Văn hoá mặc cả, từ câu chuyện '35 laptop khuyến mại 100%'?

Về 35 laptop khuyến mại 100%, Công ty cổ phần Thế giới di động vẫn khẳng định là lỗi kĩ thuật và quyết định giảm giá 50% một laptop dưới 10 triệu đồng cho chị Q. [b]"Cò kè" quà cảm ơn, "mặc cả" đòi quyền lợi[/b] Đăng kí mua thành công 35 laptop trên trang web Thegioididong.com vào đêm 28/11/2009 với giá trị đơn hàng là 0 đồng, nhưng ngay sau đó, chị Q. nhận được lời giải thích việc giảm giá 100% là do lỗi kĩ thuật và nhận được lời xin lỗi cũng như đề nghị tặng một coupon mua hàng trị giá 300.000 đồng. Không có một chương trình khuyến mại hoặc giảm giá 100% trên giá bán tại thegioididong.com trong thời điểm hiện tại. Ảnh minh họa: V Hội Không chấp nhận điều này, chị Q. đã cất công đi từ Vĩnh Long xuống TP.HCM để gặp đại diện của Công ty cổ phần Thế giới di động. Trong buổi gặp mặt, đại diện công ty tiếp tục khẳng định sự cố về giá trên là do lỗi kĩ thuật của trang web thegioididong.com và cho biết sẽ tặng chị 1 triệu đồng tính vào giá laptop nếu chị mua máy. Trong buổi làm việc trực tiếp, chị Q. đã "xuống thang", yêu cầu Công ty Cổ phần Thế giới di động giao 8 máy laptop (thay vì 35 máy laptop đã đăng ký mua thành công). Chị cũng lưu ý công ty nếu yêu cầu của chị không được giải quyết thỏa đáng thì chị sẽ gửi đơn kiện đến các cơ quan chức năng. Trong công văn gửi VietNamNet ngày 4/11/2009, Công ty cổ phần Thế giới di động khẳng định: “Tại thời điểm này, Thegioididong.com không có bất kỳ chương trình khuyến mại hoặc giảm giá 100% trên giá bán cho khách hàng”. Bởi vậy, việc khách hàng yêu cầu thực hiện đơn bán hàng 35 laptop với giá trị đơn hàng 0 đồng là “yêu cầu không phù hợp và không thể thực hiện được”. Vì điều này sẽ “yêu cầu chúng tôi phải thực hiện một chương trình không có thật và chưa được đăng kí với các cơ quan chức năng”. Để cảm ơn chị Q. đã quan tâm, đăng kí mua hàng và phản hồi thông tin, Công ty Cổ phần Thế giới di động quyết định giảm giá 50% giá bán của 1 sản phẩm laptop bất kì dưới 10 triệu đồng cho chị Q. [b]"Tại anh, tại ả, tại cả đôi bên"[/b] Sự cố lỗi mạng dẫn đến người dùng hiểu nhầm như trường hợp của Thegioididong.com đêm 28/11/2009 không phải là hi hữu. Mới đây, ông Đích (0915224xxx) cũng mừng hụt khi lỗi về mặt thông tin trên website của Vinaphone khiến ông cho rằng mình đã trúng thưởng 7 chiếc Piaggio. Rõ ràng trong trường hợp này, một công ty lớn muốn phát triển phương thức bán hàng online như Thế giới di động lại để xảy ra sự cố như vậy quả là một sự bất cẩn đáng trách. Thegioididong lên tiếng nhận lỗi, khắc phục hệ thống và cam đoan không có trường hợp tương tự xảy ra. Việc tăng dần giá trị quà tặng cho chị Q. từ một coupon bán hàng trị giá 300.000 đồng đến hỗ trợ 50% giá bán một laptop dưới 10 triệu đồng… là nỗ lực "ghi điểm" với khách hàng sau sự cố. Nhưng xem ra, trong trường hợp này, Thegioididong.com đã không thương thuyết thành công khi khách hàng khăng khăng đòi được giao hàng. Khách hàng cũng cả tin khi tham gia vào một giao dịch không tưởng khi giá trị các đơn hàng là 0 đồng qua một hệ thống tự động, không kiểm tra lại thông tin từ phía bán hàng. Đến khi nhận được giải thích do lỗi kĩ thuật vẫn không tin và nhượng bộ. Và vẫn yêu cầu đơn vị bán hàng thực hiện giao dịch “cho không biếu không”. Việc "cò kè bớt một thêm hai, nâng lên, hạ xuống yêu cầu của cả doanh nghiệp bán hàng lẫn người mua hàng đều nhằm mục đích giống nhau: sao cho lợi nhất cho mình. Doanh nghiệp thì muốn giảm thiểu thiệt hại sau một sự cố làm ảnh hưởng đến uy tín bấy lâu. Còn người tiêu dùng thì lại muốn nhận bằng được của từ trên trời rơi xuống. Sự việc có thể được đẩy đến mức cao nhất là kiện ra tòa dân sự. Tuy nhiên, nếu theo kiện, ưu thế dường như không hoàn toàn nghiêng về phía khách hàng. Điều 131 Bộ luật Dân sự và Điều 15 Nghị định 57/2006/NĐ-CP về Thương mại điện tử đều có quy định cụ thể về giao dịch vô hiệu do nhầm lẫn. Khi mà hệ thống thương mại điện tử Việt Nam còn rất non trẻ thìịư kiện "35 laptop khuyến mại 100%" là một bài học quý cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và nhà quản lý. [right]Nguồn: vietnamnet[/right]
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
[i]“Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này” (trích Điều 131 BLDS 2005).[/i]