Cách dùng điều hòa đúng cách trong ngày nóng?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Tháng đầu hè, tiền điện nhà chị Giang (Từ Liêm, Hà Nội) đã vọt lên tận một triệu đồng, trong khi các tháng trước chỉ bằng một nửa. Chị tưởng bị "câu" điện, nhưng hóa ra là do dùng điều hòa không đúng cách.

Dù là mùa hè nhưng nhà chị Giang vẫn nằm đệm, bật điều hòa. Mấy hôm trời nóng, điều hòa nhà chị bao giờ cũng để ở mức 22, 23 độ C. Nếu thấy lạnh thì đắp chăn, "con lại ngủ ngon, mà mình nằm trong chăn ấm cũng thích".

"Lúc cầm hóa đơn tiền điện mà mình suýt 'ngất'. Ai đời bật có mỗi cái điều hòa mà hết bằng đấy tiền điện, xót quá. Nghĩ hoặc là bị 'câu' trộm điện hoặc là máy bị rò điện nên mới thế, nhưng gọi thợ đến sửa thì thấy không có vấn đề gì", chị Giang nói.

Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Lợi, Giảng viên bộ môn kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí, Viện Khoa học và Công nghệ nhiệt lạnh (Đại học Bách khoa Hà Nội), việc vừa nằm đệm, đắp chăn lại bật điều hòa nhiệt độ thấp như nhà chị Giang là rất lãng phí, trong khi chỉ cần tăng nhiệt độ lên 1 độ là có thể tiết kiệm được khoảng 7% điện năng tiêu thụ.

Trong những ngày nóng 40-41 độ C này, việc sử dụng điều hòa nhiệt độ là giải pháp tối ưu với nhiều gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết để ở chế độ nào, nhiệt độ bao nhiêu để vừa tiết kiệm điện vừa đảm bảo sức khỏe, tiến sĩ Lợi cho biết.

Theo ông, để tiết kiệm điện, trước hết người tiêu dùng nên lựa chọn máy điều hòa biến tần vì có khả năng tiết kiệm đến 50% điện năng so với máy điều hòa thế hệ cũ.

Bên cạnh đó, khi lắp đặt cũng phải đảm bảo che nắng hợp lý, cửa sổ và cửa ra vào phải kín khít, thông gió hợp lý (nếu có thể thì bố trí thông gió thu hồi nhiệt). Chỉ bằng việc này, bạn đã có thể tiết kiệm đến 30% điện năng tiêu thụ so với những căn nhà thô sơ thông thường.

Các biện pháp cụ thể như sau:

- Không để dàn nóng bị ánh nắng mặt trời chiếu vào, không bị cản gió, tốt nhất nên lắp ở hướng Bắc hoặc Nam. Nếu lắp ở hướng Đông hoặc Tây thì nên có mái che nắng, tuy nhiên mái che không được cản trở luồng gió lưu động qua dàn nóng.

- Dàn lạnh nên lắp ở vị trí có thể toả lạnh đều trong phòng và đường gió cũng không bị cản trở.

- Dàn nóng và dàn lạnh lắp càng gần nhau càng tốt, độ cao chênh lệch giữa 2 dàn càng nhỏ càng tốt, như thế sẽ rất tiết kiệm điện.

Ngoài những yếu tố trên, việc hút chân không dàn lạnh cẩu thả, ga nạp trong máy quá nhiều hoặc quá ít, để rò rỉ ga, cách nhiệt đường ống và mối nối không tốt... đều dẫn đến tiêu thụ điện năng cao.

Tiến sĩ Lợi cũng lưu ý, không cài đặt nhiệt độ trong nhà quá thấp vì vừa lãng phí vừa dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như: cảm cúm, ho, cảm lạnh.... Nên để điều hòa ở 27 hoặc 28, thậm chí 29 độ C vào ban đêm, sử dụng kèm với quạt sẽ rất tiết kiệm điện.

Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến hệ thống lưu thông gió để đảm bảo không khí tươi trong nhà. Với nhà kiểu cũ, phòng cửa gỗ thì không cần thông gió vì gió lọt do rò rỉ là đảm bảo cho nhu cầu ôxi của người trong phòng. Nhưng đối với các kiểu nhà hiện đại, cửa kính thì cần bố trí lấy gió tươi bằng quạt gắn sát trần. Nếu không có điều kiện thì thi thoảng phải mở cửa để có sự trao đổi không khí với bên ngoài. Việc mất lạnh khi mở cửa là không tránh khỏi, tuy nhiên mỗi lần mở cửa ta được khoảng 3 m3 không khí tươi.

Một chi tiết quan trọng nữa là khi tắt máy điều hoà thì phải tắt nguồn (tắt aptômat). Vì nếu chỉ tắt bằng điều khiển từ xa thì máy vẫn tiêu tốn điện.

Việc vệ sinh thường xuyên cho máy cũng giúp tiết kiệm năng lượng. Thông thưòng 2 tuần vệ sinh phin lọc không khí trong nhà một lần, một năm vệ sinh dàn nóng và dàn lạnh tổng thể một lần. Nếu khu vực có nhiều bụi phải vệ sinh 2 hoặc nhiều lần.

Nếu sợ môi trường điều hòa khô, bạn có thể làm tăng độ ẩm cho phòng bằng quạt hơi nước là tốt nhất. Nếu không chỉ cần đặt một chậu nước trong phòng, phơi một khăn ướt thấm nước cũng là đủ.

Lai Hoang Doanh
Lai Hoang Doanh
Trả lời 13 năm trước

Làm việc thường xuyên trong môi trường máy lạnh (điều hòa nhiệt độ) lại dẫn đến nhiều nguy cơ về sức khỏe mà không phải ai cũng biết. Vậy làm thế nào để bảo vệ sức khỏe khi bạn phải thường xuyên sống trong môi trường có máy lạnh.

Nguy cơ tiềm ẩn
Ngoài việc làm khô da do mất nước và cơ thể không thoát được mồ hôi, môi trường máy lạnh còn là tác nhân khởi phát dẫn đến nhiều căn bệnh về đường hô hấp như: Hen suyễn, ho kéo dài... Nhiều người vốn có dấu hiệu mắc các chứng bệnh như hen dễ khiến bệnh bộc phát, kéo dài và khó điều trị dứt hẳn.
Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ từ môi trường ngoài và trong phòng đặt máy lạnh khiến cơ thể phải vất vả điều chỉnh để thích nghi và đó chính là nguyên nhân khiến sức đề kháng của cơ thể ngày càng giảm đi.
Khi cơ thể hít phải vi khuẩn có trong bụi, nấm mốc từ thảm trải sàn, của kính hay các dụng cụ văn phòng trong phòng kín ít có trao đổi không khí cũng có nguy cơ mắc một số bệnh, trong đó nguy hiểm nhất là nhiễm vi trùng Legionella Pneumophila trú ẩn trong ống nước máy lạnh có thể dẫn đến sưng phổi và nguy cơ tử vong sau đó.
Ảnh minh họa.

Sử dụng máy lạnh đúng cách

Sử dụng máy lạnh là nhu cầu hợp lý, tuy nhiên nên tìm hiểu để có cách dùng khoa học nhằm bảo vệ sức khỏe của tất cả mọi người luôn là điều cần thiết. Khi mua máy lạnh nên lựa chọn loại có công suất phù hợp với diện tích và số người có trong phòng.

Với những văn phòng làm việc đông người hoặc vận động thường xuyên sẽ sinh ra nhiệt lượng lớn hơn do đó cần máy có công suất tương ứng. Phòng khách hoặc phòng ngủ nên chọn loại nhỏ vừa không lãng phí điện năng tiêu thụ vừa an toàn cho sức khỏe.

Thông thường vào những ngày nắng nóng, không khí oi nồng mọi người thường có xu hướng mở máy ở nhiệt độ thấp khoảng 16 - 18oC nhằm giải tỏa cơn nóng, tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng không nên để nhiệt độ trong phòng chênh lệch quá nhiều so với môi trường ngoài, khi đó cơ thể sẽ khó điều chỉnh khi tiếp xúc với hai nền nhiệt độ khác biệt lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nên điều chỉnh ở nhiệt độ trên 20oC, thấp hơn môi trường ngoài khoảng 10oC là hợp lý. Đặc biệt, với phòng có trẻ nhỏ, càng phải rút ngắn sự chênh lệch này để không ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp của trẻ.

Tránh tiếp xúc ngày với môi trường máy lạnh khi cơ thể đang đổ nhiều mồ hôi do vận động, chúng có thể gây cảm giác ớn lạnh với nhiều người thể trạng yếu có thể bị sốt nhẹ, khô môi và khô cổ họng. Nếu ngồi nơi thoáng mát hoặc dùng quạt cho ráo bớt mồ hôi và cơ thể giảm nhiệt trước.

Nên quét dọn và giữ vệ sinh văn phòng, các dụng cụ trong phòng để giảm thiểu các loại vi trùng, bụi bẩn. Không nên để các vật phát nhiệt, bếp ga, bóng đèn... quá gần máy lạnh sẽ làm giảm tuổi thọ của máy.

fjghbfg
fjghbfg
Trả lời 13 năm trước

Nắng nóng, oi bức khiến nhiều người phải tăng cường sử dụng các thiết bị, vật dụng có thể làm mát, hạ nhiệt mà phổ biến là máy điều hòa nhiệt độ, các loại quạt, nệm nước. Việc sử dụng các thiết bị, vật dụng nói trên trong thời điểm này là cần thiết nhưng phải sử dụng phù hợp, đúng cách để phòng ngừa phát bệnh, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Một trường hợp bệnh nhi đến khám bệnh về đường hô hấp tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 - TPHCM, ngày 28/3.

