Cách phòng và xử trí khi chảy máu cam?

thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Chảy máu cam (chảy máu mũi) tuy ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng không nên xem thường. Có khoảng 60% trên tổng số người trưởng thành có ít nhất là một lần chảy máu cam, nhưng chỉ có 6% trường hợp đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Hiện tượng chảy máu cam thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa đông. Khi nhiệt độ và độ ẩm môi trường bắt đầu giảm, niêm mạc mũi phải tăng cường làm ấm, làm ẩm nên mạch máu dễ bị tổn thương, gây chảy máu.

Theo Ths. Bs. Lê Anh Tuấn, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết, có 2 nhóm nguyên nhân chính gây chảy máu mũi. Nhóm nguyên nhân thứ nhất là do những bệnh lý tại mũi gây ra. Nhóm nguyên nhân thứ hai là do những bệnh lý toàn thân mà chảy máu mũi chỉ là biểu hiện của bệnh.

Những bệnh lý tại mũi gây chảy máu thường hay gặp nhất là do những viêm mũi, viêm xoang, viêm VA. Những bệnh lý khối u ở mũi cũng gây chảy máu mũi, hiện tượng này thường gặp ở nam giới trẻ hoặc thanh thiếu niên, bệnh lý này tuy ít gặp nhưng lại rất nguy hiểm, điều trị khó khăn.


Trong trường hợp bị chảy máu mũi tái phát, mức độ không nhiều thì không nên quá lo lắng. Lúc này nên nghỉ ngơi tại chỗ, hơi cúi mặt xuống phía trước, tránh ngửa đầu ra phía sau vì có thể làm máu chảy xuống họng và nuốt vào mà không biết. Sau đó theo dõi nếu thấy máu chảy nhiều thì có thể dùng hai ngón tay bóp nhẹ hai cánh mũi (nếu máu chủ yếu chảy ra phía trước). Trong trường hợp đã xử lý như trên mà thấy vẫn ổn thì cần nghỉ ngơi, tránh sì mũi mạnh trong vài tiếng sau khi đã bị chảy máu. Và sau nữa tốt nhất nên đi khám bác sỹ. Vì trong một số trường hợp, nếu điểm chảy máu lớn mà việc tự cầm máu không hiệu quả thì máu chảy nhiều làm cho chúng ta bị mất máu, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Bên cạnh những nguyên nhân do bệnh lý gây ra, những thói quen xấu thông thường cũng có thể gây chảy máu mũi. Vì vậy, chúng ta có thể phòng ngừa bệnh bằng cách:

-Giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, có thể dùng nước muối sinh lý để rửa sạch mũi.

-Tránh thay đổi môi trường sống đột ngột từ nóng sang lạnh, hoặc từ lạnh sang nóng.

-Duy trì độ ẩm trong không gian sống.

-Không hút thuốc lá.

-Có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.

hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Phòng tránh chảy máu cam

- Trời hanh, lạnh cần giữ niêm mạc mũi luôn đủ ẩm bằng cách xịt nước biển, hoặc nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày. Nếu dùng điều hòa, máy sưởi cần có máy tạo ẩm hoặc đặt chậu nước lớn gần điều hòa.

- Nên bỏ thói quen ngoáy mũi vì dễ gây chảy máu mũi. Không nên bôi kem, vaselin vào trong mũi vì không giúp phục hồi độ ẩm của niêm mạc. Các thuốc xịt mũi có thể làm tình trạng khô mũi nặng hơn.

- Tránh ra vào nóng, lạnh đột ngộ.

- Giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, thường xuyên cắt móng tay.

- Ngày lạnh nên bổ sung vitamin C, rau quả tươi vì có thể ngừa chảy máu cam thông thường.

ha
ha
Trả lời 10 năm trước

Khi trẻ bị chảy máu cam thì trước tiện bạn phải thật bình tĩnh, cho trẻ ngồi xuống ghế và hơi ngả ra phía trước (gập người về phía trước) sao cho vị trí mũi cao hơn vị trí tim. Vì khi ở vị trí này, máu sẽ chảy ra ngoài hai lỗ mũi mà không chảy ngược vào họng trẻ.

Dùng hai ngón tay (ngón cái & ngón trỏ) để bóp chặt liên tục hai cánh mũi của trẻ để chúng chụm lại với nhau trong khoảng 10 phút. Khi ấy, cho trẻ thở bằng miệng.

Bạn có thể sử dụng khăn lạnh đắp ở phần sống mũi củ trẻ để cầm máu.

Dặn trẻ thật kỹ, tuyệt đối không được nuốt máu bởi nếu trẻ nuốt vào thì có thể gây nôn hoặc tiêu chảy ở trẻ sau đó.

Nhỏ một giọt chanh vắt vào trong lỗ mũi trẻ. Máu sẽ nhanh chóng ngừng chảy.

Dùng một miếng gạc lạnh hay một túi đá chườm để chườm lên trên cánh mũi. Khi máu đã ngưng chảy bạn dặn trẻ không nên khụt khịt, hắt hơi hay ngoáy mũi vì sẽ rất dễ khiến cho máu chảy lại.

Sau khi bạn đã cầm được máu cho trẻ, hãy rửa mặt cho trẻ thật sạch với nước lạnh, thái một củ hành và cho trẻ ngửi. Tiếp đó, bạn cũng có thể cho trẻ ăn một chút mật ong hoặc đường.

Nếu chảy máu kéo dài trên 15 phút, chảy máu cam sau khi bị ngã, bị chấn thương đầu hoặc thường xuyên bị chảy máu cam cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị kịp thời.