Ai giúp mình làm bài này với? "nêu phương pháp lãnh đạo bằng tâm lý? Cho ví dụ?"

Ai giúp mình làm bài này với?

1.Nêu phương pháp lãnh đạo bằng tâm lý? Cho ví dụ?

2. Phân biệt nhà quản trị bán hàng và nhân viên bán hàng theo 7 tiêu chí sau đây:

       *Mục tiêu

       *Trách nhiệm

       *Quan hệ

       *Vai trò

       *Quản lý hành chính

       *Kỹ năng công việc

       *Phẩm chất

Cảm ơn các bạn!!

ha
ha
Trả lời 11 năm trước
Hoạt động xã hội của con người ở mọi nơi, mọi lúc, mọi cấp độ đều có liên quan đến hoạt động lãnh đạo - quản lý. Nơi nào con người có hoạt động chung thì nơi đó có cần có lãnh đạo - quản lý.

Lãnh đạo và quản lý đều là thuật ngữ bao hàm ý tác động và điểu khiển nhưng khác nhau về mức độ và phương thức tiến hành. Người lãnh đạo là người tạo ra một viễn cảnh để có thể tập họp mọi người vào tổ chức và hướng về cùng mục tiêu. Còn người quản lý là người tập hợp, sử dụng nhân tài, vật lực để biến viễn cảnh thành hiện thực. Nhà quản lý được xem như người cai quản, kiểm soát người khác bằng mệnh lệnh là chính còn nhà lãnh đạo là người được người khác đi theo một cách tự nguyện; là người động viên, truyền nhiệt huyết để cấp dưới hướng đến mục tiêu do mình đặt ra. Do đó đòi hỏi việc lãnh đạo và quản lý phải hòa nhập và thống nhất hữu cơ với nhau. Người đứng đầu đơn vị nên rèn luyện để trở thành một nhà quản lý tốt đồng thời là một nhà lãnh đạo tốt.

Trong phạm vi bài viết này tôi xin được nêu một số kiến thức và kinh nghiệm mà bản thân đã tiếp thu, đúc kết được trong quá trình nghiên cứu, học tập từ sách vở, từ những nhà lãnh đạo quản lý mà tôi đã từng được làm việc dưới quyền. Đây chưa phải là những điều mà tôi đã đạt được mà chính là những điều bản thân tôi tâm đắc và luôn cố gắng vận dụng trong quá trình rèn luyện, hình thành phong cách và uy tín lãnh đạo của mình.

1. Hoạt động lãnh đạo-quản lý vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật.

- Tính khoa học thể hiện ở quan điểm và tư duy hệ thống, tôn trọng quy luật khách quan, lý luận gắn với thực tế.

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe đối nhà lãnh đạo quản lý. Công việc kinh doanh đòi hỏi nhà lãnh đạo quản lý phải nhạy cảm, phản ứng nhanh. Do vậy, tôn trọng tính khoa học trong quản lý nhưng không được để mắc bệnh duy lý. Lúc nào cũng phải nghiên cứu thật lâu, suy đoán thật kỹ rổi mới quyết định thì cơ hội kinh doanh đã trôi qua mất rồi. Công việc kinh doanh luôn thiên biến vạn hóa vì thế nó đòi hỏi nhà lãnh đạo quản lý phải có sự linh cảm và quyết đoán nhanh. Nhưng linh cảm không có nghĩa là tùy tiện, bất chấp quy luật, buông bỏ nguyên tắc. Linh cảm của nhà lãnh đạo quản lý là kết quả của quá trình thu thập, phân tích, xử lý thông tin và ra quyết định được diễn ra trong thời gian cực ngắn. Nhà lãnh đạo quản lý muốn có linh cảm đúng thì phải là người thực sự có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, giàu kinh nghiệm thực tiễn và năng lực tổ chức điều hành đúng tầm. Những yếu tố này sẽ làm cho những linh cảm, những quyết định nhanh của nhà lãnh đạo quản lý phù hợp với quy luật, nguyên tắc và thực tiễn.

- Tính nghệ thuật là sử dụng phương pháp, công cụ phù hợp, nghệ thuật dùng người, nghệ thuật ứng xử trong giải quyết công việc, giải quyết được các tình hưống mà kiến thức sách vở không dạy hết, đòi hỏi người quản lý phải sáng tạo.

Nhà lãnh đạo quản lý có thể áp dụng kết hợp nhiều phương pháp để tác động đến đối tượng quản lý như: Phương pháp tổ chức-hành chính, phương pháp kinh tế và phương pháp tâm lý-giáo dục.

