Có nên thi ngành tâm lí học?

Em là con gái và e rất yêu thích ngành tâm lí học nhưng đang phân vân không biết có nên thi hay không? Có ai đã học ngành này hay có hiểu biết về ngành này thì giúp e với ạ. Em tìm hiểu thông tin về ngành này thì thấy rằng ngành này rất khó xin việc. Em định thi khối A ngành tâm lí học của trường đại học xã hội và nhân văn ĐHQGHN. Khối chính của em là khối B. Ai đã học ngành tâm lí học và đã ra trường thì cho em xin ý kiến với ạ? em xin cảm ơn 

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 9 năm trước

Tư vấn tâm lý là một nghề mới xuất hiện ở Việt Nam, để trở thành người tư vấn tâm lý. phải học các chuyên ngành về tâm lý học hoặc những ngành gần với tâm lý học như tâm lý học sư phạm và xã hội học.

1. Nơi đào tạo

Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG-HCM, trường ĐH Sư phạm TP.HCM, trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế, trường ĐH SP Quy Nhơn, trường ĐHDL Văn Hiến...

2. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo Cử nhân ngành Tâm lý học, nắm vững kiến thức cơ bản về các lĩnh vực như tâm lý bệnh nhân, tâm lý tư vấn, tâm lý học đường, tâm lý xã hội, tâm lý học quản trị kinh doanh, tâm lý học quản lý, tâm lý học lao động nhằm nghiên cứu tư duy và hành vi của con người bao gồm sức khỏe, nhận thức, cảm xúc, các khía cạnh xã hội của hành vi cư xử của con người . . .

3. Các môn học chuyên ngành

Ngoài những kiến thức chung, kiến thức về toán, khoa học tự nhiên, về khoa học cơ bản của nhóm ngành, sinh viên còn được học các môn học thuộc khối kiến thức của ngành như: Sinh lý người; Sinh lý hoạt động thần kinh cao cấp; Lịch sử tâm lý học; Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu tâm lý; Tâm lý học xã hội / nhân cách / quản lý / kinh tế / phát triển /chẩn đoán / lao động / thanh tra / người tiêu dùng / du lịch / quản trị kinh doanh; Tư vấn tâm lý; Chuyên đề về tệ nạn xã hội.

3. Việc làm sau khi tốt nghiệp

  • Cử nhân ngành Tâm lý học có thể làm việc ở bệnh viện, trường học, trung tâm tư vấn - cử nhân ngành Tâm lý học có thể công tác trong các lĩnh vực sau:
  • Nghiên cứu khoa học tâm lý tại các Viện, các Trung tâm Khoa học, các sở ban ngành, các Cơ quan Hoạch định Chính sách - Chiến lược, Cơ quan điều tra tâm lý tội phạm và bộ phận nghiên cứu tâm lý khách cho các Công ty.
  • Ứng dụng thực hành tâm lý
  • Tư vấn Tâm lý tại các cơ quan: Phát thanh, Truyền hình, Tư vấn trực tuyến, Báo chí, tại các trung tâm tư vấn, qua Tổng đài, các trường học, các tổ chức lao động v.v ...
  • Trợ lý trị liệu Tâm lý, giúp việc cho các chuyên gia Tâm lý học Lâm sàng tại các Bệnh viện Tâm thần, các trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần, Bệnh viện Nhi đồng, trung tâm dưỡng lão, Trung tâm điều trị bệnh nhân nhiễm HIV, trung tâm cai nghiện và các trường Giáo dưỡng của Bộ Công an.
  • Tư vấn cho lãnh đạo về các vấn đề Nhân sự, Tổ chức lao động và nghiên cứu Tâm lý tư vấn cho khách hàng tại các tổ chức lao động và các công ty.
  • Giảng dạy Tâm lý học.

4. Kỹ năng cần có của một chuyên gia tâm lý: Nghề tư vấn tâm lý ngoài chuyên môn, còn cần phải: Có khả năng lắng nghe và động viên người khác bộc bạch tâm sự. Có khả năng cảm nhận và phán đoán tình huống , có khả năng diễn đạt vừa tình cảm vừa thuyết phục….

5. Dự báo nhu cầu tuyển dụng của ngành nhân tâm lý học:

Chú Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc thường trực Falmi cho biết trong giai đoạn 2013 - 2015 đến 2020 nhân lực chuyên ngành tâm lý học rất cần thiết cho các nhu cầu cơ quan giáo dục - xã hội, y tế, cơ quan nghiên cứu xã hội, các trường học, các tổ chức doanh nghiệp hoạt động tư vấn nghề nghiệp - xã hội.

Theo dự báo như cầu nhân lực, tại thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn đến 2020, hàng năm, nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan, doanh nghiệp… ở ngành tâm lý hơn 1.000 người.

Nhị Hy
Nhị Hy
Trả lời 9 năm trước

Tâm lý học mặc dù là một ngành mới ở Việt Nam, tuy nhiên lại có rất nhiều vị trí cần đến những chuyên gia tâm lý học: trong các tổ chức đoàn thể (Đoàn Thanh niên, UBND phường, xã…), trong các cơ quan Nhà nước, Chính phủ, bộ ngành (Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội…), trong các bệnh viện (làm cán bộ trị liệu tâm lý và tư vấn tâm lý cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân…), trong các trường phổ thông (làm cán bộ tư vấn học đường) v.v… Vì thế nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cho ngành tâm lý học rất cao.

Nếu muốn theo đuổi ngành tâm lý học, bạn có thể bắt đầu bằng việc thi vào các trường có đào tạo chuyên ngành tâm lý học: khoa tâm lý học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM), Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Dân lập Văn Hiến v.v… Hoặc có thể lựa chọn đi du học.

Nguồn:http://www.iviet.com/questions/q217/

Bạn có thể tham khảo thêm nhiều chia sẽ về ngành nghề của những người đi trước tại www.iviet.com

Trần Thị Hoài Thương
Trần Thị Hoài Thương
Trả lời 9 năm trước
Tâm lý được xem là 1 tâm bệnh người bác sỹ tâm lý cũng được đề cao như bác sỹ bình thường vì có nhiều căn bệnh không thể tìm ra nguyên nhân mà bệnh nhân có vấn đề tâm lý. Hay đơn giản trong kinh doanh muốn bán dc nhiều sản phẩm phải thấu hiểu tâm lý khách hàng