Tỉ lệ mắc lỗi của các điện thoại thông minh

Nhiều quảng cáo, pin kém, lỗi hiển thị, dù đã là năm 2017 nhưng sao các hãng smartphone vẫn mắc phải những lỗi như thế này?

Trong năm 2017 không có vấn đề như Note 7, nhưng ta nên hiểu rằng, trong thời đại mà truyền thông ăn nên làm ra trên những sự thất bại, đổ vỡ của doanh nghiệp, những sai lầm nhỏ đôi khi lại bị xé ra to bởi internet.

Lỗi hiển thị, cuộc gọi khẩn cấp

OnePlus dường như có một mối quan hệ khá phức tạp đối với sự thành công, đôi khi là bạn, nhiều lúc lại thành thù. Bằng chứng là khi OnePlus One và OnePlus 3 (hoặc 3T) đều thành công khi vừa ra mắt, thì OnePlus 2 và hiện tại là OnePlus 5 lại đối nghịch hoàn toàn. May mắn thay, mặc dù OnePlus 2 là một thất bại trên nhiều phương diện (và hơn thế nữa), nhưng OnePlus 5 không phải là quá tệ. Tuy nhiên, do OnePlus là một thương hiệu đã trưởng thành trong suốt những năm qua và dần vươn ra thị trường cao cấp và cao giá, nên thiết bị mới nhất của họ sẽ nhận được và đáng được nhận sự kiểm tra một cách khắt khe hơn so với các sản phẩm trước.

OnePlus hầu như không có thời gian nghỉ ngơi trước khi các sản phẩm mới được tung ra, đồng nghĩa với việc không có thời gian chuẩn bị cũng như cải tiến một số phần cứng, và trong đó có hiển thị. Màn hình của máy bị xoay rất kỳ quặc, gây ra hiệu ứng bị bóp méo và cả hiệu ứng Jelly, mặc dù không phải ai cũng gặp những vấn đề này hoặc bị ảnh hưởng bởi nó, nhưng nó thực sự gây rất nhiều phiền nhiễu cho người dùng.

Quảng cáo ở đây, ở kia, quảng cáo ở khắp nơi

Mọi người đều ghét quảng cáo. Chúng ta rất ghét khi thấy nó trên truyền hình nhà mình, đó là lí do DVR ra đời. Chúng ta ghét thấy quảng cáo trên trang web  mình đang xem, đó là lí do trình chặn quảng cáo ra đời. Còn trên điện thoại? Chúng ta gỡ bỏ các ứng dụng, root Android, hoặc jailbreak iPhone… và thậm chí là sử dụng các trình duyệt của Samsung.

Bixby, trò chơi mèo vờn chuột giữa hãng và người tiêu dùng

Từ trước tới giờ chúng ta vẫn luôn chờ đợi Samsung trở nên đúng hẹn hơn trong việc cập nhật cho các thiết bị của mình. Ngay cả khi gần đây nhất chính là Galaxy S7, Samsung đã trì hoãn cập nhật hàng tháng trời để vá lỗ hổng bảo mật, và trong một vài trường hợp, bản cập nhật với bản có sẵn trên thiết bị lại cùng một phiên bản Android, thế thì cập nhật làm gì? Samsung đã đáp lại sự chỉ trích bằng cách hứa hẹn sẽ đưa ra các bản cập nhật thường xuyên hơn và họ sẽ theo dõi nhiều hoặc ít hơn trước đó. Thật không may, nhanh quá cũng dẫn đến những tác dụng phụ, Bixby hiện đang đứng cuối trong bảng xếp hạng những trợ lý thông minh thực sự hữu ích. Dù vậy nhưng với sự khôn ngoan của mình, Samsung vẫn nghĩ Bixby của họ sẽ là một ứng dụng hữu ích và họ thậm chí sẽ cung cấp một chìa khóa phần cứng cho nó, vài thứ hoặc thậm chí nhiều hơn các trợ lí phát triển như Siri và Google Assistant.

Sẽ thật tuyệt nếu Samsung làm các bản cập nhật phần mềm một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, Samsung buộc người dùng phải dùng phần mềm của họ, điều đó thật chả ra làm sao, chưa kể đến việc phần mềm của họ kém hơn các lựa chọn khác và khá vô dụng. Và họ lờ đi tất cả, thậm chí còn dành riêng cả một phần cứng cho nó, đây có thể là dấu hiệu cho thấy Samsung có thể sẽ lại đi vào vết xe đổ một năm trước và đẩy những người dùng lớn đi thêm một lần nữa. Trước đó, Samsung đã cam kết rằng Bixby sẽ có những tính năng hữu ích khác với những trợ lí ảo đã có trước đó, và sự cam kết đó chính là điều người tiêu dùng muốn tìm lại, và đây có thể sẽ là thời điểm lựa chọn hoặc tùy biến ngay cả với những người tiêu dùng chính thống.

Nhỏ liệu có võ ? Hay....

Ở thời điểm hiện tại, thị trường di động đang khó khăn hơn bao giờ hết. Apple dường như đang thực hiện một số bước đi quan trong với iPhone. Mặt sau bằng kính, tính năng sạc không dây, màn hình OLED tràn cạnh là một trong số những thứ có thể giúp họ có được mô hình hàng đầu trong năm nay. Bất chấp tất cả những điều này, các nhà sản xuất Android vẫn mắc những sai lầm nhỏ ngớ ngẩn khiến họ chả nhận được gì. Gần như tất cả các OEM bên ngoài Samsung đều chỉ duy trì ở mức lợi nhuận nhỏ bé và mắc những lỗi như OnePus, hay thu hẹp pin như Motorola, nhưng những lỗi này hoàn toàn có thể tránh khỏi. Năm 2017 chỉ còn lại một nửa và trong nửa trước đây đã có quá nhiều câu chuyện vè những sai lầm, sai lầm nhỏ nhưng hậu quả to, làm giảm sự phấn khích của người tiêu dùng sau mỗi lần phát hành, khiến họ dần có ác cảm mỗi khi thấy một sản phẩm mới trên thị trường.

Hãy mua sắm tại vatgia.com để sở hữu những sản phẩm chất lượng nhất!

Chưa có câu trả lời nào