Nếu trượt đại học thì nên làm gì?

Nếu trượt đại học thì nên làm gì?

Raovatnet.com

djghjdgh
djghjdgh
Trả lời 12 năm trước

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng số thí sinh dự thi đại học cả 2 đợt thi năm nay là 1.237.870; tỉ lệ chọi vào các trường thường là 1/6, 1/7 hoặc 1/11, 1/12, có khi là 1/18, thậm chí 1/60 hoặc cao hơn! Như vậy, tỉ lệ đỗ chắc chắn sẽ không cao và rất đông thí sinh sẽ trượt đại học.

Tuy chưa có những thống kê, so sánh một cách khoa học và đáng tin cậy nhưng đã có người đưa ra nhận xét: Việt Nam là nước có tỷ lệ thi trượt đại học cao nhất thế giới!

Nếu trượt đại học thì sao? Những ai đã từng bị trượt đại học mới có thể thông cảm và chia sẻ những gì mà các bạn trẻ đang phải trải qua trong hoàn cảnh tương tự. Hầu hết (nếu không muốn nói là tất cả) những ai trong tình huống đó đều thường có tâm trạng buồn nản và thất vọng. Có bạn trẻ do quá bi quan dẫn đến những hành động tiêu cực hết sức đáng tiếc.

Chắc chắn không dễ gì có thể vượt qua một cách bình thản trong thời điểm này, nhưng cần phải vững vàng để có những quyết định đúng đắn. Vì thực sự cuôc đời còn rất dài, sẽ còn nhiều thử thách và khó khăn hơn nữa nhưng cũng còn biết bao cơ hội để nếu chúng ta quyết tâm vẫn có thể tìm ra đường đi phù hợp, dẫn ta tới những thành công trong cuộc sống.

Thi trượt thì ai cũng buồn và có nhiều nỗi buồn khác nhau. Buồn vì đã không thể vượt qua được kỳ thi mà nhiều người coi kết quả của nó chính là “bước ngoặt cuộc đời”. Buồn vì bao ước mơ, hy vọng tiến xa trên con đường học vấn và điều đó đồng nghĩa với một tương lai đầy hứa hẹn nay đã không thể thực hiện. Người nào sức học non, quá trình học tập không đạt kết quả tốt nhưng vì nhiều lí do vẫn cứ đi thi, thì khi trượt chắc không buồn nhiều lắm. Những ai học được, mất nhiều công sức ôn luyện, nay kết quả không như mong muốn thì lại thường thất vọng quá, để mất đi một điều hết sức quan trọng đó là sự tự tin.

Trong khi đó, đại học không phải là con đường duy nhất để vào đời và lập nghiệp và học đại học không phải điều kiện cần và cũng chưa phải điều kiện đủ để thành đạt.

Nếu cho rằng việc học qua đại học là điều kiện cần thiết và bắt buộc để thành đạt trong cuộc đời thì không đúng. Vì nếu là điều kiện cần thì dứt khoát cứ phải qua đại học thì mới thành đạt. Có rất nhiều người thật việc thật đã cho thấy những trường hợp tuy không học qua đại học nhưng vẫn có thể thành công rực rỡ trong sự nghiệp. Điển hình là Bill Gate – một trong những người giàu nhất thế giới và điều quan trọng hơn là ông đã có những đóng góp to lớn cho xã hội bằng việc cống hiến tài năng và trí tuệ của mình trong ngành công nghệ phần mềm.

Vậy học đại học có phải là điều kiện đủ để thành đạt trong cuộc đời hay không? E rằng có thể chỉ ra rất nhiều ví dụ về những người đã qua đại học, thậm chí có bằng thạc sĩ, tiến sĩ... nhưng dường như họ mới chỉ có tấm bằng trên giấy mà sự thành đạt và cống hiến cho xã hội của họ chưa có nhiều. Hẳn có kỹ sư cơ khí chắc đã rất buồn khi thấy một nông dân bình thường vùng đồng bằng sông Cứu Long đã tự sáng chế ra các máy móc rất tốt để phục vụ bà con nông dân.

