹ) và PGS, TS Nguyễn Thị Lâm. Rèn luyện thể thao là biện pháp tốt để bảo vệ sức khoẻ. Ảnh: LAD Theo một công bố mới nhất của Bộ y tế, tuổi thọ bình quân của người VN năm 2005 là 71,3 tuổi. Như vậy rõ ràng, tuổi thọ của người VN đang tăng lên. Báo chí bình luận rằng đây là một tín hiệu đáng mừng, vì mọi mặt đời sống đang tốt lên. Nhưng, tuổi thọ tăng lên liệu có phải là một dấu hiệu chứng tỏ xã hội đang già đi hay không? Điều này gây ra những tác động xã hội gì và có ảnh hưởng gì đến gia tăng dân số trong thập kỷ XXI ? - Đây là một tín hiệu vui, cho thấy tuổi thọ của người Việt đang tăng dần lên, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội. Tuy nhiên, có thêm nhiều người già cũng đồng nghĩa với việc phát sinh nhiều vấn đề xã hội. Xét từ góc độ y tế, khi điều kiện sống còn thiếu thốn thì tỷ lệ người chết vì những căn bệnh truyền nhiễm chiếm đa số. Khi đời sống nâng cao hơn thì người ta sống lâu hơn, bệnh tật tuổi già cũng tăng lên, như tim mạch, bệnh tiểu đường, cao huyết áp... Hệ thống y tế cần phải tập trung vào những căn bệnh này. Nhưng cũng xin cắt nghĩa lại: tuổi thọ trung bình 71.3 không có nghĩa dân số của chúng ta đang già đi. Con số này phải được hiểu là, nếu một em bé đuợc sinh ra ở thời điểm năm 2005, nó sẽ có khả năng sống đến 71,3 tuổi. Tuổi thọ con người thay đổi theo mức sống. Còn để nhận biết dân số một nước đang già đi phải tính tỷ lệ số người già đang chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dân số. Tại Hội nghị quốc tế về dân số lần thứ 25 của Liên minh quốc tế về nghiên cứu khoa học Dân số (IUSSP) tổ chức vào tháng 7/2005 tại thành phố Tours (Pháp), bà Catherine Rollet, chủ tịch Ủy ban tổ chức nhấn mạnh: "Ở hầu hết các nước phương Tây, năm 2005 đánh dấu một cú sốc mới về dân số. Sự bùng nổ về người cao tuổi sẽ ảnh hưởng đến cân bằng đang hết sức nhạy cảm của lực lượng lao động và không lao động. Tuổi già cũng bắt đầu ảnh hưởng đến các quốc gia đang phát triển. Đây sẽ là một trong những thay đổi quan trọng nhất của thế kỷ 21. (Theo TTO) Ở một nước đang phát triển như VN, phúc lợi xã hội chưa nhiều. Ngoài tầng lớp công chức có lương hưu, còn đa số người cao tuổi không có nguồn thu nhập nào khác. Vậy chúng ta giải quyết vấn đề này như thế nào? - Về một mặt, tỷ lệ sinh đẻ ngày càng ít, từ đó nảy sinh vấn đề, ai sẽ chăm sóc cha mẹ khi về già? Mặt khác, chúng ta cũng cần phải xem lại ngưỡng tuổi về hưu cho người lao động. Tiền hưu trí thường được trả từ ngân sách nhà nước thông qua các thuế thu nhập. Nếu mức tuổi về hưu cho người lao động đặt ra quá thấp và số người về hưu quá nhiều thì nhà nước sẽ không có đủ thuế thu nhập để trợ cấp, nuôi dưỡng. Trong khi đó, nhiều người lớn tuổi, với kinh nghiệm và năng lực, vẫn còn có thể đóng góp nhiều cho xã hội. Vậy phải làm thế nào để có thể tận dụng và phát huy được hết giá trị của những người lớn tuổi? - Ở các nước phương Tây, các tổ chức phi chính phủ có nhiều họat động thiết thực nhằm thu hút người già tham gia vào các công tác xã hội. Nhiều bệnh viện, cơ sở, công cũng như tư sử dụng người lớn tuổi, với mức thù lao phù hợp, có thể không nhiều, miễn là họ vẫn có cơ hội đóng góp. Tất nhiên, nhà nước cần phải có một cơ chế thoáng hơn, không quá câu nệ vấn đề thuế thu nhập. Ngoài ra, điều quan trọng là cần phải chuẩn bị tốt về mặt tâm lý cho cộng đồng. Vấn đề việc làm cho người cao tuổi không đơn thuần chỉ là câu chuyện lao động. PGS, TS Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện dinh dưỡng VN Con số 71,3 tuổi thọ trung bình là một tín hiệu vui, Tuy nhiên, với người cao tuổi, điều quan trọng là phải tạo cho họ tâm lý thoải mái để sống minh mẫn và có ích cho xã hội. Khi đời sống được cải thiện thì người cao tuổi cũng mắc thêm nhiều chứng bệnh như huyết áp, tim mạch... Đội ngũ cán bộ y tế đã bắt đầu chú trọng đến việc phòng trị căn bệnh này. Tuy nhiên, về chế độ ăn uống, không chỉ người già mà người VN nói chung vẫn có thói quen ăn uống tùy thích, ăn cho "ngon miệng", ít quan tâm đến việc cân đối các chất. Nhìn sang một nước Châu Á có tuổi thọ khá cao là Nhật Bản thì sẽ thấy ngay, bất kỳ người dân nào khi ngồi vào bàn ăn là họ "định lượng" được ngay giá trị từng món ăn trên bàn. Tuổi thọ tăng là dấu hiệu cho thấy đời sống người dân được cải thiện, chăm sóc y tế tốt hơn. Nhưng cũng cần phải lưu ý là hiện nay, chúng ta chưa có một đội ngũ chuyên gia tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, chủ yếu đang còn kiêm nhiệm. Các bệnh viện đều quá tải, bác sỹ phải làm nhiều việc, nói gì đến thời gian tư vấn dinh dưỡng. Ở một số bệnh viện lớn của HN như Viện quân y 103, bệnh viện 198, Bạch Mai... khoa dinh dưỡng chỉ có chức năng xây dựng thực đơn cho bệnh nhân. Nhu cầu được tư vấn dinh dưỡng của người dân đang tăng lên nhưng đội ngũ bác sỹ khám chữa bệnh vẫn chưa đánh giá đúng vai trò của bác sỹ dinh dưỡng. Hơn nữa, truyền thông cho người dân về chế độ ăn thích hợp mới chỉ làm mạnh trong những đợt cao trào như "Ngày dinh dưỡng VN". Người dân nên đón xem các chương trình tư vấn dinh dưỡng vẫn phát thường xuyên trên kênh truyền hình để có thêm thông tin bổ ích. * Ngọc Nhung - Công Khanh Theo dòng sự kiện VietNamNet Tuổi thọ trung bình người VN đạt 71,3 Báo cáo phát triển con người 2005: Vui mà lo! Tuổi trẻ Thế giới sắp "bùng nổ ông" Làng đại thọ Thanh Niên Con người Việt Nam trong nhân loại: Tuổi thọ và học vấn vượt trên thu nhập Chỉ số phát triển con người của Việt Nam tăng 4 bậc Năm 2014, Việt Nam sẽ là nước có dân số già Tiền phong Tuổi thọ trung bình sẽ đạt trên 72 tuổi