Phương pháp tổ chức-hành chính là phương pháp dựa vào quyền uy của tổ chức của người quản lý để bắt buộc cấp dưới chấp hành mệnh lệnh quản lý. Ưu điểm của phương pháp này là thực hiện công việc chung của tổ chức được nhanh chóng, thống nhất, triệt để; tạo môi trường làm việc nghiêm túc, kỷ cương. Hạn chế của phương pháp này là có khả năng dẫn đến quan liêu, mệnh lệnh, chuyên quyền.

Phương pháp kinh tế lấy lợi ích vật chất làm động cơ thúc đẩy con người hành động. Ưu điểm của phương pháp này là đặt mỗi người vào điều kiện tự mình quyết định làm việc như thế nào để có lợi nhất cho mình và cho tổ chức. Hạn chế của phương pháp này là có khả năng dẫn người ta tới chỗ chỉ biết nghĩ đến lợi ích vật chất, lệ thuộc vật chất mà xem nhẹ tinh thần, đạo lý.

Phương pháp tâm lý-giáo dục là sự tác động tới đối tượng quản lý thông qua các quan hệ tâm lý, tư tưởng, tình cảm. Phương pháp này được thực hiện dựa vào uy tín của nhà lãnh đạo quản lý. Trong giới hạn của phương pháp tổ chức-hành chính và kinh tế, nếu nhà lãnh đạo quản lý biết vận dụng khéo léo phương pháp tâm lý-giáo dục sẽ thúc đẩy con người làm việc đạt hiệu quả cao hơn nữa. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp tâm lý-giáo dục là có khả năng dẫn đến xu hướng “duy tình” trong lãnh đạo quản lý.

Như vậy, mỗi phương pháp quản lý đều có ưu, nhược điểm riêng; nó tác động đến con người theo một hướng nhất định; mức độ tác động khác nhau. Nhà lãnh đạo quản lý không nên tuyệt đối hóa một phương pháp quản lý nào, bởi vì như thế sẽ làm giảm hiệu lực tác động, không khắc phục được hạn chế vốn có của mỗi phương pháp. Con người chỉ làm việc tốt nhất trong môi trường tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh; lợi ích thỏa đáng; có sự hiểu biết và niềm say mê với công việc. Đó chính là sự tác động toàn diện của các phương pháp quản lý.

Trong cơ chế thị trường ngày nay, vai trò thủ trưởng đơn vị đã và đang được đề cao và có quyền lực rất lớn. Tuy nhiên, quyền lực không chưa đủ mà đòi hỏi thủ trưởng phải có uy tín trong lãnh đạo quản lý.

2. Một số tình huống thường xảy ra trong nghệ thuật lãnh đạo và chỉ huy có ảnh hưởng đến uy tín của thủ trưởng như:

- Chủ trương bị cấp dưới phản đối: Cần phải nhận thức rằng, những người dám phản đối cấp trên là những người có bản lĩnh, chính kiến và có trình độ nhận thức. Họ tốt hơn hẳn so với những người không thẳng thắn bày tỏ quan điểm nhưng lại đi nói xấu, nói lén thủ trưởng; còn những người không bao giờ phản đối khi thủ trưởng làm sai chính là “kẻ thù” của thủ trưởng. Vì thế người lãnh đạo phải biết trân trọng, lắng nghe ý kiến cấp dưới, bình tĩnh nghiên cứu, tìm hiểu động cơ phản đối, xem xét kỹ lưỡng ý kiến phản đối để phân định đúng – sai, từ đó có hướng xử lý phù hợp.

- Mệnh lệnh không được cấp dưới thực thi: Đây là biểu hiện của sự thiếu kỷ cương, nếu để kéo dài sẽ làm suy giảm uy tín của thủ trưởng. Khi có hiện tượng này, thủ trưởng cần xem xét kỹ nguyên nhân. Nếu do nguyên nhân khách quan bất khả kháng thì trách nhiệm không thuộc về cấp dưới (nhưng phải có báo cáo lại kịp thời). Nếu do sự vô trách nhiệm của cấp dưới thì cần phải xử lý kiên quyết theo nội quy và kỷ luật lao động.

- Khi đơn vị phải đương đầu với khó khăn, thách thức: Người thủ trưởng phải luôn thể hiện vai trò “đứng mủi, chịu sào”, đặc biệt là trong những lúc phải đối mặt với vấn đề cực kỳ khó khăn, phức tạp; phải luôn bình tĩnh, lạc quan, tin tưởng, sáng suốt đưa ra biện pháp để giải quyết từng vấn đề cụ thể, phát huy sức mạnh tập thể; không được hoang mang, dao động trước nhân viên.