Việc học đại học sẽ là cơ hội tốt nhất và con đường ngắn nhất để tiếp thu một cách có hệ thống những kiến thức, kỹ năng cơ bản của một chuyên ngành. Nhưng như vậy chưa đủ để thành công trong cuộc sống vô cùng phức tạp, nơi đòi hỏi phải có thêm biết bao hiểu biết về con người và xã hội, nơi phải có đầy đủ kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm thực tế, đặc biệt là những kỹ năng xã hội như kỹ năng giao tiếp hoặc kỹ năng làm việc theo nhóm… Như vậy, những gì học được ở đại học cũng chưa đủ để thành đạt ngay trên trường đời mà sẽ còn phải học, học nữa, học mãi!

Ngoài trường đại học còn có nhiều con đường khác có thể giúp bạn có được kiến thức kỹ năng, và những kinh nghiệm thực tế của cuộc sống để có một nghề nghiệp vững vàng, một chỗ đứng trong xã hội. Cũng đã từng có rất nhiều người sau khi trượt đại học đã chọn một trường cao đẳng, và có cả những người đi học nghề để tham gia ngay vào hoạt động lao động sản xuất của xã hội. Trong số đó, nhiều người đã thành đạt và một số người đã tiếp tục bổ sung kiến thức để quay lại thi vào đại học.

Tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề là mỗi cá nhân cần tự nhận thức rõ về năng lực của mình. Nếu thấy mình từng có những kết quả tốt trong học tập, có đủ năng lực và kiến thức để vào đại học và học được ở đại học, hãy tiếp tục ôn luyện để thi lại. Ở đây rất nên học tập những tấm gương của các vận động viên thể thao: Lần này hỏng? Hãy làm lại. World Cup này chưa tới đích? Hẹn 4 năm sau! Nhưng nếu thực sự không đủ khả năng học tập thì việc theo học đại học suốt mấy năm có khi lại là một sức ép nặng nề và dai dẳng hơn những gì phải đối mặt khi thi trượt. Chưa kể gánh nặng kinh tế mà gia đình phải chịu đựng trong khi kết quả học tập yếu kém chẳng hứa hẹn gì sự đền đáp xứng đáng với tiền của và công lao của gia đình đã dành cho mình. Hơn nữa, bạn mới chỉ dự thi 3 môn học, có thể kiến thức kỹ năng của 3 môn đó bạn chưa đạt yêu cầu, nhưng bạn còn có những năng lực nổi trội khác và bạn thực sự giỏi ở những lĩnh vực khác. Và vì thế, bạn sẽ có một cuộc đời hạnh phúc hơn khi lựa chọn con đường phù hợp với mình hơn. Bao năm qua, đã từng có rất nhiều người trượt đại học (vì tỉ lệ đỗ đại học luôn rất thấp), nhưng trong số họ cũng đã có rất nhiều người đã vượt qua “cú sốc” đó để thành công trong sự nghiêp và cuộc đời.

Nếu để từng cá nhân đang đối mặt với “khủng hoảng” phải sống trong cô đơn và có khi rơi vào bế tắc thì rất dễ xảy ra những bi kịch không đáng có. Xã hội, gia đình và bạn bè trong lúc này giữ vai trò hết sức quan trọng. Hãy làm mọi cách có thể để giúp các bạn trẻ bình tĩnh, giữ lại thăng bằng và cố gắng vượt qua khó khăn này.

Muốn giải quyết tận gốc việc quá nhiều bạn trẻ phải chịu đựng những nỗi buồn như vậy cần phải có những giải pháp mang tính vĩ mô và hệ thống. Chẳng hạn cần phải làm tốt hơn việc tư vấn nghề nghiệp cho học sinh những năm cuối bậc học phổ thông, giúp các em lựa chọn đúng hướng đi phù hợp với năng lực của bản thân. Hoặc cần có sự “phân luồng” sớm để tránh tình trạng tất cả học sinh cứ tốt nghiệp lớp 12 là chỉ có mỗi con đường thi vào đại học.

Có lẽ đã đến lúc nên có những biện pháp để dừng lại cảnh “nhà nhà, người người đi thi đại học” và cũng cần có dư luận xã hội lên tiếng với những ai đó còn có quan niệm: càng nhiều người đi thi càng tốt (!). Có thể họ nghĩ vậy vì họ được lợi trong đó mà không biết xã hội đã lãng phí biết bao tiền của và biết bao học sinh đã phải hứng chịu những nỗi buồn không đáng có.
sưu tầm.

