Nguồn tài chính có đặc điểm gì

Em là sv năm 1 của trường cao đẳng thương mại hà đông 

em học môn tài chính tiền tệ mà chưa hiểu về đặc điểm của nguồn tài chính 

mà lên mạng thì không tìm thấy !

anh chị nào biết giúp em với ? thanks!

thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Chào bạn

Bạn tham khaỏ qua bài này nha

Các đặc trưng cơ bản của tài chính:- Tài chính là những quan hệ kinh tế trong phân phối, tài chính phản ánh quan hệ về lợi ích kinh tế giữa người với người trong quá trình phân phối của cải quốc dân do họ sáng tạo ra.- Tài chính là môn khoa học về sự lựa chọn trong đầu tư, sự lựa chọn giữa nhu cầu của thị trường, của xã hội, của con người và khả năng cho phép để quyết định sản xuất cái gì, bằng cách nào và bán cho ai. Sao cho đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.- Tài chính luôn gắn liền với Nhà nước, là công cụ quan trọng được Nhà nước sử dụng để quản lý vĩ mô và vi mô nền kinh tế, thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước.- Tài chính là những quan hệ kinh tế, quan hệ tiền tệ, nhưng tài chính thể hiện sự thống nhất tương đối giữa hiện vật và giá trị.

1. Chức năng huy động
Đây là chức năng tạo lập các nguồn tài chính, thể hiện khả năng tổ chức khai thác các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
Việc huy động vốn phải tuân thủ cơ chế thị trường, quan hệ cung cầu và giá cả của vốn.
2. Chức năng phân phối
Chức năng phân phối của tài chính là một khả năng khách quan của phạm trù tài chính. Con người nhận thức và vận dụng khả năng khách quan đó để tổ chức việc phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Khi đó, tài chính được sử dụng với tư cách một công cụ phân phối.
- Khái niệm
Chức năng phân phối của tài chính là chức năng mà nhờ đó, các nguồn tài lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ khác nhau, để sử dụng cho những mục đích khác nhau, đảm bảo những nhu cầu, những lợi ích khác nhau của đời sống xã hội.
Phân phối qua tài chính là sự phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị. Thông qua chức năng này, các quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung được hình thành và sử dụng theo những mục đích nhất định.
Phân phối thông qua tài chính gồm: phân phối lần đầu (là việc phân phối tại các khâu cơ sở, đó là các khâu tham gia trực tiếp vào các hoạt hoạt động sản xuất) và phân phối lại (là phân phối cho các khâu không tham gia trực tiếp trong quá trình sản xuất mà chỉ nhằm đảm bảo hoạt động bình thường của xã hội).
Tuy nhiên, thực tế phân phối được chia thành 3 nhóm:
+ Phân phối có hoàn lại có thời hạn. Ví dụ: Tín dụng
+ Phân phối không hoàn lại. Ví dụ: Ngân sách nhà nước
+ Phân phối hoàn lại có điều kiện. Ví dụ: Bảo hiểm
- Đối tượng phân phối
Đối tượng phân phối là của cải xã hội dưới hình thức giá trị, là tổng thể các nguồn tài chính có trong xã hội.
Xét về mặt nội dung, nguồn tài chính bao gồm các bộ phận:
+ Bộ phận của cải xã hội mới được tạo ra trong kỳ - Tổng sản phẩm trong nước GDP;
+ Bộ phận của cải xã hội còn lại từ kỳ trước - Phần tích lũy quá khứ của xã hội và dân cư;
+ Bộ phận của cải được chuyển từ nước ngoài vào và bộ phận của cải từ trong nước chuyển ra nước ngoài;
+ Bộ phận tài sản, tài nguyên quốc gia có thể cho thuê, nhượng bán có thời hạn.
Xét về mặt hình thức tồn tại, nguồn tài chính tồn tại dưới dạng:
+ Nguồn tài chính hữu hình;
+ Nguồn tài chính vô hình.
- Chủ thể phân phối
Chủ thể phân phối: nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, hộ gia đình, cá nhân.
- Kết quả phân phối
Kết quả phân phối của tài chính là sự hình thành hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định cho các mục đích khác nhau của các chủ thể trong xã hội.
- Đặc điểm của phân phối
Là sự phân phối chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị, nó không kèm theo sự thay đổi hình thái giá trị;
Là sự phân phối luôn luôn gắn liền với sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định;
Là quá trình phân phối diễn ra một cách thường xuyên, liên tục bao gồm cả phân phối lần đầu và phân phối lại.
- Quá trình phân phối
Phân phối lần đầu sản phẩm xã hội là quá trình phân phối chỉ diễn ra ở lĩnh vực sản xuất cho những chủ thể tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất hay thực hiện các dịch vụ. Chủ thể phân phối: doanh nghiệp, người lao động, nhà nước, ngân hàng,... Kết quả phân phối: Hình thành nên các phần thu nhập của các chủ thể phân phối.
Phân phối lại là quá trình tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản đã hình thành qua phân phối lần đầu ra phạm vi toàn xã hội để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau, thỏa mãn nhiều lợi ích khác nhau trong xã hội.
3 Chức năng giám sát
- Đây là chức năng kiểm tra sự vận động của các nguồn tài chính trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
- Thông qua chức năng này để kiểm tra và điều chỉnh các quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của mỗi thời kỳ, kiểm tra các chế độ tài chính của Nhà nước...

Hưng Phú
Hưng Phú
Trả lời 11 năm trước

thanks ! bạn nhiều nha