Làm thế nào để chủ động phòng ngừa dị ứng ở trẻ em?

thuy linh
thuy linh
Trả lời 12 năm trước

Bình thường trong cơ thể luôn có các thành phần bảo vệ gọi là kháng thể, Khi có kháng nguyên xâm nhập thì lập tức các kháng thể sẽ chống lại ngay để bảo vệ cho cơ thể. Sự phản ứng quá mức giữa kháng nguyên và kháng thể sẽ tạo ra dị ứng.

Các kháng nguyên ở đây có thể là : thực phẩm, thuốc , phấn hoa, bụi bặm, các loại nọc độc côn trùng… hay đôi khi chỉ đơn giản là sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ môi trường. Chúng có thể tiếp xúc với cơ thể qua nhiều đường: qua da, qua đường hô hấp hoặc qua đường tiêu hóa. Đặc biệt, sự xâm nhập qua đường tiêu hóa thực sự là mối hiểm nguy do diện tích tiếp xúc của niêm mạc đường tiêu hóa lớn hơn nhiều so với đường hô hấp và da.

Biểu hiện của dị ứng rất đa dạng và với nhiều mức độ khác nhau. Thông thường là biểu hiện ngoài da như nổi mẩn ngứa, đỏ da, nổi mề đay, hoặc chàm, viêm da cơ địa. Hoặc có thể là đột ngột sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ho khan liên hồi, khò khè, khó thở. Biểu hiện ở đường tiêu hóa thường gặp nhưng triệu chứng không điển hình và dễ bị bỏ qua như: nôn mửa, tiêu chảy hoặc nặng hơn là nôn ra máu, dạng nặng nhất của dị ứng là sốc phản vệ: người bị dị ứng có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Làm thế nào để chủ động phòng ngừa dị ứng ở trẻ em?, Làm mẹ,

Tuổi nào cũng có nguy cơ mắc dị ứng, nhưng riêng trẻ nhỏ thì dễ bị dị ứng từ đường tiêu hóa do sự phát triển của hệ thống tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, và lần đầu trong đời tiếp xúc với các loại thức ăn khác nhau cũng chính là lần đầu tiếp xúc với các kháng nguyên.

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng dị ứng từ đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ càng dễ xảy ra nếu trẻ không được bú mẹ trong những tháng đầu đời. Sữa bò là tác nhân gây dị ứng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Trẻ thường hay bị dị ứng đạm của sữa bò với các biểu hiện thường gặp là : nổi mẩn đỏ quanh miệng và môi, có những trẻ sữa rớt ra đến đâu ở đó nổi mẩn đỏ, một số trẻ biểu hiện bằng tiêu chảy hoặc nôn. Trong trường hợp này tốt nhất chỉ cho trẻ bú mẹ, nếu mẹ không có sữa phải chuyển sang uống sữa đặc biệt dành cho trẻ bị dị ứng.

Dị ứng thường có tinh chất gia đình (di truyền). Nếu một trong hai bố hoặc mẹ có tiền sử dị ứng thì con có 30-40% khả năng bị dị ứng, và con số trên sẽ tăng lên 50-80% nếu cả bố và mẹ đều có tiền sử dị ứng. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là nếu bố mẹ không dị ứng thì con cũng không bị. Ngay cả khi cả bố lẫn mẹ đều không có tiền sử dị ứng thì đứa trẻ vẫn có 15% khả năng bị dị ứng.

Chủ động phòng ngừa dị ứng bằng cách nào ?

Nếu trẻ có cơ địa dị ứng (có bố hoặc mẹ hoặc anh chị bị dị ứng) thì nên chủ động phòng ngừa ngay từ đầu (do dị ứng có tính chất gia đình hay di truyền)

- Ngay sau khi sinh, nên cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt và tiếp tục bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu.

- Thức ăn bổ sung – ăn dặm - chỉ nên cho ăn khi bé đã được 6 tháng tuổi do lúc này đường tiêu hóa của bé đã tương đối hoàn chỉnh và sẵn sàng tiếp nhận các dạng thức ăn mới ngoài sữa. Khi ăn dặm nên tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới, nên bắt đầu ăn từng ít một, sau đó mới tăng dần lên. Các chất đạm có nguồn gốc từ hải sản như tôm, cua thì không nên cho ăn trước 1 tuối,.

- Trẻ cần được sống trong môi trường trong lành, ít bụi bặm, không khói than, không khói thuốc lá.

- Nếu vì lý do nào đó mà trẻ không được bú mẹ hoặc cần bổ sung thêm sữa ngoài sữa mẹ thì nên uống sữa công thức có đạm thủy phân một phần giúp giảm dị ứng (hay gọi là công thức H.A hypoallergenic). Công thức sữa H.A có tác dụng giảm dị ứng là do đạm trong sữa đã được thủy phân, tháo xoắn và cắt thành các chuỗi peptid nhỏ hơn và một phần thành các axit amin, hay nói cách khác là chất đạm đã được cắt nhỏ ra. Đạm càng lớn thì càng dễ gây dị ứng, đạm càng cắt nhỏ thì càng ít gây dị ứng. Công thức sữa H.A đã chứng minh được là sự chọn lựa hợp lý trong những trường hợp muốn phòng ngừa dị ứng mà không có sữa mẹ. Kết quả một nghiên cứu ở Đức (Nghiên cứu GINI ) cho thấy những trẻ uống sữa công thức thủy phân một phần ít bị chàm hơn trẻ uống sữa bò thông thường sau 6 năm theo dõi.

Ngoài ra, nếu uống sữa công thức H.A được bổ sung thêm probiotics Bifidus BL (các vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hoá) hay cho trẻ ăn sữa chua hàng ngày cũng góp phần làm giảm dị ứng ở trẻ, vì bổ sung probiotics Bifidus BL trong chế độ ăn của trẻ đã được chứng minh là một trong những phương pháp giúp giảm nguy cơ dị ứng và phòng ngừa dị ứng hiệu quả.