Tran Van Trung
Tran Van Trung
Trả lời 12 năm trước

Sẽ không ít bạn trượt đại học rồi không biết làm gì?cứ ở trong nhà , gọi ra ăn cơm hoặc làm cái gì đó còn chậm trễ ..ủ rũ....Khiến mọi người trong gia đình, ai quý mình thì thông và thương cảm, còn ai không quý mình thì nhìn với con mắt khác lạ...
Thời những năm 90 trở về trước chỉ cần đỗ Trung cấp là niềm vui tột độ rồi, Thời nay thì khác ..sẽ có nhiều Trường mời đi học ( miễn là có điều kiện và nghị lực học tập ).

Đối với bạn nào thi không đỗ mà muốn được đi học thì phải chấp nhận điều kiện sau đây:

1- Đăng ký học Trường Quốc tế - Du học tại chỗ (nhưng với điều kiện là gia đình có tài chính và cũng phải yêu thích môn tiếng anh) xem tại đây có nhiều chương trình học : www.khuyenhoc.net

2- Đăng ký học Trường THCN rồi 2 năm trời phấn đấu bằng Khá và sau đó thi liên thông đại học chính quy ( Bây giờ khá nhiều trường thi liên thông ) Hãy tìm trên mạng cũng khá nhiều.

3- Đăng ký học Trung cấp nghề hoặc CĐ Nghề ( như trường Ispace- www.ispace.edu.vn ) sau đó sau đó thi liên thông đại học chính quy ( Bây giờ khá nhiều trường cho trường nghề thi liên thông )

4- Đăng ký đi học học tại Các trung tâm du học. (miễn là nhà bạn có điều kiện tài chính khá vững). Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Thụy sĩ, Hà Lan, Úc, Singapore...đó là những điểm đến của khá nhiều sv việt nam lựa chọn.

5- Đối với các bạn nhà không có điều kiện mà muốn đời binh nghiệp thì hãy tìm đi nghĩa vụ quân sự đã (đi lính ) ...sau 1 hoặc 2 năm phấn đấu trong quân đội, bạn hãy xin đi ôn thi 3 tháng để thi vào các Trường sĩ quan. Tất cả đều được bao cấp. Nếu thi đỗ thì đi học 4 năm rồi trong ngành tự phân công hoặc về đơn vị cũ công tác. Nếu không thi đỗ thì bạn xin bộ đội chuyên nghiệp , đến cấp Đại Úy thì xin nghỉ hưu.

Ý kiến của tôi như vậy, mong các bạn đóng góp ý kiến thêm để nhiều sự lựa chọn cho những người có chí mà (học tài thi phận).

Do Hoang Ha
Do Hoang Ha
Trả lời 12 năm trước

Cách suy nghĩ đó không phải ai cũng muốn đi theo. Theo tôi thì trượt đại học không phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng cả. Còn đỗ đại học cũng không phải là điều quá đáng mừng. 3 năm trc tôi cũng thi đỗ vào 1 trường ĐH(NV1) ở Hn.

Sau 2 năm học đh, tôi hiểu ra đc nhiều thứ lắm. Học hành không phải là con đường để có thể trưởng thành. Trưởng thành phải là do sự tiếp xúc và va chạm xã hội. Học vấn chỉ là 1 công cụ để ta có thể tiếp xúc với xã hội mà thôi. Không dùng công cụ này thì dùng công cụ khác...

Tôi chỉ nói thế thôi, đó là suy nghĩ của cá nhân, có gì sai sót mong đc chỉ giáo.

Hiện tại tôi vẫn đang trong quá trình trưởng thành. Đã bỏ học đc 1 năm! Cảm thấy mình cũng chả khác gì những người đã học xong ĐH: có việc làm, có tiền tiêu, có nhiều mối qh xã hội... có nhiều người yêu quý, nể trọng...

Hoang Trung Thuc
Hoang Trung Thuc
Trả lời 12 năm trước

Bạn thi rớt 1 lần, vậy lần 2 bạn thi lại đó có phải là ước mơ của mơ, là đam mê của bạn? Nếu là ước mơ của bạn là niềm đam mê của bạn vậy tại sao không theo đuổi cho đến cùng!

Tâm lý của người thi không đậu luôn tìm 1 cách nào đó để được đi học! why? tại sao lại đi học? học để làm gì? trả lời đi nhá! có thể là mưu sinh. kiếm tiền, ai trong chúng ta điều biết đc học đại học chưa chắc đã kiếm đc tiền "Kiếm tiền là 1 cuộc chời, ai nắm đc quy luật sẽ win" hay là đó là ước mơ, công việc bạn thích.....

