Ôtô không bật đèn trong hầm đường bộ bị phạt một triệu đồng?

Khi lái ôtô qua hầm đường bộ, tôi không bật đèn xe và bị cảnh sát phạt một triệu đồng, tước giấy phép lái xe 2 tháng.

Xin hỏi, vì sao lại phạt nặng thế, luật quy định thế nào về việc này?

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 7 năm trước

Lái xe còn chả hiểu luật thì kêu ca gì nữa? Lỗi sơ đẳng.

Hoàng Trùng Khánh
Hoàng Trùng Khánh
Trả lời 7 năm trước

Cần gì biển báo, trong hầm thì khác gì trời tối chỉ có ánh sáng cột đèn. Mà trời tối vẫn phải bật đèn để các xe dễ tránh nhau. Nếu chỉ dùng đèn đường là không đủ an toàn. Mà va chạm trong hầm thì hậu quả gấp nhiều lần ở đường. Như thế phạt được chưa

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 7 năm trước

Tôi đi xe gắn máy qua hầm thủy điện Hòa Bình quên bật đèn bị phạt 700.000đ kìa. Ô tô bác có mỗi 1.000.000đ kêu cái gì

Hồ Anh Khang
Hồ Anh Khang
Trả lời 7 năm trước

Chỉ cần suy nghĩ đơn giản thôi, không bật đèn nhở hầm mất điện thì là sao bạn thấy đường mà chạy, nên luật đề ra là hạn chế sai sót.

Phạm Anh Tuấn
Phạm Anh Tuấn
Trả lời 7 năm trước

Trong hầm có cả đống đèn chiếu sáng rồi còn bật gì nữa. Thêm nữa các xe hiện đại bây giờ có hệ thống bật đèn cảm ứng, đủ độ sáng thì đèn không bật. Luật thế ko chặt chẽ.

Hà Bá Thiên
Hà Bá Thiên
Trả lời 7 năm trước

Hầm đường bộ không có ánh sáng trời, mà chiếu sáng bằng đèn điện. Xe di trong hầm không bật đèn, nếu hầm có sự cố mà bị mất điện đột ngột tối om sẽ rất nguy hiểm khi các lái xe không kịp bật đèn chiếu sáng của xe. Do vậy bắt buộc xe vào hầm phải bật đèn chiếu sáng. Lỗi không bật đèn vì thế nghiêm trọng hơn là không bật đèn khi đi ngoài trời buổi tối.

Trần Chấn Phong
Trần Chấn Phong
Trả lời 7 năm trước

hầm đường bộ dài theo tôi mới cần bật, hoặc trong hầm không có đèn, không có rải phân cách cố định. chứ hầm như kim liên, khuất duy tiến, đèn sáng như ban ngày, cả đoạn hầm thực tế có vài trăm mét, có ảnh hưởng đến phương tiện ngược chiều đâu mà cần bật, nếu bắt thì phải bắt tất cả các loại phương tiện bật không riêng gì ô tô

Lữ Chính Thuận
Lữ Chính Thuận
Trả lời 7 năm trước

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 5, NĐ 171/2013/NĐ-CP: "4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;"
Thưởng CSGT sẽ lấy mức phạt trung bình, ở đây sẽ là 1 triệu đồng, để xử phạt người vi phạm.
Ngoài ra, còn áp dụng hình thức phạt bổ sung quy định tại Điểm c, Khoản 11, Điều 5 như sau: "11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
... c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm i Khoản 3; Điểm a, Điểm g, Điểm h Khoản 4; Điểm c Khoản 5; Điểm b Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng."
Vậy bạn đã bị phạt theo đúng quy định.
Lưu ý, từ ngày 01/08/2016, sẽ áp dụng mức xử phạt mới theo quy định tại NĐ 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016.

Phạm Công Sơn
Phạm Công Sơn
Trả lời 7 năm trước

Mình xin phép được giải thích thêm. Việc yêu cầu bật đèn khi đi trong hầm có tác dụng chính để nhận biết xe chú không phải để chiếu sáng. Do ánh sáng trong hầm là ánh sáng nhân tạo thường ko sáng bằng ánh sáng bên ngoài (đặc biệt là khi bên ngoài trời nắng gắt), việc thay đổi ánh sáng ngay cửa hầm sẽ khiến mắt người lóa tạm thời do thay đổi đột ngột cường độ sáng, nếu xe không bật đèn thì rất khó nhận biết. Bên cạnh đó bật đèn cũng để đề phòng hầm bị mất điện đột ngột. Vì vậy các bạn chú ý bật đèn khi vào hầm nhé (kể cả hầm chui rất bé) để các lái xe khác thấy mình nhé.

Vũ Đạt Dũng
Vũ Đạt Dũng
Trả lời 7 năm trước

Lý do họ đưa ra luật này là vì trong hầm đường bộ mặc dù có đèn chiếu sáng nhưng nhỡ gặp sự cố mất điện thì tai nạn giao thông là đương nhiên
Khoản 1, điều 27, luật giao thông đường bộ Việt Nam 2008: "Các phương tiện cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu".
- Mức xử phạt lỗi lái xe ôtô sẽ bị phạt từ 800.000 - 1.200.000 đồng theo điểm a, khoản 4, điều 5, nghị định 171/2013/NĐ-CP và các lái xe điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 500.000 - 1.000.000 đồng theo điểm d, khoản 5, điều 6, nghị định 171/2013/NĐ-CP.