Thắc mắc về việc xe mới mua, lưu thông khi chưa có biển số?

Em mới mua xe ở Tây Ninh, hiện xe chưa có biển số, đang trong thời gian chờ lấy biển số, em dự định chạy xe lên Sài Gòn. Cho em hỏi như vậy có vi phạm luật giao thông không? Nếu có thì hình thức phạt là như thế nào? Nhờ các anh chị tư vấn giúp em ạ. Xin cám ơn!

Trinh Thanh Hà
Trinh Thanh Hà
Trả lời 8 năm trước

Căn cứ pháp lý:

Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Nội dung:

Những xe đã làm thủ tục đăng ký và chờ cấp biển sẽ có giấy hẹn lấy đăng ký của cơ quan công an, thông tin trên giấy hẹn sẽ là cơ sở để CSGT xử phạt chiếc xe. Nếu chiếc xe trong thời hạn của giấy hẹn và đang chờ được cấp biển thì sẽ không bị phạt, tối đa là 30 ngày. Nếu chiếc xe chạy quá thời hạn quy định mà vẫn chưa lấy biển sẽ bị coi là vi phạm pháp luật.

Về nguyên tắc, việc lưu hành xe không biển và không có giấy phép là vi phạm pháp luật và cần phải xử lý nghiêm minh, bởi nếu cho lưu hành tự do những chiếc xe chưa được kiểm soát này, sẽ rất khó cho cơ quan điều tra nếu chiếc xe liên quan đến những vụ án như cướp xe, gây tai nạn rồi bỏ trốn, hay thậm chí mang xe sử dụng làm phương tiện gây án...

Theo như bạn trình bày thì xe bạn lưu thông và không có biển số (do biển số bạn đang chờ lấy) thì công an sẽ không giữ xe bạn.

Trong trường hợp xe bạn lưu thông mà không có biển số thì bạn sẽ bị xử phạt, do bạn không nói rõ phương tiện lưu thông là phương tiện gì vì vậy bạn có thể tham khảo các quy định sau:

Điều 16 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt xe ô tô:

"Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không có kính chắn gió hoặc có nhưng vỡ, không có tác dụng (đối với xe có thiết kế lắp kính chắn gió).

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó);

b) Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng;

c) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh hoặc có nhưng không đúng quy chuẩn kỹ thuật.

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe lắp thêm đèn chiếu sáng về phía sau xe;

b) Điều khiển xe có hệ thống chuyển hướng của xe không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật;

c) Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; biển số không rõ chữ, số; biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng;

d) Điều khiển xe không lắp đủ bánh lốp hoặc lắp bánh lốp không đúng kích cỡ hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;

đ) Tự ý thay đổi kích thước thành thùng xe; tự ý lắp thêm ghế trên xe vận chuyển khách.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có giấy đăng ký xe, đăng ký rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc theo quy định;

b) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số);

c) Điều khiển xe không có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định) hoặc có nhưng đã hết hạn (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

d) Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định;

đ) Điều khiển xe không đủ hệ thống hãm hoặc có nhưng không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật.

5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép;

b) Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông (đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng);

c) Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông);

d) Điều khiển xe gắn biển số không đúng với giấy đăng ký xe hoặc biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp;

đ) Sử dụng giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).

6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3; Khoản 4 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 tháng;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3, điểm d khoản 4 điều này bị tịch thu đèn lắp thêm, còi vượt quá âm lượng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ khoản 5 điều này bị tịch thu giấy chứng nhận, tem kiểm định, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe, biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp; bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 01 tháng;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 điều này bị tịch thu phương tiện và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 02 tháng.

7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 3 điều này bị buộc phải lắp đầy đủ hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm đ khoản 4 điều này buộc phải khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị, lắp đầy đủ hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 4 điều này bị buộc phải lắp còi có âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật."

Điều 17 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt xe mô tô:

"Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông.

1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;

b) Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; biển số không rõ chữ, số; biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng;

c) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe;

b) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;

c) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;

d) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;

đ) Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.

3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có giấy đăng ký xe theo quy định;

b) Sử dụng giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;

c) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với biển số đăng ký ghi trong giấy đăng ký xe; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép;

b) Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông.

5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 2 điều này bị tịch thu còi;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 điều này bị tịch thu giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 4 điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 01 tháng;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 4 điều này bị tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 02 tháng."

Ngoài ra, bạn có thể bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ nếu có hành vi vi phạm thuộc quy định tại Điều 75 Nghị định 171/2013/NĐ-CP:

"Điều 75. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 (bảy) ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của nghị định này:

a) Điểm b khoản 5; điểm b, điểm d khoản 7; khoản 8; khoản 10 Điều 5;

b) Điểm b khoản 5; điểm b, điểm e khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 6;

c) Điểm d khoản 4; điểm a khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 7;

d) Điểm d, điểm đ khoản 4 Điều 8 trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện;

đ) Khoản 4; điểm d, điểm đ khoản 5 Điều 16;

e) Khoản 3 Điều 17;

g) Điểm a, điểm đ khoản 1 Điều 19;

h) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7 Điều 21.

2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

3. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ."