So sánh thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ? Thương mại dịch vụ và thương mại quyền sở hữu trí tuệ?

Mình đang ôn thi cuối kì môn Kinh tế Thương mại đại cương. Có câu hỏi này mong các anh chị, các bạn giải quyết giúp. Xin cảm ơn.

Phạm Quang Lộc
Phạm Quang Lộc
Trả lời 10 năm trước

ai giúp em với

Nguyễn Tiến Hợi
Nguyễn Tiến Hợi
Trả lời 10 năm trước

Sự giống nhau thì khá rõ. Nói đến thương mại tức là có sự mua bán, trao đổi giữa hai chủ thể đối với một đối tượng nào đó. Sự khác nhau giữa hai hình thức thương mại này nằm ở đối tượng mua bán, cụ thể một đằng là hàng hoá, một đằng là dịch vụ.
Nói theo nghĩa rộng, dịch vụ cũng là một loại hàng hoá. Vì thế, khái niệm "hàng hoá" ở đây có một nghĩa hẹp hơn, đó chỉ là những hàng hoá vật chất, ví như sắt thép, gạo, phân bón, hàng điện tử, quần áo, máy móc, v.v... Đó cũng là những hàng hoá truyền thống trong quan hệ buôn bán giữa các nước từ trước đến nay.
Còn dịch vụ, đối tượng của thương mại dịch vụ, là những loại hàng hoá vô hình. Không ai có thể nhìn thấy những lời nói được truyền qua đường dây điện thoại như thế nào, nhưng kết quả cuối cùng là hai người ở xa hàng ngàn cây số vẫn nói chuyện được với nhau, và người ta sẵn sàng trả tiền cho việc này. Như vậy là một dịch vụ đã được mua bán.

hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Dịch vụ, trong kinh tế học, được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa-dịch vu.Dịch vụ có các đặc tính sau:
Tính đồng thời (Simultaneity): sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời;
Tính không thể tách rời (Inseparability): sản xuất và tiêu dùng dịch vụ không thể tách rời. Thiếu mặt này thì sẽ không có mặt kia;
Tính chất không đồng nhất (Variability):không có chất lượng đồng nhất;
Vô hình (Intangibility):không có hình hài rõ rệt. Không thể thấy trước khi tiêu dùng;
Không lưu trữ được (Perishability): không lập kho để lưu trữ như hàng hóa được.
Dùng 7P's để Marketing cho sản phẩm dịch vụ.
Product: sản phẩm dịch vụ mang đến cho khách hàng là gì?
Price: giá cả như thế nào?
Place: hệ thống phân phối, điểm bán sản phẩm dịch vụ như thế nào?
Promotion: sử dụng các công cụ tiếp thị như thế nào?
People: con người trong quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ như thế nào?
Physical evidence: những dẫn chứng xác thực là gì?
Process: quy trình như thế nào?
Toàn thể những người cung cấp (sản xuất) dịch vụ hợp thành khu vực thứ ba của nền kinh tế. Có nhiều ngành dịch vụ:
Cung cấp điện, nước
Xây dựng (không kể sản xuất vật liệu xây dựng)
Thương mại
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, môi giới chứng khoán, ...
Y tế, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em
Giáo dục, thư viện, bảo tàng
Du lịch, khách sạn, cho thuê nhà
Thông tin, bưu chính, internet
Giao thông, vận tải
Cung cấp năng lượng (không kể khai thác và sản xuất)
Giải trí, thể thao, đánh bạc, dịch vụ tình dục
Ăn uống
Các dịch vụ chuyên môn (tư vấn, pháp lý, thẩm mỹ, v.v...)
Quân sự
Cảnh sát
Các công việc quản lý nhà nước


Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ... cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó.
Thị trường là cơ chế để thương mại hoạt động được. Dạng nguyên thủy của thương mại là hàng đổi hàng (barter), trong đó người ta trao đổi trực tiếp hàng hóa hay dịch vụ mà không cần thông qua các phương tiện thanh toán. Ví dụ, một người A đổi một con bò lấy 5 tấn thóc của người B chẳng hạn. Hình thức này còn tồn tại đến ngày nay do nhiều nguyên nhân (chẳng hạn do bên bán không tin tưởng vào tỷ giá hối đoái của đồng tiền sử dụng để thanh toán). Trong hình thức này không có sự phân biệt rõ ràng giữa người bán và người mua, do người bán mặt hàng A lại là người mua mặt hàng B đồng thời điểm.
Việc phát minh ra tiền (và sau này là tín dụng, tiền giấy và tiền ảo (tức không phải tiền tồn tại dưới hình thức được in hay được đúc ra) như là phương tiện trao đổi đã đơn giản hóa đáng kể hoạt động thương mại và thúc đẩy hoạt động này, nhưng bên cạnh đó nó cũng phát sinh ra nhiều vấn đề mà hoạt động thương mại thông qua hình thức hàng đổi hàng không có. Vấn đề này được xem xét cụ thể hơn trong bài Tiền. Hoạt động thương mại hiện đại nói chung thông qua cơ chế thỏa thuận trên cơ sở của phương tiện thanh toán, chẳng hạn như tiền. Kết quả của nó là việc mua và việc bán tách rời nhau.
Thương mại tồn tại vì nhiều lý do. Nguyên nhân cơ bản của nó là sự chuyên môn hóa và phân chia lao động, trong đó các nhóm người nhất định nào đó chỉ tập trung vào việc sản xuất để cung ứng các hàng hóa hay dịch vụ thuộc về một lĩnh vực nào đó để đổi lại hàng hóa hay dịch vụ của các nhóm người khác. Thương mại cũng tồn tại giữa các khu vực là do sự khác biệt giữa các khu vực này đem lại lợi thế so sánh hay lợi thế tuyệt đối trong quá trình sản xuất ra các hàng hóa hay dịch vụ có tính thương mại hoặc do sự khác biệt trong các kích thước của khu vực (dân số chẳng hạn) cho phép thu được lợi thế trong sản xuất hàng loạt. Vì thế, thương mại theo các giá cả thị trường đem lại lợi ích cho cả hai khu vực.

Phạm Quang Lộc
Phạm Quang Lộc
Trả lời 10 năm trước

các anh chị viết dài quá mà ko vào trọng tâm so sánh. Dù sao em cũng cảm ơn ạ. Thế còn TMDV với TMQSHTT thì sao ạ?

Phan Kim Liên
Phan Kim Liên
Trả lời 4 năm trước

Sự giống nhau thì khá rõ. Nói đến thương mại tức là có sự mua bán, trao đổi giữa hai chủ thể đối với một đối tượng nào đó. Sự khác nhau giữa hai hình thức thương mại này nằm ở đối tượng mua bán, cụ thể một đằng là hàng hoá, một đằng là dịch vụ.
Nói theo nghĩa rộng, dịch vụ cũng là một loại hàng hoá. Vì thế, khái niệm "hàng hoá" ở đây có một nghĩa hẹp hơn, đó chỉ là những hàng hoá vật chất, ví như sắt thép, gạo, phân bón, hàng điện tử, quần áo, máy móc, v.v... Đó cũng là những hàng hoá truyền thống trong quan hệ buôn bán giữa các nước từ trước đến nay.
Còn dịch vụ, đối tượng của thương mại dịch vụ, là những loại hàng hoá vô hình. Không ai có thể nhìn thấy những lời nói được truyền qua đường dây điện thoại như thế nào, nhưng kết quả cuối cùng là hai người ở xa hàng ngàn cây số vẫn nói chuyện được với nhau, và người ta sẵn sàng trả tiền cho việc này. Như vậy là một dịch vụ đã được mua bán.