Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để nâng cao vị thế của mình trong môi trường kinh doanh quốc tế?

Ngoài sự sắc bén và khôn ngoan, cần có những yếu tố chính nào khác để các doanh nhân trong nước thành công hơn trong kinh doanh. hãy cùng tôi chia sẻ kinh nghiệm trong nước và nước ngoài.
Tiep
Tiep
Trả lời 16 năm trước
Muốn nâng cao vị thế ở nước ngoài ,nên lo nâng cao vị thế trong nước đã .Tại sao doanh nghiệp VIỆT ngay cả ở trong nước cũng không dành được chiến thắng áp đảo và bị khách hàng quay lưng vậy ? (trừ các ngành độc quyền như :điện ,viễn thông ,internet .....) .Có một số lý do chính sau đây : 1_Không tôn trọng khách hàng ,đôi khi có thể coi là lừa dối .Lấy ví dụ :vụ sữa tươi 100% nguyên chất tiệt trùng ,vụ các nhà cung cấp dịch vụ INTERNET (ISP) không đảm bảo chất lượng dịch vụ như cam kết ,vụ siêu thị BIG C bán sữa quá hạn và giả ,.... 2_Làm ăn không "khôn ngoan" như tác giả câu hỏi nói ,mà là "không lỏi ".Điển hình là các hãng bánh kẹo,đường sữa,thực phẩm ăn nhanh .Mấy mẻ sản phẩm đầu tiên thì chất lượng tốt ,giá phải chăng .Nhưng chỉ đúng 1 tháng sau là bắt đầu bớt xén ,tăng giá ,giảm chất lượng thê thảm .Rõ ràng các doanh nghiệp quá chạy theo lợi nhuận trước mắt mà làm ngơ với khách hàng .Không bảo đảm uy tín và chất lượng sản phẩm ,dịch vụ ổn định_như vậy thì khách hàng quay lưng là dễ hiểu . 3_Nguồn nhân lực kém chất lượng,tuyển chọn sơ sài ,trong khi không chịu đầu tư kinh phí để bổ túc cho nhân viên .Thành phần con ông cháu cha ,quen biết hoặc phong bì là rất nhiều .Dẫn đến tư tưởng ngồi mát ăn bát vàng ,thái độ phục vụ khách hàng thì thiếu chuyên nghiệp ,mất lịch sự ,vô lễ .Xin nhắc lại câu chuyện của cha đẻ chiếc máy ATM (là một người VIỆT gốc ) .đã kể khi ông tham dự buổi lễ khai trương của một ngân hàng tư nhân . _Một cô nhân viên thấy một ông già ăn mặc luộm thuộm ,mang theo một chiếc túi to.Cô ta lập tức xua đuổi " mời ông đi ra chỗ khác,đây không phải là chỗ của ông ". Thế nhưng khi ông già cho biết là ông định gửi 100 triệu đồng tiết kiệm thì cô nhân viên lập tức mang bộ mặt khác " xin lỗi ,vậy thì mới ANH vào đây Ạ ". _Thật nực cười cho cung cách làm việc này .Đây là tình trạng cực kỳ phổ biến khi khách hàng đến làm việc với các doanh nghiệp .Nhất là khâu bảo dưỡng ,bảo hành ,đền bù ,giải quyết khiếu nại .Khách hàng là thượng đế mà được đối xử vậy sao ? 4_Hãy xem hãng xe hơi TOYOTA vừa cho thu hồi vài trăm nghìn xe hơi ,hãng FORD cũng vài triệu chiếc ..cả 2 đều cùng phải bồi thường và xin lỗi khách hàng vì sản phẩm của họ kém chất lượng .Vậy xin hỏi ,các doanh nghiệp VIỆT được mấy nơi "dám nghĩ " và "dám làm" như vậy chưa ?Hay là viện hết lý do này nọ ,đổ thừa cho nhau ,rũ bỏ trách nhiệm...khi khách hàng khiếu nại . 5_Hàng tồn đọng ngoài thị trường thì đem về xào xáo lại ,mông má lại ,và tiếp tục tung ra như một sản phẩm mới toanh . Đấy là thái độ phục vụ khách hàng ,còn chiến lược MARKETING thì sao ? Thời lượng quảng cáo nhiều vô kể ,nhưng thiếu ý tưởng ,đơn điệu ,sáo rỗng ,HỨA là chính ,làm hoa mắt khách hàng là chính_ lời nói thì nhiều mà hình ảnh gợi mở,gợi trí tò mò thì ít .Thừa nhưng hóa ra thiếu và tốn tiền của .Tiếp thị thì mở vài điểm lẻ tẻ ,không đến tận nơi khách hàng mà "chờ" khách hàng đến .Cọc đi tìm trâu_chuyện lạ đời trong kinh doanh ! Nhân lực thì thế nào ? như tôi cũng đã nói ,nhiều số lượng nhưng kém chất lượng .Chế độ đãi ngộ thì yếu kém ,không công bằng ,không minh bạch.....dẫn đến bộ phận thì lười nhác,bộ phận thì bất mãn . Không dám đầu tư nghiên cứu công nghệ ,đào tạo nhân lực ,xây dựng nguồn nguyên liệu thô ngay trong nước. Thích đi mua sẵn và về cải tiến ,thậm chí là "nhái" công nghệ nước ngoài ,nhập khẩu quá nhiều nguyên liệu .Dẫn đến sự tủn mủn ,ngắn hạn ,thụ động trong kinh doanh .Từ đó dẫn đến không làm chủ được giá cả . Khả năng tìm hiểu luật kinh doanh quốc tế kém cỏi ,hay bị thua thiệt khi xảy ra kiện tụng . Chính sách kinh tế thị trường của nhà nước còn lạc hậu ,chậm chạp ,chắp vá...đó cũng là một nguyên nhân làm cho doanh nghiệp trong nước khó "phất". _Tôi cũng chỉ xin đóng góp một số nguyên nhân vậy thôi .Có nguyên nhân thì ắt có biện pháp khắc phục và các yếu tố cần thiết .Chẳng qua là các doanh nhân và doanh nghiệp có đủ dũng cảm nhìn vào sự thật ,có cầu thị ,có chiến lược kinh doanh dài hơi.....hay không thôi .Mà cái này là phụ thuộc vào đầu óc của các lãnh đạo doanh nghiệp .Nếu cứ thích theo đuổi cái lợi trước mắt như hiện nay ,thì tình hình khó mà sáng sủa hơn được . Kính gửi .