Cho dù sao đi nữa hãy làm việc bạn thích, bạn đam mê, đừng làm vì ngừoi khác hãy theo đuổi niềm đam mê của mìnhmình xin dẫn vài dòng của của steve jobs "Một lần nữa tôi muốn nói với các bạn rằng, chúng ta không thể biết những điểm mốc có nối kết với nhau trong tương lai không, các bạn chỉ có thể biết những điều đó khi nhìn lại mà thôi.

Vì thế, các bạn hãy tin tưởng rằng, theo một cách nào nó, những điểm mốc sẽ nối kết với nhau trong tương lai của bạn. Các bạn cũng cần phải tin vào một số thứ khác như: sự quyết tâm, vận mệnh, cuộc sống, nhân quả hoặc bất cứ cái gì. Phương pháp đó chưa bao giờ làm tôi thất vọng và nó đã tạo ra những thay đổi trong cuộc sống của tôi. " "Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin.

Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phấn lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm.

Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kỳ một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ"

Tran Quynh Nhung
Tran Quynh Nhung
Trả lời 12 năm trước

Làm gì khi không đỗ đại học?
a
1. Hãy cho phép mình buồn một chút

Bạn có buồn một chút thì đó cũng là lẽ tự nhiên, không ai có thể cấm bạn buồn cả. Đặc biệt nếu kết quả không phản ánh đúng nỗ lực của bạn. Nếu cảm thấy cần thiết, bạn có thể khóc vì khóc giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

2. Giải tỏa, hãy là chính mình

Bạn hãy đối mặt với sự thật mà đừng lảng tránh. Có sao đâu, bạn vẫn là bạn đúng như một ngày trước với đầy đủ tính cách tốt đẹp. Bạn không hề thay đổi dù kết quả các kỳ thi có thế nào. Bạn cũng đã có những lúc buồn phải không? Lúc đó bạn sẽ làm gì? Hơn ai hết bạn biết điều gì có thể làm mình vui lên.

Bạn có thể bị bố mẹ mắng một chút hoặc bạn bè nhìn một cách ái ngại. Không sao, đó cũng là điều bình thường.

3. Một kỳ thi không thể quyết định cuộc đời

Không ai có thể thành công tất cả các kỳ thi kể cả vĩ nhân, quan trọng là họ vượt qua thế nào. Nhà bác học như Anhxtanh hay Thô-mát Ê-đi-sơn cũng từng bị nhận xét là nghịch ngợm và không có năng lực. Nhưng họ không bị đánh gục. Không kì thi nào có thể quyết định cuộc đời bạn, chỉ là bạn có chấp nhận điều đó hay không mà thôi. Chẳng lẽ tất cả những người trượt đại học đều thất bại và người đỗ đều thành công. Không phải vậy, bạn có rất nhiều ví dụ phải không? Vậy tại sao bạn không tự quyết định cuộc đời của mình một cách tích cực hơn.

4. Tìm người đi trước cùng cảnh ngộ

Bạn hãy tìm những người đã trượt đại học mà đang thành công để tìm kiếm những lời khuyên. Bạn lưu ý chỉ có những người đã vượt qua mới có thể giúp bạn lời khuyên thiết thực. Họ cũng đã vào hoàn cảnh của bạn bây giờ và họ đã vượt qua. Bạn không nên học những người gục ngã.

Bạn cũng có thể tìm kiếm trên mạng vô số câu chuyện giống như câu chuyện của bạn vì số người trượt đại học không ít hơn số người đỗ. Bạn sẽ nhận thấy đa phần mỗi người đều tìm được con đường của mình.

5. Lên kế hoạch cho chính mình

Bây giờ bạn cần có kế hoạch cho mình. Tuyệt đối không để mình rơi vào nhàn rỗi. Bạn cần tìm ra điểm mạnh nhất của mình. Việc chọn ngành học bao giờ cũng quan trọng vì nó sẽ là cuộc đời bạn. Bạn không thể chỉ vì để vào đại học mà chọn những ngành học mà không thực sự phù hợp. Bạn có thể tham khảo bố mẹ xem với tính cách của mình thì nên học ngành nào. Nếu bạn không thực sự xuất sắc, bạn nên quan tâm là ngành đó có nhu cầu trong xã hội hay đang quá đông người theo học không?

