Cần quan tâm: Các phương pháp phòng tránh virus ebola?

Chúng ta vẫn biết rằng "Phòng bệnh hơn chữa bệnh". Trong thời điểm virus Ebola với khả năng gây tử vong cho người mắc phải lên tới 90 % và hiện vẫn chưa tìm ra vaccine điều trị hiệu quả thì các kiến thức phòng tránh loại virus siêu nguy hiểm này là thứ mà bạn nên cập nhật và chia sẻ với người thân.

 

Sốt xuất huyết Ebola là một căn bệnh nguy hiểm với khả năng gây tử vong cao cho con người. Nguồn gốc chính xác của virus gây bệnh đến nay vẫn chưa được điều tra chính xác nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý với giả thiết nó xuất phát từ động vật. Cái tên Ebola được đặt theo con sông ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Congo, nơi mà ca nhiễm virus này được phát hiện lần đầu tiên. Từ năm 1976 cho đến nay, nhiều quốc gia ở khu vực Tây Phi là Gabon, Sudan, Guinea, Liberia, Sierra Leone, Bờ Biển Ngà và Uganda đã chính thức được liệt vào danh sách bị virus Ebola ảnh hưởng.
Khả năng virus theo chân những người bị phơi nhiễm như du khách, nhân viên công vụ, cán bộ y tế … để di chuyển tới các khu vực khác nhau trên thế giới, bao gồm cả châu Á là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra. Cũng tương tự như trường hợp của virus HIV, tác nhân gây nên đại dịch thế kỉ AIDS với xuất xứ cũng từ "Lục địa đen".
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh khả năng bị lây nhiễm loài virus nguy hiểm này theo 3 phương pháp đã được WHO khuyến cáo sau đây:


PHƯƠNG PHÁP 1: HIỂU RÕ NGUỒN GỐC GÂY BỆNH ĐỂ PHÒNG TRÁNH

Virus Ebola có nhiều điểm tương đồng với HIV như nó không thể truyền nhiễm qua tiếp xúc hay giao tiếp thông thường mà chủ yếu là qua đường máu hay các chất, dịch tiết ra từ cơ thể bệnh nhân như máu, nước bọt, phân… Nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật đã được người bệnh sử dụng như ra giường, kim tiêm , khăn tắm, đặc biệt khi có vết thương hở ngoài da hay trên niêm mạc thì khă năng lây nhiễm cũng tăng cao theo.

Nếu chẳng may virus Ebola xâm nhập vào cơ thể bạn thì cũng rất khó nhận biệt vì nó sẽ không thể hiện bằng một triệu chứng cụ thể và đặc trưng nào. Phải mất một thời gian ủ bệnh đủ lâu thì bệnh mới phát tác nhưng đến lúc đó thì đã rất muộn cho việc điều trị cũng như bạn có thể đã vô tình lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình và cộng đồng. Ở các trung tâm chăm sóc sức khỏe hay cả các bệnh viện ở châu Phi, việc tái sử dụng các kim tiên đã dùng cũng như thiếu các biện pháp khử trùng dụng cụ y tế, sự nghèo nàn của trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh đã thúc đẩy việc gia tăng các ca nhiễm mới virus Ebola

 


Bạn nên tránh di chuyển tới các khu vực hiện đang trong tình trạng báo động đỏ về số lượng người nhiễm virus Ebola. Hiện tại, các vùng cần tuyệt đối tránh là những quốc gia thuộc Tây và Trung Phi. Nếu thật sự có công việc cần thiết tới đó, bạn nên tham khảo các khuyến cáo và chỉ dẫn được cập nhật liên tục tại đây.

 

Trong trường hợp bạn đã có mặt tại khu vực này thì nên tránh tới những nơi đông người và hạn chế tiếp xúc với bất cứ ai có biểu hiện cảm sốt.


Nếu phải tiếp xúc với người đã được xác nhận là nhiễm virus Ebola thì tuyệt đối không đụng chạm cơ thể họ và những vật dụng họ đã sử dụng bằng tay không, đặc biệt là dịch tiết từ cơ thể họ. Nên đeo khẩu trang và găng tay y tế, thường xuyên sử dụng chất có khả năng diệt khuẩn để vệ sinh cơ thể 



Nên hạn chế mua, giết và tiêu thụ thịt các loại động vật hoang dã, không rõ nguồn gốc ở những khu vực trên vì virus Ebola có nguồn gốc từ động vật. Chính từ quá trình những người châu Phi bản địa ăn thịt chúng mà loại virus này có cơ hội xâm nhập cơ thể người.

