Tìm hiểu tưởng chủ nghĩa mac lenin về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc?

Xin trả lời giúp em câu hỏi này !

nó khó quá ?

có thể gửi câu trả lời qua mail nay : dvcbkdn@gmail.com

em cảm ơn ạh!!!

rtỵky
rtỵky
Trả lời 13 năm trước

Chủ nghĩa Mác -Lênin khẳng định chính trị luôn mang bản chất giai cấp.Bản chất giai cấp của chính trị được quy định bởi lợi ích ,trước hết là lợi ích kinh tế của giai cấp,nó luôn vận động trong mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị .Lênin cho rằng :"chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế"
Chính trị không chỉ mang bản chất giai cấp mà còn mang bản chất dân tộc ,cho nên trong đấu tranh chính trị ,việc xử lý quan hệ giai cấp-dân tộc được đặt ra rất thường xuyên.Không thể tuyệt đối hóa vấn đề giai cấp mà quên vấn đề dân tộc và ngược lại. Nếu tuyệt đối hóa vấn đề giai cấp sẽ dẫn tới chủ nghĩa biệt phái,nếu tuyệt đối hóa vấn đề dân tộc thì sẽ rơi vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan .Vấn đề giai cấp,vấn đề dân tộc gắn liền với vấn đề nhân loại .Chính trị hiện đại luôn coi trọng vấn đề nhân loại ,giải quyết vấn đề nhân loại trên quan điểm giai cấp.Giải phóng giai cấp,giải phóng dân tộc ,giải phóng xã hội là những vấn đề quan hệ gắn bó mật thiết với nhau của nền chính trị vô sản,trở thành xu hướng phát triển của chính trị nhân loại.
Các nhà kinh điển mácxit chỉ ra rằng, đấu tranh chính trị là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp.Đấu tranh giai cấp là hiện tượng tất yếu của lịch sử.Cuộc đấu tranh này trải qua ba nấc thang,ba giai đoạn ,phản ánh ba trình độ phát triển khác nhau của đấu tranh giai cấp từ tự phát đến tự giác,từ sự thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt tức thời đến nhận thức và hiện thực hóa sứ mệnh lịch sử của giai cấp.
Trình độ thấp nhất của đấu tranh giai cấp là đấu tranh kinh tế.Thông qua đấu tranh về những lợi ích kinh tế hàng ngày mà giác ngộ công nhân về lợi ích giai cấp.Tuy là hình thức thấp nhất nhưng lại rất quan trọng vì nó tạo môi trường thực tiễn,giúp giai cấp công nhân giác ngộ vai trò sứ mệnh lịch sử của mình.
Giai đoạn thứ 2 của đấu tranh giai cấp là đấu tranh tư tưởng lý luận .Các nhà kinh điển chỉ ra rằng ,giai cấp vô sản là giai cấp triệt để cách mạng không phải vì nó là giai cấp nghèo nhất,mà trước hết vì lợi ích của nó đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản;nó đại diện cho phương thức sản xuất cách mạng.Các ông cũng chỉ rõ kẻ thù của giai cấp vô sản là toàn bộ giai cấp tư sản quốc tế ,chứ không phải chỉ dừng lại ở một vài nhà tư bản cá biệt .Vì vậy ,giai cấp vô sản sẽ không thể hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình