Ngồi vị trí nào trên xe đỡ say nhất?

Tôi bị say xe, mỗi lần đi đâu xa khá vất vả, xin hỏi ngồi vị trí nào trên xe có thể hạn chế tình trạng này. 

do van duong
do van duong
Trả lời 8 năm trước

Bạn nên ngồi ở hàng ghế thứ 3 tính từ đầu xe nhé, đảm bảo ko bị say xe

Đỗ Nam
Đỗ Nam
Trả lời 8 năm trước

Ngồi ở giữa xe là đỡ nhất

thanh hoa
thanh hoa
Trả lời 8 năm trước

Ngồi chỗ ngay cạnh cửa. đỡ bị say .

Vu Thao
Vu Thao
Trả lời 8 năm trước

Ngồi ở cạnh cửa lên xuống ấy bạn!

Đỗ Xuân Trường
Đỗ Xuân Trường
Trả lời 8 năm trước

Mẹo chữa say tàu xe oto hiệu quả

Với nhiều người di chuyển bằng các phương tiện tàu, xe oto, máy bay là nỗi kinh hoàng với cảm giác ói mửa, mệt nhoài. Hành trình của bạn sẽ dễ chịu hơn nếu bạn thực hiện được những điều sau.

Ăn uống đầy đủ bữa (nhưng đừng quá no) ít nhất một giờ trước thời điểm khởi hành. Cần tránh các thức ăn quá béo, có chất cồn và các chất kích thích như trà hay cà phê.

Trong xe hơi, xe buýt hay trên tàu biển, bạn nên chọn ngồi ở khoảng giữa, để tránh các chuyển động xóc, nảy và để hạn chế bớt tầm nhìn. Nếu bạn ngồi đằng trước, hãy tập trung sự chú ý của mình vào những điểm bất động đằng xa. Trên máy bay, hãy chọn chỗ ngồi gần cánh máy bay.

Tránh đọc, viết hay vận động chân tay trong hành trình.

Tránh những tình huống khiến bạn cuồng nhiệt quá mức, hạn chế nghe nhạc quá lớn, không nên hút thuốc lá và sử dụng nước hoa có mùi nồng nặc. Bạn có thể mở các cửa sổ thường xuyên để không khí trong tàu, xe được đối lưu.

Chuẩn bị trước thức uống có đường, một ít bánh ngọt hay kẹo cao su để có thể nhâm nhi trong hành trình.

Giảm thiểu các cử động mạnh cơ thể, đặc biệt là đầu. Nếu bạn có cảm giác buồn nôn, hãy nhắm mắt lại và hít thở thật sâu.

Nếu đi bằng xe riêng, nên chọn đi trên các con đường rộng, thông thoáng hơn là những con đường nhỏ quanh co khúc khuỷu. Bạn có thể yêu cầu tài xế cho xe chạy thật êm. Và cuối cùng, đừng ngần ngại tự mình lái xe, vì thường bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều khi cầm tay lái. Bạn cũng nên cho xe dừng lại nhiều lần trong hành trình, để trẻ em có thể bước ra ngoài nghỉ ngơi đôi chút.

Bày các trò chơi trên xe để giúp các bé quên đi sự say xe (chẳng hạn kể cho các bé nghe các câu chuyện giả tưởng, hay bày các trò đố vui…)

Nếu các bé say xe, bạn có thể làm yên lòng trẻ bằng cách giải thích cho bé hiểu rằng tình trạng cơ thể mệt mỏi như vậy là không có gì nghiêm trọng. Hãy khuyến khích bé giữ tâm trạng bình thường. Bạn nên nhấn mạnh rằng, nơi cần đến sẽ không còn xa mấy. Và bày tỏ sự khen ngợi của mình mỗi lần bé vượt qua được cơn say xe. Nếu giúp trẻ giảm đi các lo âu với việc đi tàu xe, bé sẽ hạn chế được cảm giác buồn nôn.

Cách tránh say tàu, xe

Khi bạn đã bị say xe rồi thì không có cách nào có thể chữa khỏi hay giúp bạn thoát khỏi cảm giác đó. Bạn sẽ phải trải qua cảm giác khó chịu đó hàng giờ đồng hồ. Tuy vậy, bạn vẫn có thể tránh được say xe nếu bạn làm theo hướng dẫn sau

Những thứ bạn cần:

Đồ ăn khô như bánh quy, bánh mì nướng hoặc cơm

Thuốc chống say

Sự kiên nhẫn

Bước 1: Nếu bạn là người bị say xe, bạn không thay đổi được tình trạng đó. Tuy nhiên, những cách phòng tránh dưới đây sẽ giúp bạn không phải dùng đến những viên thuốc chống say. Khi uống những loại thuốc này bạn sẽ rơi và tình trạng ngủ lơ mơ trong các chuyến đi. Tốt nhất bạn chỉ nên uống thuốc chống say theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp cần thiết.

Bước 2: Hãy thử dùng các loại thảo dược để giảm tình trạng say xe. Tốt nhất bạn nên uống những viên thuốc bao phin bột gừng khoảng nửa tiếng trước khi khởi hành.

Bước 3: Không nên khởi hành chuyến đi với cái bụng trống rỗng. Hãy ăn nhẹ trước khi bạn lên đường. Bạn có thể ăn một vài cái bánh quy.

Bước 4: Tránh uống đồ uống có cồn trước và trong chuyến đi.

Bước 5: Không nên đọc sách báo trên xe bởi nó sẽ khiến bạn buồn nôn. Tốt nhất bạn hãy nhìn thẳng.

Bước 6: Chọn một vị trí ngồi ổn định nhất trên xe. Nên chọn chỗ ngồi gần với người lái xe, tốt nhất là chỗ để bạn có tầm nhìn thẳng lên phía trước. Nếu đi xe khách hoặc xe tải bạn nên ngồi ở ghế trên.

Bước 7: Luồng không khí lưu thông cũng sẽ giúp bạn đỡ say xe. Bởi vậy, bạn nên mở cửa xe hoặc quay quạt gió điều hoà về phía mình cho không khí thoáng hơn.

Bước 8: Nên sử dụng lỗ thông hơi ở trên các phương tiện đi lại để tránh say xe.

Bước 9: Nếu bạn cảm thấy có triệu chứng say xe hay choáng váng hãy nhắm mắt lại, hít thở sâu và "hòa mình" với chuyển động của xe.

Nếu mọi biện pháp trên không cải thiện được tình hình, hãy nhờ sự giúp đỡ của người ở gần chỗ ngồi của mình nhất.

Le tuananh
Le tuananh
Trả lời 8 năm trước

Cửa ra vào hoặc là đầu xe nhé bác.