Tôi muốn hỏi tác dụng cây bệnh của cây răng cưa chó đẻ và ứng dụng của nó trong điều trị bệnh hiện nay.

Trả lời 16 năm trước
Tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ răng cưa Cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu). Loại cây này còn có tên là diệp hạ châu, cam kiềm, kiềm vườn, diệp hòe thái, lão nha châu, trân châu thảo..., tên khoa học là Phyllanthus. Từ xưa, người dân của nhiều nước trên thế giới đã sử dụng nó trong việc trị nhiều bệnh như viêm gan, vàng da, lậu, lở loét, sỏi mật, cảm cúm, thống phong... Theo các nghiên cứu hiện đại, cây diệp hạ châu chứa một số enzyme và hoạt chất có tác dụng chữa viêm gan như phyllanthine, hypophyllanthine, alkaloids và flavonoids... Một nghiên cứu cho thấy, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất đi sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày). Trong thời gian nghiên cứu, không có bất kỳ sự tương tác nào giữa diệp hạ châu với các thuốc khác. Theo một nghiên cứu tiến hành năm 1995, cây thuốc này có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp tâm thu ở người không bị tiểu đường và giảm đáng kể đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Từ 2.000 năm nay, y học cổ truyền của nhiều dân tộc đã sử dụng diệp hạ châu chữa vàng da, lậu, tiểu đường, u xơ tuyến tiền liệt, hen, sốt, khối u, đau đớn kéo dài, táo bón, viêm phế quản, ho, viêm âm đạo, khó tiêu, viêm đại tràng... Nó còn được đắp tại chỗ chữa các bệnh ngoài da như lở loét, sưng nề, ngứa ngáy... Người Peru tin rằng diệp hạ châu có tác dụng kích thích bài tiết nước mật, tăng cường chức năng gan và dùng nó để điều trị sỏi mật, sỏi thận. Họ xé vụn cây thuốc, đun sôi (như cách sắc thuốc của Việt Nam), cho thêm chút nước chanh, chia uống 4 lần trong ngày. Nó cũng được dùng chữa viêm bàng quang, vàng da phù, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh. Người Brazil, Haiti cũng dùng cây thuốc này để chữa các bệnh tương tự. Tại các vùng khác ở Nam Mỹ, diệp hạ châu được sử dụng rộng rãi để trị viêm gan B, viêm túi mật, thận, thống phong, sốt rét, thương hàn, cúm, cảm lạnh, kiết lỵ, đau dạ dày, mụn nhọt, lở loét, ung độc. Nó còn được sử dụng như một thuốc giảm đau, kích thích ngon miệng, kích thích trung tiện, tẩy giun, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ... Tại nhiều nước châu Á (như Ấn Độ, Malaixia...), người dân cũng dùng diệp hạ châu để chữa viêm gan, vàng da, hen, lao, kiết lỵ, lậu, viêm phế quản, viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai. BS Quách Tuấn Vinh, Sức Khỏe & Đời Sống Chúng tôi xin giới thiệu ứng dụng của cây chó đẻ ở Viêt nam Thuốc Nam LIV 94 và VG99 – Hy vọng cho những người viêm gan mãn tính Trước hết với bài thuốc chữa viêm gan mạn tính LIV-94 gồm 3 vị cây chó đẻ răng cưa, cây chua ngút và cỏ nhọ nồi. Đây là bài thuốc chế tác trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu cấp thành phố: "Đánh giá tác dụng của thuốc LIV-94 làm giảm và sạch HBsAg trên bệnh nhân viêm gan mạn tính". Đề tài nghiệm thu ngày 9/7/2002 này do Bác sĩ Nguyễn Bá Kinh (GĐ Bệnh viện Thanh Nhàn) làm chủ nhiệm đề tài kết hợp với Viện Quân y 103. Các vị trong LIV- 94 đều là thuốc chỉ huyết lương, có tác dụng cầm máu, lợi mật, hạ men gan, làm giảm và sạch HBsAg. Cây chó đẻ răng cưa là thành phần chính trong bài thuốc chữa viêm gan B này. Theo kết quả nghiên cứu của nước ngoài năm 1994, cây chó đẻ răng cưa mọc hoang dại ở nhiều nơi của Việt Nam có tác dụng ức chế mạnh HBV-DNA (virus viêm gan B trên mã di truyền) và làm cho virus bị đào thải, không bám được vào DNA của người. Ngay từ năm 1988, một nhà khoa học tên là Blumgerg đã điều trị viêm gan mạn bằng cây chó đẻ răng cưa (Phyllathus amarus) với kết quả bất ngờ, đạt 59% sạch HBsAg trong thời gian điều trị 1 tháng. Tại Việt Nam, năm 1994 trường ĐH Dược Hà Nội sử dụng bài thuốc bổ gan tiêu độc LIV- 94. Năm 1995, LIV- 94 Được bộ Y tế cho phép sản xuất với giấy phép số HNB 148-95. 