Ngoài ra, truyền thống gia đình cũng là điều đáng lưu ý. Nếu bạn theo nghề truyền thống, khả năng thành công của bạn sau này cũng sẽ cao hơn.

Bạn có thể chọn trong các lựa chọn sau:

- Học để thi lại: Nếu bạn thấy kết quả thi không đúng như sức học của bạn hoặc bạn bị ốm hay không thể tập trung trong kỳ thi vừa qua, ôn luyện là giải pháp tốt nhất. Rất nhiều sinh viên Châu Âu dừng học một năm để hoạt động xã hội và bạn có cơ hội làm điều này. Bạn có thể vừa ôn luyện vừa tìm một công việc xã hội mà bạn thích. Nó sẽ giúp ích cho bạn.

- Tìm một trường cao đẳng hay trung cấp: Nếu bạn không thực sự giỏi, tốt nhất bạn nên học cao đẳng hay trung cấp. Thời gian học tập của bạn sẽ nhanh hơn và sẽ chỉ tập trung vào thực hành. Rất nhiều doanh nghiệp chỉ tuyển trung cấp hay cao đẳng vì họ tin rằng các sinh viên này chịu khó và có kỹ năng tốt hơn. Bạn ra trường sớm hơn có nghĩa là sẽ có nhiều năm kinh nghiệm hơn.

- Học nghề: Nếu bạn cảm thấy chán ngấy những lý thuyết khô khan thì học nghề là lựa chọn tốt. Có thể bạn học tại một trường đào tạo nghề hoặc xin vào học việc tại các doanh nghiệp. Bạn nên nhớ là lương của thợ bậc cao bây giờ cao hơn lương của giáo sư đại học và bạn có thể tránh xa các bệnh văn phòng.

6. Tìm kiếm thông tin

Bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn nếu chịu khó tìm kiếm thông tin. Bạn hãy tìm kiếm dựa trên các từ khóa về khóa học mà bạn cho rằng sẽ phù hợp. Hãy lập bảng so sánh các thông tin mà bạn tìm được gồm: chuyên ngành, bằng cấp sẽ có, học phí, truyền thống – uy tín, thời gian học. Hãy chọn ra từ 3-5 giải pháp, không nên nhiều hơn và cũng không nên ít hơn.

Bạn không nên quá tin vào thông tin trên mạng hay những lời quảng cáo hoa mỹ, tốt nhất bạn hãy tìm khoảng ba người vẫn đang học tại nơi bạn dự định để đảm bảo có thông tin chính xác. Bạn có thể đến tận nơi và dễ dàng có được thông tin. Nên tránh những nơi kém chất lượng vì nó chỉ làm bạn thêm chán nản và thất vọng. Cần xác định mục tiêu học tập là kiến thức và kỹ năng. Mọi người thành công được là nhờ khả năng làm việc và bằng cấp chỉ là tấm vé vào cửa.

7. Thực hiện kế hoạch

Tìm hiểu kỹ các điều kiện nhập học. Bạn có thể phải làm nhiều thủ tục nên cần chuẩn bị sẵn nhiều bản công chứng các tài liệu như chứng nhận tốt nghiệp THPT, học bạ, sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân, ảnh chân dung.

Một lần nữa kiểm định lại nơi mình định học. Đáng tiếc là tại Việt Nam có nhiều nơi đào tạo kém chất lượng nên sinh viên ra trường không làm được việc. Bạn không nên lãng phí thời gian, tuổi trẻ của mình, tiền bạc của bố mẹ vào những nơi như vậy. Chắc bạn biết rất nhiều thạc sĩ ra trường không việc làm hoặc lương thấp hơn nhiều một công nhân lành nghề.

8. Quyết tâm

Khi đã chọn được một chỗ học cho mình, hãy đặt quyết tâm cao. Tương lai là do quyết định của chính bạn và hãy vui khi được là chính mình. Không bao giờ có một sự công bằng tuyệt đối trong cuộc sống. Cho dù may mắn hay kém may mắn thì bạn không thay đổi được nó. Nếu không tự quyết định được sự may mắn thì hãy tự quyết định kiến thức, kỹ năng và nghị lực của mình. Điều đó sẽ giúp bạn thành công hơn.