là giải phóng toàn xã hội thoát khỏi ách áp bức bóc lột tư bản,xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa nếu như nó không được vũ trang bằng 1 tư tưởng lý luận cách mạng là chủ nghĩa Mác-Lênin.Theo Lênin, giác ngộ giai cấp làm cho công nhân hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của mình thì phải tiến hành cuộc đấu tranh tư tưởng;giải phóng công nhân khỏi hệ tư tưởng tư sản và các tư tưởng không vô sản,đưa lý luận mácxits vào phong trào công nhân ,làm cho giai cấp vô sản từ giai cấp "tự nó"(tự phát) thành giai cấp "cho nó"(tự giác)
Giai đoạn thứ 3 ( cao nhất) của đấu tranh giai cấp là đấu tranh chính trị .Nhiệm vụ cơ bản của đấu tranh chính trị là thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ,thiết lập nền chuyên chính mới và sử dụng chuyên chính đó để xây dựng xã hội mới.Lúc này ,vấn đề giành quyền lực nhà nước được đặt ra một cách trực tiếp.Đấu tranh chính trị gắn liền với sự bùng nổ cách mạng xã hội .C Mác cho rằng:"bước thứ 1 trong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị ,là giành lấy dân chủ ".Lê nin cũng khẳng định :"chỉ người nào mở rộng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp đến mức thừa nhận chuyên chính vô sản thì mới là người mácxits.Đó là điều khác nhau sâu sắc nhất giữa người mácxit và người tiểu tư sản(và cả tư sản lớn) tầm thường".
Theo C Mác thì bất cứ một cuộc cách mạng xã hội nào cũng có tính chất chính trị vì nó trực tiếp đụng chạm tới vấn đề quyền lực chính trị ,trực tiếp tuyen chiến với thể chế cũ.Mặt khác ,bất cứ 1 cuộc cách mạng chính trị nào cũng có tính chất xã hội vì nó đặt vấn đề cải tạo các quan hệ xã hội cũ,xây dựng các quan hệ xã hội mới trên mỗi bước tiến của cách mạng.Chẳng hạn , cuộc cách mạng vô sản giành quyền lực vào tay giai cấp vô sản,thiết lập quyền lực vô sản,xây dựng các quan hệ xã hội mới,trước hết là quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất,xóa bỏ sở hữu tư bản chủ nghĩa ,xác lập quan hệ sở hữu xã hội chủ nghĩa...Cũng cần lưu ý rằng ,chủ nghĩa Mác-Lênin nhấn mạnh chủ thể của cách mạng vô sản,trước hết và chủ yếu là giai cấp vô sản được sinh ra từ nền sản xuất đại công nghiệp ,chứ không phải bất kỳ vô sản nào khác(vô sản lưu manh,vô sản nông thôn ...)
Như vậy ,chủ nghĩa Mác -Lênin chỉ ra 3 hình thức đấu tranh giai cấp cơ bản,và khẳng định rằng ,các hình thức này có quan hệ mật thiết với nhau ,ảnh hưởng và bổ sung cho nhau .Đấu tranh tư tưởng lý luận và đấu tranh kinh tế phục vụ đấu tranh chính trị .Đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh cao nhất,quyết định thắng lợi cuối cùng và căn bản của giai cấp vô sản đối với giai cấp tư sản.