Nhiều nguy cơ cho người già, trẻ sơ sinh

Theo PGS-TS Cao Văn Thịnh, Bệnh viện 115 (TPHCM), nguy cơ mắc bệnh do sử dụng không hợp lý thiết bị làm mát là không thể xem thường. Quạt máy thường làm thay đổi quá trình trao đổi khí nên nếu để quạt một hướng cố định liên tục vào cơ thể đang đẫm mồ hôi sẽ dễ gây ra cảm cúm, còn trong để lúc ngủ rất dễ làm cho cơ thể bị trúng gió.
Quạt máy sẽ làm các mạch máu nhỏ của cơ thể co lại và thân nhiệt giảm xuống. Nếu quạt chạy không đều và để kéo dài liên tục sẽ gây mất cân bằng sinh nhiệt thích ứng của cơ thể, rất dễ gây chảy nước mũi, nhức đầu; nếu kéo dài tình trạng này sẽ gây chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ...

Không khí trong môi trường phòng ngủ có gắn máy điều hòanhiệt độ rất khô, nếu không tạo độ thông thoáng phù hợp và để trạng thái cơ thể bị nóng, lạnh đột ngột bất thường trong môi trường này hoặc chịu lạnh cố định trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến rất nhiều bất lợi cho sức khỏe, đặc biệt những người đang mang bệnh cao huyết áp.

Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 2-TPHCM, cho biết việc sử dụng máy lạnh, quạt điện không đúng cách thường dễ làm cho trẻ bị dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng, đặc biệt đối với trẻ cơ địa yếu hoặc bị hen suyễn. Những ngày qua, số trẻ nhập viện tại Khoa Hô hấp của Bệnh viện Nhi Đồng 2 do nguyên nhân này đang tăng nhanh, chiếm đến 20% số bệnh nhi đang điều trị các bệnh về hô hấp.

Cũng theo bác sĩ Tuấn, quạt máy luôn tạo vòng xoáy hút bụi bặm, vi khuẩn nên nếu để thổi trực tiếp lâu dài vào cơ thể trẻ sẽ làm cơ thể trẻ mất nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào vùng hầu họng gây ra bệnh. Trẻ nằm ngủ trong phòng gắn máy điều hòa mà không bảo đảm độ thông thoáng hoặc nằm liên tục trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến hiện tượng khô người.

Trong môi trường phòng máy lạnh, độ ẩm thấp, nấm mốc dễ sinh sống cộng với lượng khí carbon làm cho trẻ bị ngợp. Các trường hợp đột tử khi ngủ trong xe hơi ở người lớn là ví dụ điển hình nguy cơ tử vong trong không gian sử dụng máy lạnh nhưng thiếu độ thông thoáng.

Sử dụng sao cho đúng?

Các bác sĩ khuyên khi dùng quạt nên điều chỉnh tốc độ vừa phải, tuyệt đối không để quạt thổi cố định lên cơ thể mà phải để ở chế độ xoay. Không để quạt thốc vào cơ thể, đặc biệt với người từ ngoài trời nóng bước vào hoặc vừa hoạt động thể lực mà nên lau mồ hôi, nghỉ vài phút rồi mới dùng quạt.

Khi nằm ngủ nên nằm cùng hướng thổi của quạt và chỉ nên để tốc độ gió trong mức 0,2 m đến 0,5 m/giây, tối đa không quá 3 m/giây. Nếu ngủ trong phòng thoáng gió chỉ nên mở quạt ở số nhỏ cho gió thổi nhẹ. Người già yếu, người suy nhược và trẻ em nên hạn chế dùng quạt trong lúc ngủ, nếu dùng nên có màn che chắn bớt.

Với phòng ngủ có máy lạnh, ngoài việc phải tính toán sao cho đủ dưỡng khí và vệ sinh định kỳ để tránh nguy cơ phát tán mầm bệnh vào nhà, nên xác định biên độ nhiệt độ ở ngoài trời và trong phòng ngủ chênh nhau trong khoảng từ 8°C đến 10°C là thích ứng.

Những ngày nắng nóng nên để máy lạnh ở mức từ 25°C đến 28°C để cơ thể không phải chống nóng hoặc chống lạnh và không bị choáng váng khi thay đổi môi trường đột ngột. Khi từ phòng lạnh bước ra ngoài nên mở to cửa và đứng ở cửa khoảng 2 đến 3 phút để cơ thể thích nghi với không khí, nhiệt độ mới và nên uống nhiều nước để chống khô họng. Khi sử dụng nệm nước, giữa chỗ tiếp xúc cơ thể và nệm phải có miếng vải lót làm vật chắn vì lớp vỏ cao su dễ gây dị ứng cho da.

Nguyễn Hoàng Duy
Nguyễn Hoàng Duy
Trả lời 13 năm trước

Có cách hoạt động để điêu hòa chạy nhanh lạnh và đỡ tốn điện

- để nhiệt độ đúng tầm và không nên tăng giảm đột ngột(việc này dễ thay đổi hoạt động của máy nén, mỗi lần khiển là máy nén dừng và lại khởi động chạy lại). Để tầm 23-27 độ rồi bật thêm 1 cái quạt để không khí nhào trộn đc nhanh hơn

-Giảm bớt các thiết bị thải nhiệt trong quá trình điều hòa hoạt động

-đảm bảo phòng kín khi đh hoạt động