Tiệp
Tiệp
Trả lời 16 năm trước
Theo tôi đó chính là thời gian. Các doanh nghiệp VN cần 30 mươi năm nữa thể ngang bằng với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì chúng ta cần ba mươi năm nữa để không còn các doanh nghiệp độc quyền. Chúng cần 30 năm nữa để các công ty ngoài quốc doanh trở thành các tập đoàn đúng nghĩa, khi đó họ mới coi trọng nguồn nhân lực là quan trọng, và mới có đủ tiền để đầu tư, đạo tạo, và "giữ chân" các nhân viên giỏi. 30 năm nữa thì các CEO thực sự là người làm thuê chuyên nghiệp.
Trả lời 16 năm trước
Thật khó để trả lời câu hỏi vừa hay vừa rộng của anh Trung một cách đầy đủ, nhưng tôi cũng muốn đưa ra một vài ý kiến xem như cách anh đã nói là chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm vậy thôi. Hội nhập với mồi trường kinh doanh quốc tế đó là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, giống như xu thế toàn cầu hóa, thì hội nhập với mơi trường kinh doanh quốc tế cũng mang lại những cơ hội cũng như thách thức đối với. Hội nhập đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta có cơ hội mở rộng thị trường, cơ hội tiếp cận với những tiến bộ của công nghệ, khoa học kỹ thuật một cách nhanh nhất, cơ hội để tiếp cận học hỏi những kỹ năng, kinh nghiệm, ...của các nứoc phát triển trê thế giới,...Đồng thời có những thách thức cũng không nhỏ khi hội nhập mà dễ nhận thấy đó là sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài. Sự cạnh tranh đó cũng chính là động lực để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn. Để có một vị thế trong môi trường kinh doanh quốc tế thì các doanh nhân chúng cần phải kịp thời nắm bắt những cơ hội và phát huy tối đa những điểm mạnh vốn có của mình. Đồng thơi, hạn chế tối đa những thách thức, nguy cơ mà quá trình hội nhập đó tạo ra. Ngoài sự sắc bén và khôn ngoan, nhưng trước hết chúng ta cần phải trang bị cho mình thật đầy đủ những kiến thức về hội nhập. Bởi không thể có một doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên môi trường kinh té quốc tế đầy thử thách đó lại không có những kiến thức về nó. Các doanh nghiệp trong nước cần thiết lập các mỗi quan hệ với nhau cũng như hợp tác cùng nhau trong từng ngành, giữa các ngành hoặc rong từng vùng để tạo nên tính hệ thống và hiệu quả gắn kết. Nguồn nhân lực của chúng ta đứng thứ 2 châu Á về độ trẻ, nhưng nguồn nhân lực có chất lượng lại chiếm tỷ lệ không cao. Vì vậy, chính bản thân các doanh nghiệp phải có một quá trình tuyển lựa, đào tạo cho những con người của doanh nghiệp mình, làm sao họ có những kiên thức và kỹ năng tương đương với nguồn nhân lực của các nứoc tiên tiến. Tăng cường xây dựng hình ảnh đất nước và tạo nên thương hiệu cho chính doanh nghiệp của mình. Quan tâm đến những vấn đề khác như văn hóa, xã hội, môi trường, ... Một số ý kiến đóng góp, nhưng tôi nghĩ chừng đó chưa đủ.
tiep
tiep
Trả lời 16 năm trước
Theo cháu nghĩ, các doanh nghiệp chúng ta không nên tự "đánh lẻ" mà cần "chung tay" để tạo ra cơ hội cho tất cả doanh nghiệp trong nước. Cùng nhau tim cơ hội. Vì với tầm cỡ , quy mô riêng lẻ của mỗi doanh nghiệp, thiết nghĩ sẽ không đáp ứng được nhu cầu về chất lượng và số lượng lớn của các đối tác trên toàn cầu khi chúng ta gia nhập vào sân chơi lớn của thế giới. Những hiệp hội về một ngành nghề ra đời sẽ tạo cho con tàu của các doanh nghiệp nước ta thêm to lớn, chuyên nghiệp và vững chắc. Và khi "con tàu" mang tên doanh nghiệp Vn đã có bến đỗ bền vững trong lòng tin của đối tác quốc tế và người tiêu dùng trên thế giới thì việc nâng cao vị thế của từng doanh nghiệp có lẽ không còn là điều quá khó khăn.... "Đoàn kết , đoàn kết , đại đoàn kết ; thành công, thành công, đại thành công."
Hà Huy Phong
Hà Huy Phong
Trả lời 12 năm trước