ghjhgj
ghjhgj
Trả lời 13 năm trước

Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Trước dân tộc là các hình thức cộng đồng tiền dân tộc như thị tộc, bộ lạc, bộ tộc. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã dẫn tới sự ra đời và phát triển của các nhà nước dân tộc tư bản chủ nghĩa. Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các đế quốc thực hiện chính sách vũ trang xâm lược, cướp bóc, nô dịch các nước nhược tiểu, vấn đề dân tộc trở nên gay gắt và từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc và thuộc địa. Sau cách mạng Tháng Mười Nga và sự ra đời hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh, dẫn tới sự tan rã của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và xuất hiện nhiều quốc gia dân tộc độc lập trẻ tuổi.
Chính trị không chỉ mang bản chất giai cấp mà còn mang bản chất dân tộc ,cho nên trong đấu tranh chính trị ,việc xử lý quan hệ giai cấp-dân tộc được đặt ra rất thường xuyên.Không thể tuyệt đối hóa vấn đề giai cấp mà quên vấn đề dân tộc và ngược lại. Nếu tuyệt đối hóa vấn đề giai cấp sẽ dẫn tới chủ nghĩa biệt phái,nếu tuyệt đối hóa vấn đề dân tộc thì sẽ rơi vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan .Vấn đề giai cấp,vấn đề dân tộc gắn liền với vấn đề nhân loại .Chính trị hiện đại luôn coi trọng vấn đề nhân loại ,giải quyết vấn đề nhân loại trên quan điểm giai cấp.Giải phóng giai cấp,giải phóng dân tộc ,giải phóng xã hội là những vấn đề quan hệ gắn bó mật thiết với nhau của nền chính trị vô sản,trở thành xu hướng phát triển của chính trị nhân loại.
Trong nhiều văn kiện của Đảng ta, vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội luôn được khẳng định một cách mạnh mẽ và dứt khoát. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã nêu rõ : "Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng của nước ta. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc". Và tại Đại hội IX của Đảng lần này, khi tổng kết những bài học chủ yếu của 15 năm đổi mới, Báo cáo Chính trị đã chỉ rõ bài học thứ nhất là: "Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh".
Nhìn ra bên ngoài và nhìn lại lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XX vừa qua, chúng ta càng thấy rằng sự lựa chọn của Đảng ta, của nhân dân ta là hoàn toàn chính xác.
Như chúng ta đã biết, dân tộc ta có truyền thống yêu nước, anh dũng bất khuất, đã từng chiến thắng nhiều đế quốc phong kiến hung hãn. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, phong trào yêu nước đã dấy lên hết sức mạnh mẽ. Liên tiếp nổ ra các cuộc nổi dậy trên khắp mọi miền đất nước thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các bậc sĩ phu, kể cả một bộ phận quan lại phong kiến. Các phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế; các phong trào Duy Tân, Đông Du, khởi nghĩa Yên Bái và hàng chục cuộc đấu tranh khác nữa đều bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp và thất bại. Điều đó chứng tỏ rằng, vẫn là nhân dân giàu lòng yêu nước, có truyền thống chống giặc ngoại xâm, sẵn sàng ủng hộ và tham gia các phong trào yêu nước; còn các bậc sĩ phu, các nhà lãnh đạo các phong trào chống thực dân Pháp đều có thừa trí dũng, không thiếu quyết tâm nhưng họ, cả giai cấp phong kiến và đại diện cho chế độ phong kiến, cả giai cấp tư sản và đại diện cho thế lực tư sản khi đó đều không giải quyết được vấn đề độc lập dân tộc ở nước ta.
Trong bối cảnh đó, chưa bao giờ như lúc bấy giờ, độc lập dân tộc càng trở nên là yêu cầu cơ bản, khách quan của xã hội Việt Nam - xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam khi ấy ở trong "tình hình đen tối như không có đường ra". Bằng con đường nào và giai cấp nào có khả năng gánh vác sứ mệnh trọng đại đó ?

Có thể khẳng định như vậy bởi vì việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc theo ý thức hệ phong kiến và tư sản, trong khuôn khổ của chế độ phong kiến và chế độ tư bản chủ nghĩa không tránh khỏi những mâu thuẫn và những hạn chế bắt nguồn từ bản chất kinh tế và chính trị các chế độ ấy - những hình thái kinh tế - xã hội dựa trên các quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuất và các quan hệ đối kháng giai cấp.
Vượt qua những mâu thuẫn và những hạn chế trong việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc theo lập trường phong kiến và tư sản chỉ có thể là con đường gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, tức là giải quyết độc lập dân tộc theo lập trường của giai cấp công nhân, của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đó là : Độc lập dân tộc thực sự phải là độc lập về chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại. Độc lập dân tộc thực sự đòi hỏi phải xóa bỏ tình trạng áp bức bóc lột và nô dịch của dân tộc này đối với dân tộc khác về kinh tế, chính trị và tinh thần. Do đó, độc lập gắn liền với tự do và bình đẳng, công việc nội bộ quốc gia - dân tộc phải do quốc gia - dân tộc đó giải quyết không có sự can thiệp từ bên ngoài.
Bản chất của chủ nghĩa xã hội là thực hiện triệt để giải phóng giai cấp, giải phóng dân