Tóm lại, động cơ làm việccủa con người trong một tổ chức, một đơn vị chịu ảnh hưởng lớn từ uy tín, phong cách, đạo đức, tác phong công tác và sinh họat của bản thân người lãnh đạo quản lý; đó chính là sự “tâm phục, khẩu phục” đối với người lãnh đạo quản lý. Để đạt nghệ thuật cao trong việc sử dụng tổng hợp các phương pháp quản lý đòi hỏinhà lãnh đạo quản lý phải không ngừng học tập nâng cao trình độ và thường xuyên rèn luyện trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng,/.

Thực tế là các phong cách lãnh đạo thích ứng với các tình huống khác nhau.� R.Tannenbaumvà W.H. Schmidt trong quan niệm của mình� cho rằng lãnh đạo là một� dòng liên tục. Họ coi phong cách� lãnh đạo của một người cán bộ quản lý bao gồm hàng loạt các phong cách lãnh đạo, từ phong cách tập trung cao vào thủ trưởng đến� kiểu tập trung cao vào cấp dưới. nó tập trung vào mức độ quyền hạn mà nhà quản lý trao cho cấp dưới. Quan niệm này thừa nhận rằng một phong cách lãnh đạo phù hợp phụ thuộc vào các tình huống và các cá nhân. Hai ông đã đưa ra các yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo của một nhà quản lý theo dòng liên tục này là: ( 1) những lực lượng tác động theo cá tính của nhà quản lý, bao gồm hệ thống giá trị của họ, lòng tin vào cấp dưới, thiên hướng theo các phong cách� lãnh đạo và cảm giác an toàn trong các hoàn cảnh bất định. (2) những lực lượng thuộc về cấp dưới mà nó sẽ ảnh hưởng đến hành vi của người quản lý và (3) những lực lượng thuộc về tình huống, như là các giá trị và các truyền thống� của tổ chức.� Khác với các cách tiếp cận theo kiểu vĩ mô và theo đặc điểm đã nêu ở trên, các nhà nghiên cứu đã chuyển sang nghiên cứu các tình huống và tin rằng các nhà lãnh đạo là sản phẩm� của các tình huống cho trước. Cách tiếp cận này đối với các nhà lãnh đạo thừa nhận có một sự tác động tương hỗ giữa nhóm và ngươì lãnh đạo. nó ủng hộ cho lý thuyết người thừa hành là người có xu hướng tuân theo những người mà họ nhìn thấy ở họ có các phương tiện để thực hiện các ước vọng cá� nhân riêng.

Trong thực tế có những trường hợp một người cán bộ lãnh đạo ở doanh nghiệp này lãnh đạo tốt, nhưng khi chuyển sang doanh nghiệp, đơn vị khác có cùng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhưng hiệu quả quản lý lãnh đạo lại không cao. Từ thực tiễn này F. Fiedler đã nghiên cứu và đưa ra cách tiêp cận của mình. Ông cho rằng, lãnh đạo được coi như quá trình phụ thuộc vào điều kiện của công việc cũng như đối với các thành viên trong nhóm, bị quy định rất mạnh mẽ từ môi trường vĩ mô. Theo ông phong cách lãnh đạo phụ thuộc vào ba yếu tố sau: địa vị và quyền lực, tính chất của công việc, mối quan hệ giữa lãnh đạo và các thành viên trong nhóm. Từ đó tác giả đã đưa ra hai phong cách lãnh đạo: 1, Phong cách thường hướng vào năng xuất và kết quả công việc. 2, Phong cách hướng vào việc tiến hành các mối quan hệ của thành viên.

Khác hẳn với các nhà Tâm lý học Phương tây, các nhà Tâm lý học Xô Viết giải quyết vấn đề phong cách lãnh đạo trong sản xuất kinh doanh dưới ý thức, lập trường của các Đảng Cộng sản, dưới học thuyết của chủ nghĩa Mác Lênin.� Theo� V.I. Mikhaep đưa ra các phong cách lãnh đạo sau: phong cách dân chủ tập thể, phong cách này không phải một người mà là một tập thể quản lý, lãnh đạo, mặt� hạn chế của phong cách này là tạo ra sự ỷ lại, cha chung không ai khóc trong tổ chức. Phong cách độc đoán, ngược lại với phong cách trên phong cách lãnh đạo này lại không coi trọng người dưới quyền, người quản lý cho rằng mình là người giỏi nhất. Phong cách lãnh đạo này phổ biến ở các cấp lãnh đạo trung ương. Phong cách khái quát,� đây là một phong cách lãnh đạo người lãnh đạo� “thoáng”� trong quản lý, nắm lấy điểm cốt yếu của công việc. Ngược lại với phong cách khái quát là phong cách chi tiết; chi tiết hoá trong công việc.

