Công an phường có được dừng xe đang lưu thông?

Xin hỏi, công an phường có quyền dừng và thổi phạt lỗi chạy xe vào đường một chiều không?

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 7 năm trước

Theo quy định hiện hành, các lực lượng có thẩm quyền dừng phương tiện và xử phạt hành vi vi phạm cũng không được tùy tiện dừng phương tiện mà chỉ được dừng để kiểm soát khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc đã có hành vi vi phạm.

Điều 87 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ: Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ … Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.

Đối với Cảnh sát giao thông đường bộ: Theo quy định tại Thông tư số 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 quy định CSGT đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an được dừng phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát.

Bên cạnh đó, theo Điều 10 Thông tư 45/2012/TT-BCA ngày 27/7/2012 quy định về biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, CSGT phải mang theo Giấy chứng nhận khi làm nhiệm vụ và xuất trình khi có yêu cầu, phải đeo biển hiệu...

Như vậy, kể từ ngày 1/1 chỉ những CSGT đã được cấp giấy chứng nhận theo mẫu mới mới được quyền dừng phương tiện tham gia giao thông để kiểm tra giấy tờ và xử lý vi phạm.

Đối với các lực lượng cảnh sát khác và công an xã: Theo quy định tại Nghị định số 27/2010/NĐ-CP quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với CSGT đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết, các lực lượng Cảnh sát khác (Cảnh sát trật tự; Cảnh sát phản ứng nhanh; Cảnh sát cơ động; Cảnh sát bảo vệ; Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội) và công an xã, phường, thị trấn được huy động phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 27/2010/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi được huy động phối hợp với CSGT bao gồm: Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng …”.

Tuy nhiên lực lượng cảnh sát khác (Cảnh sát trật tự; Cảnh sát phản ứng nhanh; Cảnh sát cơ động; Cảnh sát bảo vệ; Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội) và công an xã, phường, thị trấn chỉ khi được huy động phối hợp với CSGT đường bộ theo kế hoạch đã được phê duyệt mới được quyền dừng phương tiện tham gia giao thông và xử lý vi phạm khi không có CSGT.

Đối với Thanh tra giao thông: Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 08/2010/TT-BGTVT, Thanh tra giao thông được quyền dừng phương tiện giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ theo điểm a khoản 2 Điều 86 Luật Giao thông đường bộ; Đình chỉ hành vi vi phạm khi phát hiện hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của thanh tra đường bộ theo quy định tại khoản 4 Điều 47 Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Đối với các lực lượng khác (quản lý thị trường, dân quân,…): Pháp luật giao thông đường bộ không có quy định về quyền hạn của các lực lượng này trong việc dừng phương tiện tham gia giao thông để xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, vì vậy quản lý thị trường, dân quân,… không có quyền dừng phương tiện giao thông và xử phạt khi có hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, nếu hành vi vi phạm của người tham gia giao thông thuộc lĩnh vực mà lực lượng khác quản lý họ có quyền dừng xe và xử lý vi phạm. Ví dụ, tại Điều 6 Nghị định số 10/CP ngày 23/01/1995 về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của quản lý thị trường “Công chức kiểm soát thị trường được giao trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc thi hành pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước...”. Với quy định này, trong trường hợp người tham gia giao thông có hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại (chở hàng lậu, hàng giả, …), công chức kiểm soát thị trường có quyền dừng phương tiện để xử lý.

Tóm lại, người có thẩm quyền dừng phương tiện và xử phạt hành vi vi phạm của người tham gia giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:

- CSGT đeo biển hiệu và Giấy chứng nhận cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ;

- Lực lượng cảnh sát khác và công an xã, phường, thị trấn khi được huy động phối hợp với CSGT đường bộ theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Thanh tra giao thông trong một số trường hợp mà hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.

Ngoài ra, các lực lượng khác không có quyền dừng xe và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ mà chỉ có quyền dừng xe khi có hành vi vi phạm thuộc thuộc các lĩnh vực mà họ quản lý.

Cần lưu ý là các lực lượng có thẩm quyền dừng phương tiện và xử phạt hành vi vi phạm cũng không được tùy tiện dừng phương tiện mà chỉ được dừng phương tiện để kiếm soát khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc đã có hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 65/2012/TT-BCA.

Các văn bản pháp luật áp dụng trong lĩnh vực giao thông đường bộ, bao gồm:

- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12;

- Nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

- Nghị định 27/2010/NĐ-CP việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ;

- Thông tư 65/2012/TT-BCA về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ;

- Thông tư số 08/2010/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra đường bộ;

Trân trọng./.

Hồ Anh Khang
Hồ Anh Khang
Trả lời 7 năm trước

Khoản 4 điều 7 thông tư 47 của Bộ công an hướng dẫn ch tiết một số điều của nghị định 27/2010/NĐ-CPvề nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát khác và công an xã như sau:

“Lực lượng Công an xã chỉ được TTKS trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự ATGT sau: Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội MBH, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định...”.

Như vậy, đối với những trường hợp vi phạm mà công an xã có thẩm quyền xử lí thì công an xã được yêu cầu người có hành vi vi phạm dừng xe đang lưu thông.

Nghị định 171/1013/NĐ-CP quy định

Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

...b) Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

...i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

Theo đó, bạn sẽ bị xử phạt vi phạm tù 50.000 đồng đến 60.000 đồng với hành vi chuyển hướng mà không bật đèn báo hiệu và phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với hành vi đối mũ bảo hiểm mà không cài quai.