PHƯƠNG PHÁP 2: BẢO VỆ BẢN THÂN

 


Bạn cần nắm được rõ các triệu chứng phổ biến khi một người bị nhiễm virus Ebola để đối chiếu với triệu chứng của bản thân (nếu có). Mặc dù chúng thường không có khác biệt rõ rệt so với cảm sốt thông thường nhưng nắm chắc được những biểu hiện dưới đây sẽ giúp bạn nâng cao tinh thần cảnh giác và có kế hoạch nhờ đến sự trợ giúp y tế kịp thời khi có đủ cơ sở để bạn nghi ngờ mình đã bị nhiễm virus Ebola. Thông thường, các triệu chứng này chỉ thể hiện ra bên ngoài sau một thời gian ủ bệnh từ 48 tiếng đồng hồ cho đến 3 tuần lễ sau khi bệnh nhân bị phơi nhiễm. Tuy nhiên, thường chỉ trong vòng một tuần, bệnh nhân đã thể hiện hết những triệu chứng sau đây:

- Sốt;
- Đau đầu;
- Đau cơ bắp và khớp;
- Cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng;
- Tiêu chảy;
- Buồn nôn;
- Đau dạ dày;
- Mất cảm giác thèm ăn.

Ngoài ra, có thể đi kèm những triệu chứng ít phổ biến hơn như:

- Nổi mề đay trên da;
- Đau mắt đỏ;
- Nấc cụt;
- Ho liên tục;
- Đau họng;
- Tức ngực;
- Khó thở và khó nuốt;
- Xuất huyết trong và ngoài cơ thể.

Bạn cần đeo khẩu trang y tế nếu phải tiếp xúc với những người nhiễm bệnh. Mặc dù khuyến cáo đưa ra là mọi người cần tránh tuyệt đối xuất hiện ở khu vực có dịch nhưng nếu bạn là nhân viên y tế hay tình nguyện viên chăm sóc bệnh nhân thì phải hết sức cẩn thận khi thực hiện công việc và luôn luôn đeo khẩu trang y tế, găng tay, kính bảo hộ…

Ngoài ra, không bao giờ được tái sử dụng kim tiêm đã dùng cho bệnh nhân nhiễm virus Ebola. Những vật dụng như ra trải giường, khăn cá nhân của bệnh nhân phải được tiêu hủy sau khi sử dụng.


Bạn nhớ là luôn thường xuyên khử trùng các thiết bị y tế sau khi thăm khám bệnh nhân. Đặc biệt là những vật đã tiếp xúc với dịch cơ thể của họ cần được ưu tiên khử trùng hoặc tiêu hủy ngay lập tức. Các chất diệt khuẩn cần được sử dụng triệt để xung quanh phòng bệnh để ngăn ngừa sự lây lan của virus.

 


Thực hiện việc cách ly bệnh nhân một cách triệt để.

 


Bạn cần thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn. Khi rửa, nhớ làm sạch kỹ càng đến phần khuỷu tay và các kẽ ngón tay trước khi tháo bỏ bộ đồ y tế và các thiết bị bảo hộ

PHƯƠNG PHÁP 3: NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI BẠN ĐÃ BỊ NHIỄM VIRUS EBOLA

 


 

Bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám ngay lập tức. 

Chưa có vaccine điều trị Ebola nên hầu hết các phương pháp điều trị hiện nay vẫn là cố gắng chữa trị từng triệu chứng bệnh một cách đơn lẻ. Trong đó, triệu chứng nguy hiểm nhất chính là tiêu chảy vì nó sẽ khiến cơ thể bạn mất nước nhanh chóng. Do đó, bạn cần bổ sung nhiều nước và các chất điện giải cho cơ thể, tốt nhất là sử dụng đồ uống thể thao.



Bạn cần kiểm soát được huyết áp của cơ thể và cố gắng duy trì ở mức ổn định. Nếu chỉ số xuống càng thấp thì đồng nghĩa với mức độ bệnh của bạn càng nghiêm trọng .

 


Đảm bảo bạn được ở trong môi trường nhiều oxy vì khó thở và tức ngực cũng là 2 triệu chứng phổ biến do Ebola gây ra. Nếu cảm thấy không thể thở được, hãy báo với bác sĩ để được hỗ trợ máy thở ngay lập tức.

 


Luôn thẳng thắn nói ra những triệu chứng mới của cơ thể với nhân viên y tế để có được một phác đồ điều trị đúng đắn. Tất cả các bệnh viêm nhiễm đều cần sự điều trị nhanh chóng, cập nhật để chọn ra được loại kháng sinh thích hợp. 



Cố gắng nghỉ ngơi vì đó là điều duy nhất bạn có thể làm để giúp cơ thể tập trung sức mạnh chống lại kẻ "xâm nhập". Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân nhiễm virus Ebola cao nhưng nếu bạn vốn có một sức khỏe tốt cùng với hệ miễn dịch đủ mạnh thì có thể đặt nhiều hy vọng vào sự hồi phục nhanh chóng

Chưa có câu trả lời nào