75 bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính (56 nam, 19 nữ) của Khoa Tiêu hóa (bệnh viện Thanh Nhàn) được dùng thử nghiệm LIV-94. Đấy là những bệnh nhân mắc bệnh lừ 6 tháng đến hơn 2 năm. Tỷ lệ người bệnh thuộc độ tuổi lao động (21-60 tuổi) chiếm 72% bệnh nhân nghiên cứu. Kết quả điều trị sau 3 tháng cho thấy các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân viêm gan mạn tính biến đổi rất khích lệ, giảm 74%- 85%. BS Cao Đức Hy- Trưởng khoa Tiêu hóa bệnh viện Thanh Nhàn- cho biết bệnh nhân viêm gan mạn tính sau khi dùng Nam dược nói trên được phục hồi men gan Transaminase từ 50%-97%, giảm nồng độ men gan Bilirubin toàn phần trở về bình thường từ 67-100% tùy theo tình trạng bệnh lý ban đầu. Đặc biệt 6 bệnh nhân uống 10-15 ống/ ngày hết sạch HBsAg, kháng nguyên bề mặt của viêm gan B- nguyên nhân chính gây nên bệnh. Để có kết quả, người bệnh phải uống LIV- 94 từ 3 tháng trở lên. Nếu có điều kiện, có thể tiếp tục dùng thuốc để duy trì khi bệnh đã đỡ. Giá thành của LIV-94 ở bệnh viện Thanh Nhàn là từ 150.000-200.000 đ/tháng. Như vậy một năm người bệnh chỉ phải bỏ ra khoảng 1,6-2 triệu đồng để chữa bệnh, rẻ hơn rất nhiều so với thuốc tây y như Interferon, khoảng 70 triệuđồng/năm điều trị hay thuốc "bình dân" hơn là lamivudin 12 triệu đồng/năm. Chế phẩm thứ hai là cao thuốc VG99, một đề tài khác song song tồn tại cũng từ lâu. VG 99 có dạng cao lỏng chiết xuất theo quy trình công nghệ của khoa Dược, Viện Y học cổ truyền Việt Nam gồm 7 vị là diệp hạ châu đắng (tên dân gian gọi là cây chó đẻ răng cưa), nhân trần, sa tiền, rau má, ngũ vị tử, uất kim, đại hoàng. Qua việc thử nghiệm trên 18 bệnh nhân mắc viêm gan B tại khoa Nội bệnh viện Đống Đa và khoa Nội Viện YHCT với liều dùng 50 ml VG99/ngày trong 2 tháng, cao thuốc VG99 có tác dụng cải thiện tốt các triệu trứng lâm sàng, làm giảm Trasnaminase máu, giảm hoạt động viêm trên mô học ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính. Bản thân tỉnh miền núi Sơn La xa xôi cũng đã dùng những vị trên đế chữa viêm gan B từ lâu. Song vì là chữa theo kinh nghiệm nên chưa được bộ Y tế công nhận. Duy trì nguồn dược liệu chiến lược sống còn Chế phẩm LIV-94 hiện mới được đóng chai và dùng điều trị cho số bệnh nhân được nghiên cứu ở bệnh viện Thanh Nhàn. Về nguyên lắc, việc sản xuất LIV-94 có thể coi là chui vì giấy phép bộ Y tế cấp cho ĐH Dược Hà Nội năm 1995 hết hạn từ 2 năm trước. Tương tự, cao thuốc VG 99 của Viện YHCT cũng chưa có phép. Điều đáng chú ý là hầu hết các vị thuốc của 2 chế phẩm đang ở giai đoạn thành công bước đầu đều là cây mọc hoang dại. Bản thân bệnh viện Thanh Nhàn hiện khai thác dược liệu ở dạng "cò con", thu mua của những cá nhân hái lượm từ cây mọc tự nhiên. Với cung cách ấy, ai cũng biết, một ngày nào đó nguồn hoang dại đó sẽ hết veo một khi chuyển sang sản xuất quy mô và khai thác không có kiểm soát Trong có một buổi sáng 11/7/2002, chúng tôi chứng kiến 5-6 người từ TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai ra gặp một bác sĩ ở bệnh viện Thanh Nhàn xin mua LIV-94 và kèm theo đó là nhiều đơn đặt hàng qua điện thoại di động, mà thấy lo. Nhu cầu dùng thuốc lớn nhưng việc cung cấp dược liệu có vẻ bị bỏ lửng. Các tác giả đề tài cho biết họ chỉ biết nghiên cứu công dụng của thuốc. Việc có sản xuất đại trà hay không, sản xuất thế nào là của bộ Y tế, của người sản xuất chuyên ngành.