Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tiểu buốt

Tân Hoàng
Tân Hoàng
Trả lời 11 năm trước

Hiện tượng tiểu tiện thấy đau buốt chứng tỏ những bộ phận sau đây có thể đã bị viêm và nhiễm trùng: bàng quang (bọng đái), niệu đạo (ống dẫn nước tiểu) và thận

Ở phụ nữ thường hay dễ mắc chứng này do vi khuẩn cô-li dễ xâm nhập tới bàng quang qua đường niệu đạo vốn rất ngắn ở người phụ nữ. Những động tác kích thích, sự ma sát trong quá trình giao hợp, sự biến chất của các thuốc ngừa thai, của các chất thải từ trong tử cung ra là những điều kiện thuận lợi để âm hộ dễ bị viêm nhiễm. Ngoài ra, còn phải kể tới sự lây bệnh qua đường tình dục bởi các vi trùng bệnh lậu (gonocoque), trùng chlamydia, v.v…

Ở nam giới ống dẫn tiểu dài hơn nhiều so với phụ nữ, thường dễ bị nhiễm trùng trong quá trình giao hợp khiến người bệnh đi tiểu thấy rát, buốt và có thể có mủ chảy ra. Tuyến tiền liệt hoặc bờ bàng quang bị viêm có thể lây lan sang niệu đạo. Ngoài ra việc thông niệu đạo bằng dụng cụ y tế cũng có thể gây viêm.

Hiện tượng viêm niệu đạo còn có nguyên nhân do bị sỏi bàng quang, sỏi thận hoặc đường dẫn tiểu có khối u, ngăn cản nước tiểu thoát ra. Ngoài ra, cũng còn có thể do yếu tố di truyền. Những điều này xảy ra chung với cả nam và nữ.

Triệu chứng

Người bệnh thấy muốn đi tiểu luôn luôn, cảm thấy đau ở bụng dưới, giao hợp thấy đau, nhất là ở phụ nữ. Đôi khi, nước tiểu đục, đàn ông có chất nhầy từ niệu đạo chảy ra, phụ nữ có nhiều khí hư. Nếu chỉ bị viêm nhiễm ở bàng quang và đường tiểu, bệnh nhân chỉ sốt tới 38o – 38,5oC. Nếu bị viêm nhiễm ở thận, bệnh nhân có thể sốt cao tới 40oC kèm theo hiện tượng người bị run như sốt rét.

Cần phải làm gì?

Ngay khi có triệu chứng lần đầu tiên, không được uống bất cứ thuốc gì trước khi khám bệnh. Phải để bác sĩ xác định bệnh và xét nghiệm nước tiểu để tìm vi trùng bệnh. Trường hợp sốt tới 40oC, cần phải nằm lại bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Chẩn đoán và điều trị

Bác sĩ sẽ khám bộ phận sinh dục, yêu cầu xét nghiệm nước tiểu, đôi khi xét nghiệm cả chất nhầy từ niệu đạo chảy ra.

Đối với nữ, nếu có vi trùng trong nước tiểu, cần phải dùng thuốc kháng sinh liều cao trong vài ngày cho tới khi khỏi hẳn. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu khám phụ khoa, làm các xét nghiệm về ống tiểu để xem có bị tắc, bị sỏi bàng quang, bị sỏi thận, có u trong niệu đạo hoặc âm hộ có bị thương tổn hay không. Phụ nữ đang mang thai càng cần phải chữa trị cẩn thận hơn.

Việc điều trị chứng viêm niệu đạo ở đàn ông cần phải dùng thuốc kháng sinh phù hợp với căn bệnh như: bệnh viêm niệu đạo mãn tính, chứng viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, v.v…

Trường hợp phụ nữ bị viêm âm hộ và niệu đạo cần phải đưa cả người chồng của mình đi chữa để không bị lây lại.

Nếu đau vùng chậu, người run, sốt cao, cần phải được cấp cứu ngay vì đó là triệu chứng của bệnh viêm thận cấp tính.

Hiện tượng phụ nữ khỏi bệnh rồi lại bị tái phát chứng tỏ niệu đạo rất dễ nhiễm trùng. Bởi vậy, cần phải đi khám phụ khoa định kỳ để kiểm tra niệu đạo, chú ý giữ vệ sinh bộ phận sinh dục, sau mỗi lần giao hợp phải chú ý đi tiểu ngay, nếu cần thiết phải dùng thuốc để ổn định lượng hoóc-môn trong cơ thể theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Tôi cũng đã từng bị giống bạn. Cũng hệt các triệu chừng đó và cũng đã rất lo lắng, thiếu tự tin và không thoải mái. Tôi cũng đã đi khám 2 chỗ và người ta đều kết luận (không cần xem) viêm đường tiết niệu. 2 lần đầu tôi uống thuốc không khỏi. Lần thứ 3 tôi chỉ uống ngày đầu đã thấy tác dụng ngay. Công nhận là hiệu quả. Tôi thấy khi đó người ta khuyên uống nước nhiều bạn ạ. Trong thuốc cũng có thuốc lợi tiểu nữa.