Theo quan điểm của V. Gaphanaxep ( Ông là Trưởng ban công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô ), nghiên cứu các tổ chức xã hội và doanh nghiệp ở� trung ương và cơ sở đã đưa ra các phong cách lãnh đạo như sau: phong cách lãnh đạo độc đoán, phong cách lãnh đạo dân chủ, phong cách lãnh đạo hành chính, phong cách lãnh đạo cách biệt, phong cách lãnh đạo mang tính chất tâm lý xã hội.

Tổ chức sản xuất kinh doanh ( doanh nghiệp ) được coi như một tập hợp có thiên hướng kiếm lợi nhuận hoặc thoả mãn những yêu cầu được thừa nhận về mặt xã hội. Mặt khác doanh nghiệp còn mang tính xã hội ở khía cạnh “ tạo ra việc làm”, mục tiêu này nhiều khi còn được ưu tiên, dù có tổn hại đến kinh tế, thậm trí đến sự đua tranh quốc tế. Những mục đích ấy chi phối các cấu trúc ( hình thức hoặc không hình thức ) và việc tổ chức hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, cấu trúc và tổ chức hoạt động của một doanh nghiệp cũng như phong cách lãnh đạo của người cán bộ quản lý được thực hiện trong một bối cảnh vô cùng rộng, những điều kiện kinh tế xã hội chung, những lựa chọn và hệ tư tưởng của quốc gia, hệ thứ bậc của các chuẩn mực và các giá trị quy định các hành vi tập thể, những vận động của dư luận� tất cả những cái đó ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp. C. Mác cho� rằng “ các quan hệ sản xuất, trực tiếp phụ thuộc vào phương thức chiếm hữu các tư liệu sản xuất”. Theo hướng ngược lại một số nhà kinh tế học và xã hội học hiện nay ( Raymond Aron, Jean Fourastie, Jacques Ellul� gán cho trạng thái� kỹ thuật một vai trò ưu thắng và cho rằng “ xã hội công nghiệp”,� bất kể� dưới chế độ chính trị – kinh tế - xã hội nào đang áp đặt� một kiểu hoạt động và liên hệ giống nhau. Trong doanh nghiệp hiện nay, đang đặt ra những vẫn đề về cải thiện lao động, về lao động học, về giao tiếp, về không khí xã hội, về chỉ huy. Trong các loại doanh nghiệp đều phải đặt người lao động vào đúng vị trí thích hợp nhất đối với họ và vào đúng nơi nào họ có ích nhất. Cuối cùng, trong tất cả các loại doanh nghiệp, cần� phải đào tạo, hoàn thiện “ huấn luyện”� ở thất cả các cấp, các tác nhân của sản xuất.

Trong nền kinh tế tập trung bao cấp trước đây, bộ máy quản lý cồng kềnh, quyền lãnh đạo chỉ huy sản xuất phân tán giữa giám đốc và các phó giám đốc, giữa Đảng và chính quyền, công đoàn, Đoàn thanh niên, làm việc theo nguyên tắc tập thể. Tập thể cùng làm và cùng chịu trách nhiệm, điều này dẫn đến một hiệu quả hết sức nghiêm trọng là tất cả các khuyết điểm đều dồn cho tập thể làm ra, nếu có sự tranh chấp, kèm� cựa và loại trừ lẫn nhau đều được khoát lên “ một mỹ từ đẹp” là tập thể quyết� định. Các cán bộ quản lý lười biếng suy nghĩ, không muốn cải biến phương thức làm việc, bất cứ cái gì đã có tập thể họp hành, bàn bạc giải quyết.� Trong cơ chế cũ, phong cách lãnh đạo chủ yếu và phổ biến là phong cách lãnh đạo dân chủ, tập thể lãnh đạo, người cán bộ quản lý không giám� nhận trách nhiệm� quản lý về mình, tất cả đã có tập thể quyết định và chịu trách nhiệm. Điều này dẫn đến không phát huy được hết� năng lực lãnh đạo của người cán bộ lãnh đạo.