Rõ ràng đây không phải là câu hỏi dễ trả lời.

Tuy nhiên, theo mình thì các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn hoàn toàn có khả năng tự nâng tầm của mình lên cao hơn nữa, bằng các cách thức phù hợp.

Trước hết, Doanh nghiệp cần phải tự hoàn thiện và nâng cao năng lực quản trị, bố trí hệ thống tổ chức quản lý một cách thật sự có hiệu quả, tiết kiệm;

Nâng cao ý thức cộng đồng và sự đoàn kết nội bộ thị trường. Về khía cạnh này, qua nhiều năm kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực doanh nghiệp, tôi nhận thấy xu hướng các doanh nghiệp đối phó với sự cạnh tranh của doanh nghiệp nước ngoài bằng cách quay lại cạnh tranh với chính những “gà cùng một chuồng”, thay vì phải hợp sức lại và đoàn kết để nâng cao khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Nói một cách hình ảnh, doanh nghiệp nước ngoài là những tảng đá to thì họ sẽ để lại những kẻ hở/ ngóc ngách lớn. Nếu các doanh nghiệp Việt biết cách tận dụng các ngóc ngách đó, sau cùng bao vây tảng đá thì ko có lý di gì mà không thành công;

Đa phần doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều ăn xổi, thiếu đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Do đó, luôn ở trong tình trạng đi theo sau va tụt hậu;

Bản thân doanh nghiệp Việt (kể cả những doanh nghiệp Nhà nước lớn) còn có thái độ coi thường thường tôn pháp luật, thiếu quan tâm đúng mực đến các khía cạnh pháp lý của giao dịch, nên dẫn đến bị đối tác coi thường vì họ luôn thủ thế thắng khi có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra. Do đó, nên chú trọng hơn về công tác pháp lý, yêu cầu sự hỗ trợ, tư vấn từ các đơn vị tư vấn luật, thay vì sử dụng họ những người làm thay thủ tục hiện nay.

Nhà nước và cơ quan chính sách cần có chính sách phù hợp, tạo điều kiện để đỡ đầu doanh nghiệp phát triển được một cách mạnh mẽ hơn, thông qua các chương trình đào tạo về nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ kinh phí nghiên cứu đầu tư phát triển và nội dung khác.

Nhóm nghiên cứu VNCPro