Có lẽ thói quen không uống nước thường xuyên đã gây ra thế. Khuyên bạn chân thành rằng nên đi khám sớm, đừng ngại nhé. Như tôi, ban đầu ngại, nên có vẻ bị nhờn thuốc thì phải. Bây giờ thì ngon lành rồi bạn ạ, mọi chức năng đều đã bình thường. (tôi cũng lo là hàng họ bị hỏng nữa - đây là điều đáng lo nhất).

Một chia sẻ nữa cho bạn. Nếu bạn có thẻ BHYT thì nên dùng, cũng đừng ngại về thái độ phục vụ hay thời gian chờ đợi. Lầu đầu tôi khám ở một cơ sở Khám chất lưọng cao, vừa tốn tiến, vừa không hiệu quả, mà cũng phải đợi dài răng. Lần sau tôi khám bằng BHYT thì lại hiệu quả, và không tốn 1 xu (thực ra có phải tốn tiền... gửi xe 2000 đồng), thái độ bác sĩ thì hoàn toàn vui vẻ. Để đỡ phải đợi chờ, tốt nhất là bạn hãy đến sớm vào đầu giờ, và mọi thủ tục đều có người hướng dẫn. Chúc bạn mau lành bệnh.

Sao Nam
Sao Nam
Trả lời 8 năm trước

Theo mình, dấu hiệu của bạn chính là bệnh viêm đường tiết niệu, nguyên nhân gây ra cũng là do chức năng của thận yếu.

Thận yếu là một chứng bệnh về đường tiết niệu thường gặp ở người trưởng thành.Nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu do chế độ ăn uống thiếu khoa học và một số thói quen xấu trong cuộc sống thường ngày như lười vận động, nhịn tiểu....

Hội chứngthận yếucó thể được khắc phục bằng nhiều cách khác nhau trong đó dinh dưỡng cũng là một vấn đề cần thiết của quá trình điều trị. Chỉ một vài thực phẩm quen thuộc kết hợp với các vị thuốc đông y sẽ cho bạn những món ăn bổ dưỡng và có công dụng trị bệnh không ngờ.

Một số món ăn - bài thuốc chữa bệnh thận yếu :

Một số bài thuốc Đông y hay việc thưởng thức những món canh bổ dưỡng sau đây có thể hỗ trợ và điều trị rất nhiều cho những người đang mắc bệnh thận yếu:

Chuẩn bị 12g xa tiền xử, 8g bạch linh, 16g thục địa, 4g quế chi, 8g trạch tả, 8g sơn thù, 8g đơn bì, 4g phụ tử chế, 12g ngưu tất rửa sạch, sắc uống ba bát lấy một bát. Mỗi ngày uống một thang, ngày ba lần. Bạn uống liên tục trong vòng 1 tuần. Thuốc sẽ hiệu quả hơn nếu uống lúc ấm và trước bữa ăn khoảng 1 tiếng.

Canh đuôi heo, đậu phộng : Chuẩn bị 1 chiếc đuôi heo, 60g đậu phộng. Rửa sạch đuôi heo sau đó chặt thành từng khúc, đậu phộng rửa sạch rồi cho vào nồi cùng thịt heo. Đổ một lượng nước vừa dùng, đun sôi . Để lửa nhỏ dần hầm tới khi đậu phộng mềm nhừ, cho gia vị đủ dùng. Có thể dùng canh trong bữa cơm hàng ngày, bạn nên ăn hàng ngày món canh này bởi đây là cách chữa bệnh thận yếu rất tốt cho những người mắc bệnh lâu ngày .

Canh đuôi heo đậu phộng

Dùng 6g cam thảo, 12g đương quy, 12g trạch tả, 10g kê nội kim, sơn thù 6g, 15g hải kim sa, 10g mộc thông, 12g hoàng bá, xa tiền tử 15g, 12g tri mẫu, 30g kim tiền thảo, 12g thục địa, 15g hoàng kỳ sắc dùng hàng ngày, mỗi ngày 1 thang, uống ba lần trong ngày. Có thể dùng trước hoặc sau bữa ăn 1 tiếng đồng hồ. Dùng liên tục từ 7-10 ngày.

Canh đậu phộng và tỏi: lấy khoảng 200g đậu phộng, 100g tỏi. Rửa sạch đậu phộng, bỏ vỏ tỏi và làm sạch. Để cả hai nguyên liệu này vào nồi đất, cho thêm chút nước đun sôi. Khi đậu chín, mềm nhừ thì bổ sung các gia vị cần thiết và ăn nóng trong ngày. Món canh này thích hợp với những người thường xuyên mệt mỏi, dấu hiệu thận hư, chán ăn…

Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị chứng thận yếu , bạn nên sử dụng sản phẩmLợi Tiểu Khang hằng ngày.

Lợi Tiểu Khang

Lơi Tiểu Khanglà sản phẩm có chứa những thành phần như caoDành dành, cao Sinh địa, Mã đề, Mần trầu ,…giúp cải thiện chức năng thận, tăng cường giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ miễn dịch, làm giảm các triệu chứng :tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục, bí tiểu, nóng trong, giúp giảm nguy cơ táibệnh đường tiết niệumạn tính.